Giải pháp từ chính sách vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 75)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Giải pháp từ chính sách vĩ mô

3.2.1. Về môi trường pháp lý:

- Rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi, điều chỉnh hoặc loại bỏ các điều kiện không phù hợp cam kết WTO của Việt Nam và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tƣ. Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tƣ và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vƣớng mắc phát sinh.

- Xây dựng văn bản hƣớng dẫn các địa phƣơng và doanh nghiệp về lộ trình cam kết mở cửa về ĐTNN làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tƣ.

- Ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn một số nội dung chƣa rõ ràng, cụ thể tại Nghị định số 108/2006/ NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành Luật Đầu tƣ.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng các Khu kinh tế (KKT) và Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về đầu tƣ đồng bộ cơ sở hạ tầng KCN. Tổ chức triển khai Nghị định quy định về KCN, KCX, KKT sau khi đƣợc ban hành.

- Ban hành các ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trƣờng học, văn hoá, thể thao) cho ngƣời lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tƣơng thích với các luật pháp hiện hành.

- Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ trái với quy định của pháp luật. Tăng cƣờng tập huấn, phổ biến nội dung và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tƣ đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng nhƣ chính sách riêng đối với từng tập đoàn và mỗi nƣớc thành viên EU, Hoa Kỳ.

3.2.2. Về công tác quản lý nhà nước :

- Tập trung vào việc đẩy mạnh vốn giải ngân, giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện :

+ Phối hợp hỗ trợ, thúc đẩy nhanh việc giải ngân vốn đăng ký của các dự án đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, đặc biệt chú trọng đến công tác thúc đẩy triển khai các dự án quy mô vốn đầu tƣ lớn đƣợc cấp GCNĐT trong vài năm gần đây bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, về giải phóng mặt bằng .v.v. giúp cho các dự án này triển khai nhanh chóng.

+ Thƣờng xuyên phối hợp với địa phƣơng hỗ trợ giải quyết về luật pháp, chính sách, vƣớng mắc của các doanh nghiệp trong việc hình thành và hoạt động. Đồng thời, có kế hoạch nắm bắt cụ thể tình hình triển khai của các

dự án ĐTNN có quy mô vốn đầu tƣ lớn (từ khi hình thành dự án đến khi hoạt động)

- Nghiên cứu xây dựng, củng cố hệ thống quản lý thông tin ĐTNN, tiến đến dần kết nối các đầu mối quản lý đầu tƣ trong cả nƣớc địa phƣơng để đảm bảo tốt chính sách hậu kiểm.

- Theo dõi các cơ quan, ban, ngành, địa phƣơng triển khai các biện pháp nêu tại Chỉ thị số 15/2007/CT-TTG ngày 22/6/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy ĐTNN vào Việt Nam để báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ.

- Tăng cƣờng cơ chế phối hợp quản lý ĐTNN giữa Trung ƣơng với địa phƣơng và các Bộ, ngành liên quan.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp phép nhằm hƣớng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các vi phạm pháp luật. Tiếp tục rà soát các dự án để có hình thức xử lý phù hợp, hỗ trợ dự án nhanh chóng triển khai sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ. Thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ đối với các dự án không triển khai đúng tiến độ cam kết để dành quỹ đất cho các dự án mới. Chủ trì tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch đầu tƣ, quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế và tình hình sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các cam kết song phƣơng và đa phƣơng mà Việt Nam đã ký kết cho cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp và các doanh nghiệp nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Mỗi địa phƣơng cần chủ động các biện pháp trong quá trình hội nhập, có tổng kết đánh giá...

- Tổ chức hƣớng dẫn các địa phƣơng xây dựng Đề án quy hoạch phát triển KCN và phối hợp với các đơn vị nghiên cứu phƣơng án điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN cả nƣớc với biện pháp bảo vệ môi trƣờng.

- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề đình công, bãi công của công nhân trong KCN, đặc biệt là trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

3.2.3. Về thủ tục hành chính :

- Tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế „liên thông-một cửa‟ ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tƣ và quản lý đầu tƣ.

- Tăng cƣờng năng lực quản lý ĐTNN của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tƣ; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan,... nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động ĐTNN, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam.

- Nâng cao trình độ toàn diện của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tƣ và quy định mới về phân cấp quản lý ĐTNN.

3.2.4. Về kết cấu hạ tầng:

- Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc, trong đó ban hành quy chế khuyến khích tƣ nhân, đầu tƣ nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nƣớc, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tập trung thu hút vốn đầu tƣ vào một số dự án thuộc lĩnh vực bƣu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.

- Đẩy mạnh đầu tƣ vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bƣu chính- viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nƣớc ta có nhu cầu,

3.2.5. Về lao động, đào tạo nguồn nhân lực:

- Thực hiện các giải pháp nhằm đƣa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động, bao gồm: (1) Tiếp tục

hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lƣơng phù hợp trong tình hình mới; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với ngƣời sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho ngƣời lao động; (2) Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lƣơng đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.

- Triển khai các chƣơng trình, dự án hỗ trợ ngƣời lao động làm việc trong các KCN, nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của ngƣời lao động.

- Tiếp tục tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, kể cả về cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật.

- Phối hợp với các cơ quan tăng cƣờng giám sát, hƣớng dẫn triển khai Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 6/1/2006 về quy định mức lƣơng tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp ĐTNN, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp và địa phƣơng trong quá trình triển khai. Một số địa phƣơng (nhƣ Hà Nội) yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai mức lƣơng tối thiểu và phải báo cáo cơ quan quản lý Nhà nƣớc địa phƣơng về lao động trƣớc 30/8/2008, nhằm vừa kiểm tra đƣợc việc thực hiện theo Bộ Luật Lao động đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, cũng nhƣ xem xét tình hình chung về mức lƣơng để điều chỉnh cho phù hợp, cũng nhƣ việc tránh tình trạng di cƣ lao động, gây mất cân bằng...cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều lao động.

- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.2.6. Về xúc tiến đầu tư:

- Tăng cƣờng phối hợp hoạt động XTĐT giữa trung ƣơng và địa phƣơng. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật

bổ sung danh mục kêu gọi đầu tƣ phù hợp với nhu cầu đầu tƣ phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phƣơng.

- Nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp và triển khai các bộ phận XTĐT ở một số địa bàn trọng điểm. Đổi mới phƣơng thức XTĐT, chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tƣ theo dự án và đối tác trọng điểm, tiếp cận và vận động các công ty, tập đoàn lớn có thực lực về tài chính- công nghệ cao đầu tƣ vào Việt Nam. Tổ chức hiệu quả các hội thảo XTĐT ở trong và ngoài nƣớc. Nâng cao chất lƣợng trang thông tin điện tử về ĐTNN bằng một số ngôn ngữ (các thứ tiếng : Anh, Nhật, Hàn, Trung và Nga) đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ.

- Triển khai đúng tiến độ việc thực hiện Quy chế xây dựng và thực hiện Chƣơng trình XTĐT quốc gia giai đoạn 2007-2010 để có thể bắt đầu thi hành từ ngày 01/01/2998 theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ.

- Tăng cƣờng các đoàn vận động XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ) để kêu gọi đầu tƣ vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tƣ tiềm năng có nhu cầu đầu tƣ vào Việt Nam.

3.2.6. Một số vấn đề khác:

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự quản lý hoạt động ĐTNN các cấp đáp ứng nhu cầu tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

- Duy trì cơ chế đối thoại thƣờng xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tƣ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vƣớng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ và nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tƣ đối với môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tƣ mới. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc với các hiệp hội doanh nghiệp thông qua các hoạt động của Nhóm M & D, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam...

- Kiến nghị việc bổ sung vốn đối ứng của bên Việt Nam trong dự án JICA về „Tăng cƣờng năng lực điều hành hoạt động ĐTNN của Cục ĐTNN‟ để đẩy nhanh việc triển khai phục vụ công tác thu thập thông tin FDI và quản lý hoạt động XTĐT trong bối cảnh mới.

Trên cơ sở phải có ĐTNN vào Việt Nam nói chung và Hải Dƣơng nói chung, có hoạt động đầu tƣ, xây dựng nhà xƣởng, hoạt động sản xuất - kinh doanh mới có thể có đƣợc giải pháp thứ 2 sau đây, cốt lõi của Luận văn cần đặt ra:

3.3. Giải pháp nhằm chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương:

3.3.1. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính:

- Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt trong phê duyệt, cấp Giấy Chứng nhận đầu tƣ, quản lý các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, gắn với tăng cƣờng hợp tác, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật về đầu tƣ. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vƣớng mắc trong quá trình cấp và điều chỉnh Giấy Chứng nhận đầu tƣ.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tƣ và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tƣ nƣớc ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tƣ. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, các thủ tục tại địa phƣơng, đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể.

- Tăng cƣờng cơ chế phối hợp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài giữa Trung ƣơng và địa phƣơng và giữa các bộ, ngành liên quan.

- Thành lập đƣờng dây nóng tại cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ ở các cấp nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý vƣớng mắc của nhà đầu tƣ và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với nhà đầu tƣ.

Công tác cải cách hành chính ngày càng đƣợc càng cải thiện thì môi trƣờng đầu tƣ ngày càng đem lại hiệu quả mà thực chất là việc giảm bớt chi phí, thời gian công sức cho nhà đầu tƣ. Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho các dự án FDI hiện tại đã đƣợc phân cấp hoàn toàn cho địa phƣơng (chỉ còn hai cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ là UBND tỉnh và Ban quản lý dự án các KCN). Hiện tại các công việc về cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và các công đoạn phụ trợ đều đƣợc công khai minh bạch, xây dựng hệ thống ISO 9001-2000, các công đoạn phục vụ đều theo một quy trình thống nhất.

3.3.2. Giải pháp hỗ trợ triển khai thực hiện dự án đầu tư:

- Đối với các dự án đầu tƣ có yêu cầu sử dụng đất, nhà đầu tƣ liên hệ với cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền nơi thực hiện dự án để thực hiện thủ tục giao đất hoặc cho thuê đất;

- Trƣờng hợp nhà đầu tƣ đã đƣợc bàn giao đất mà không triển khai thực hiện dự án đúng thời hạn đƣợc quy định hoặc sử dụng đất sai mục đích mà không có văn bản giải trình, bổ sung, thay đổi đệ trình các cơ quan có thẩm quyền sẽ bị thu hồi lại Giấy chứng nhận đầu tƣ và mặt bằng để giao cho các dự án có nhu cầu và khả thi hơn trong đầu tƣ và sản xuất - kinh doanh;

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan của tỉnh thực hiện nghiêm túc trƣờng hợp Nhà nƣớc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng trƣớc khi giao đất hoặc cho nhà đầu tƣ thuê đất. Thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng cấp Huyện, Thành phố trực thuộc tỉnh, sao cho nhà đầu tƣ chỉ có việc nộp tiền đền bù GPMB vào Kho Bạc Nhà nƣớc tỉnh Hải Dƣơng mà không cần sự xuất hiện của chủ đầu tƣ tiếp xúc với dân, và sau đó là "chìa khoá trao tay" (giao đất cho nhà đầu tƣ triển khai đầu tƣ), có nghĩa là việc GPMB phải tiến hành khẩn trƣơng trong vòng không quá một (01) tháng kể từ ngày có Quyết định cho thuê đất. Các thành viên trong Hội đồng GPMB phải phân công công việc, phối hợp

đồng bộ, lập danh sách các hộ bị thu hồi đất, thanh toán tiền bồi thƣờng GPMB.

Đồng thời với việc GPMB, Sở Tài chính lập và trình UBND tỉnh về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)