9. Kết cấu của Luận văn
3.1. Tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI
Trong mục này, Luận văn sẽ lý giải câu hỏi tại sao cần phải thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam (tất nhiên chỉ xét yếu tố tích cực của các công nghệ đƣợc chuyển giao), thông qua tính rủi ro trong chuyển giao công nghệ nhƣ đã phân tích tại chƣơng 1, sẽ nêu lên sự cần thiết phải chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tƣ để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI.
Theo thống kê thì ở Việt Nam nói chung có đến 90% số Hợp đồng chuyển giao công nghệ đều dồn vào các doanh nghiệp có FDI, trong đó, hầu nhƣ các doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu có xu hƣớng nhập linh kiện từ nƣớc ngoài hoặc mua từ các doanh nghiệp FDI trong nƣớc, chủ yếu do sản phẩm của các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc. Vấn đề này không chỉ là thách thức đối với riêng doanh nghiệp mà còn đối với Chính phủ trong xây dựng các ngành công nghiệp vệ tinh vừa và nhỏ cho các doanh nghiệp lớn.
3.1.1. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp
Theo Tổng cục thống kê, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, 75% có công nghệ trung bình và lạc hậu. Còn theo số liệu của Bộ KH&CN qua khảo sát nhiều doanh nghiệp thuộc 7 ngành, thì máy móc thiết bị dây chuyền của Việt Nam lạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30-50%, thậm chí 38% là số máy ở dạng thanh lý, 52% đã qua bảo dƣỡng sửa chữa.
Trong từng doanh nghiệp, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, vận hành nặng nề kém hiệu quả. Trong khi đó, số doanh nghiệp có vốn dƣới 5 tỷ đồng
chiếm tới 65,45%, và doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng mới chiếm 20,89%.
3.1.2. Năng lực kỹ thuật của lao động
'Nguồn lao động của Việt Nam khá dồi dào, nhƣng trình độ tay nghề thấp, ít có thợ lành nghề, lao động lại thiếu việc làm, tác phong công nghiệp yếu, sức cạnh tranh còn kém so với thế giới. Theo thang điểm 10, Việt Nam đƣợc quốc tế đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực đạt 3,79 điểm, đứng sau Thái Lan (4,04), Philippines (4,53), Malaysia (5,73), Ấn Độ (5,76)...
Theo kết quả điều tra mà Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội tiến hành trên 120 doanh nghiệp cho thấy, tỷ lệ lao động Việt Nam có trình độ cao đẳng - đại học trở lên, hoặc trung cấp, công nhân kỹ thuật tại các doanh nghiệp nhà nƣớc lần lƣợt là 1- 0,95-4,27; các doanh nghiệp tƣ nhân là 1-0,73-3,86; các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 1-0,64-1,53. Đây là tỷ lệ khá lạc hậu so với các nƣớc trên thế giới là 1-4-10. Ngoài ra, có tới 34,59% lao động kỹ thuật phải đào tạo lại hoặc bồi dƣỡng theo kỹ năng.
Trên đây là một số nhận xét về năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam và trình độ tay nghề của nguồn lao động của Việt Nam nói chung và trong các doanh nghiệp FDI nói riêng. Nhƣ vậy, sự cần thiết phải chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam thông qua các dự án FDI là một đòi hỏi khách quan. Vấn đề là cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển giao công nghệ này?