Tình trạng sức khỏe người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 78)

Tình trạng sức khỏe Sốlượng (người) Tỷ lệ (%)

Sức khỏe tốt 12 13

Sức khỏe yếu 57 64

Sức khỏe trung bình 21 23

Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Theo kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, với số lượng 90 phiếu được phát cho

90 đối tượng là người có công trong huyện Thanh Ba, kết quả thu được như sau: Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tình trạng sức khỏe của người có công ở huyện Thanh Ba tỷ lệ người có công vẫn cảm thấy khỏe ít 13%. Đó là những người may mắn giữ được phần sức khỏe sau cuộc chiến tranh. Qua thực tế quan sát, nhiều thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người nhiễm chất độc hóa học cơ thể rất yếu, sinh hoạt phục vụ cuộc sống hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ của người thân. Chiến tranh đã qua đi nhưng cũng lấy đi biết bao xương máu của người có công trên chiến trường, những bà mẹ khóc cạn nước mắt vì mất con, thời gian trôi qua, những vết thương còn day dứt mãi mãi khiến họ thường xuyên chịu những cơn đau dày vò mỗi khi trở trời. Chính vì vậy việc chăm lo sức khỏe cho người có công với cách mạng không chỉ là vấn đề của gia đình người có công mà còn là của cả xã hội, cả cộng đồng.

4.1.4.6. Thực trạng về thu nhập

Hầu hết thu nhập hàng tháng của người có công đều dựa vào nguồn thu nhập chính từ trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước. Theo kết quả khảo sát

cho thấy, ngoài thu thập chính từ ưu đãi hàng tháng của Nhà nước, các nguồn thu nhập khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, thu nhập không đáng kể trong cuộc sống, nếu chỉ dựa vào thu nhập khác thì không đảm bảo cuộc sống cho người có công.

Bảng 4.18. Nguồn thu nhập khác của người có công với cách mạng tại huyện Thanh Ba

Nguồn thu nhập khác Số lượng ( người) Tỉ lệ (%)

Công nhân viên chức, cán bộ nghỉ hưu 5 5

Kinh doanh buôn bán 4 4,5

Làm thuê 4 4,5

Sản xuất nông nghiệp 27 30

Không làm gì 50 56

Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Kết quả khảo sát cho thấy 50/90 người chiếm 56% người có công không có nguồn thu nhập nào khác ngoài các khoản trợ cấp. Do tuổi tác cao, sức khỏe lại yếu, không có trình độ chuyên môn nên hầu hết người có công thường sống phụ thuộc vào các khoản trợ cấp của nhà nước, đặc biệt là những thương, bệnh

binh và bà mẹ Việt Nam anh hùng.

4.1.4.7. Thực trạng về việc làm

Qua kết quả khảo sát cho thấy vấn đề viêc làm của người có công với cách mạng phản ánh phù hợp với tình trạng sức khỏe và nguồn thu nhập khác của họ. Chỉ 10% người có công có công việc ổn định, thường xuyên, đó là một số thương binh sau chiến tranh được giữ các chức vụ công tác trong chính quyền, đoàn thể, địa phương hoặc thân nhân liệt sỹ có công ăn việc làm ổn định. 34% người có công với cách mạng chủ yếu làm nông nghiệp nên chỉ mạng tính thời vụ, hết mùa vụ lạ nhàn rỗi. Số còn lại không có việc làm do tuổi cao, sức yếu, bệnh nặng hoặc do thương tích của chiến tranh nên mất khả năng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 78)