Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách đối với người có công
4.2.2. Phân cấp phân quyền trong tổ chức thực thi chính sách
Cấp trung ương
Thiết kế chính sách Ban hành chính sách Kiểm tra, giám sát, quản lý thực thi
chính sách ở cấp địa phương
Cấp tỉnh
Triển khai và chỉ đạo cấp huyện thực thi
chính sách do cấp trung ương ban hành
Ban hành chính sách
của Tỉnh (sửa đổi, bổ sung trên nền chính sách của trung ương hoặc thiết kế chính sách mới do yêu cầu về ưu đãi NCC
Kiểm tra, giám sát và quản lý thực thi
chính sách đối với cấp huyện và xã
Cấp huyện
Thực thi chính sách
ưu đãi NCC trên địa bàn huyện
Chỉ đạo cấp xã thực thi
chính sách ưu đãi NCC
Giám sát, kiểm tra thực thi chính sách
ưu đãi NCC trên địa bàn xã
Cấp xã
Triển khai thực thichính sách ưu đãi NCC trên đại bàn xã
Sơ đồ 4.1. Phân cấp trong xây dựng và thực thi chính sách NCC
Trong quá trình thực thi chính sách NCC cần phải thiết lập được hệ thống
tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ thực thi chính sách chuyên nghiệp, đáp ứng được
yêu cầu quản lý và mục tiêu chính sách. Việc phân công phân cấp tốt, khoa học thì quá trình thực thi sẽ thống nhất, thông suốt và giúp cho công tác giám sát, đánh giá được dễ dàng và chính xác hơn. Theo khảo sát nghiên cứu cho thấy sự
phân công, phối hợp thực thi chính sách NCC trên địa bàn huyện Thanh Ba theo
cả chiều dọc và chiều ngang. Phân công theo chiều dọc ở đây là sự phân công, phân cấp theo các cấp độ quản lý Nhà nước để thực thi chính sách (từ trên xuống) từ cấp Trung ương (Chính phủ, Nhà nước) rồi đến cấp tỉnh, huyện (UBND, HĐND, Sở LĐTBXH…) và cấp xã.
Tổ chức thực thi chính sách đối với NCC huyện Thanh Ba được tổ chức thành 04 cấp, cơ quan chỉ đạo là UBND huyện tham mưu giúp việc trực tiếp cho
huyện là phòng LĐTB&XH huyện, trực tiếp thực hiện việc tổ chức triển khai
thực thi chính sách là UBND các xã, thị trấn.
Sơ đồ 4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức thực thi chính sách Người có công
• UBND huyện Thanh Ba
Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
hoạt động thực thi chính sách đối với NCC trong phạm vi địa phương, có những
nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Xây dựng, phê duyệt và tổ chức chương trình thực thi chính sách NCC
trên địa bàn huyện;
Quyết định hình thức hỗ trợ từ kinh phí thực thi chính sách NCC địa
phương cho các nội dung hoạt động phục vụchính sách ưu đãi đối với NCC;
• Theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ về
công tác tổ chức thực thi chính sách người có công tại địa phương. Tổ chức kiểm
UBND huyện Lao động thương binh và xã hội UBND xã, Thị trấn Người có công BHXH huyện
tra, thanh tra, giải quyết kiếu nại, tố cáo trong các hoạt động thực thi chính sách
NCC trên địa bàn huyện;
• Phòng Lao đông thương binh và xã hội – Bảo Hiển xã Hội huyện Thanh Ba;
• Tham mưu cho UBND huyện xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án
và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thực thi chính sách NCC và tổ
chức thực thi sau khi được phê duyệt;
• Trực tiếp thực hiện các hoạt động đối với chính sách NCC theo chương
trình, kế hoạch, đềán được giao;
• Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chếđộ chính sách đối với NCC tại địa phương;
• Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với hoạt động thực thi chính sách
NCC cấp xã trên địa bàn huyện;
• Thực hiện chế độ cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng theo yêu cầu của Sở LĐTB&XH và
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• UBND các Xã, thị trấn;
• Trực tiếp thực hiện các hoạt động thực thi chính sách đối với NCC theo
chương trình, kế hoạch, đềán được giao;
• Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chếđộ chính sách đối với NCC tại địa phương;
• Thực hiện chế độ cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ thực thi chính sách đối với NCC theo yêu cầu;
• Người có công: Thụ hưởng chính sách ưu đãi đồng thời là người đánh
giá mức độ hài lòng trong công tác thực thi chính sách ở cấp cơ sở đã đúng, đầy đủ và kịp thời hay chưa.
Trách nhiệm và nhiệm vụ thực thi chính sách NCC của các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện Thanh Ba đặc biệt là hai cơ quan LĐTBXH và BHXH được phân định rõ ràng và biệt lập. Tuy vậy, với đặc điểm của chính sách NCC đôi khi khó có thể phân định rõ ràng ở một số vấn đề, nên việc phân chia quá rõ ràng
khiến cho việc tổng hợp, thống kê, đánh giá kết quả và hiệu quả của chính sách
gặp nhiều khó khăn. Tổ chức thực thi chính sách NCC chịu sự chi phối của nguyên tắc quản lý ngành, lĩnh vực (cơ quan chuyên môn) và quản lý địa phương
(lãnh thổ của tỉnh). Do vậy để thực hiện tốt các chương trình, chính sách NCC thì
cầncó sự gắn kết và chung tay của các cơ quan chức năng.
Theo sơ đồ cho thấy: Vấn đề cần xem xét về năng lực phối hợp giữa các bên có liên quan trong việc triển khai các hoạt động đã đề ra chính sách NCC
trên địa bàn huyện Thanh Ba gồm: Mức độ tổ chức áp dụng chính sách, quy
định; Mức độ áp dụng các chính sách, quy định; Mức độ hoàn thành báo cáo, yêu cầu; Chế độ giám sát và đánh giá các bên liên quan. Trong đó, mức độ áp dụng các chính sách, quy định của các bên liên quan khi phối hợp triển khai là chưa tốt, bị đánh giá là yếu trong các vấn đề đánh giá. Đây là thực tế khi có sự phối hợp của nhiều bên liên quan trong khi mỗi bên lại có những cách thực hiện, quy định khác nhau. Do đó khi thực hiện, áp dụng chính sách, quy định thì dễ gặp khó khăn. Các vấn đề còn lại được đánh giá ở mức trung bình. Do vậy cần có
những thay đổi để nâng cao hiệu quả trong phối hợp tổ chức, triển khai thực thi
chính sách NCC cho người dân.
Quá trình thực thi chính sách NCC trên địa bàn huyện Thanh Ba, các cơ quan có liên quan, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung trong chương trình, chính sách đã có sự bàn bạc, thống nhất nội dung và nhiệm vụ của mỗi bên trước khi thực hiện. Trách nhiệm và hoạt động của mỗi bên được quy định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên đôi khi lại dẫn đến tình trạng cơ quan nào biết việc của cơ quan ấy. Đây là một hạn chế trong việc thực thi có hiệu quả các chính sách NCC. Việc thực hiện xét duyệt, quản lý và chi trả chế độ trợ cấp hàng
tháng cho đối tượng NCC là trách nhiệm của ngành LĐTBXH, nhưng việc thực
hiện cấp thẻ BHYT lại là của ngành Bảo hiểm xã hội. Do đó để công tác thực thi chính sách NCC đạt hiệu quả cao nhất thì cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH và LĐTBXH dưới sự quản lý chỉ đạo của UBND huyện.