Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách người có công ở nước ta

2.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người có công

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách người có công

2.1.4.1. Chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước

Chủ trương chính sách người có công, hành lang pháp lý để thực thi chính

sách ưu đãi người có công đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức

triển khai thực thi vẫn còn một số hạn chế và bất cập,công tác chăm sóc người có

công vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là:về mức chuẩn để tính trợ cấp còn

thấp so với nhu cầu thực tiễn đời sống xã hội của người có công đã được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Một số chính sách ưu đãi, như hỗ trợ nhà ở, việc làm cho người có công còn chưa đáp ứng được nhu cầu; việc tìm kiếm và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin chưa đáp ứng được mong mỏi của thân nhân liệt sĩ; một bộ phận nhỏ người có công vẫn chưa được xác nhận và thụ hưởng các chế độ ưu đãi.

Bộ thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa hợp lý và chặt chẽ.

2.1.4.2. Phân cấp phân quyền trong tổ chức thực thi chính sách

Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện: Thực thi chức năng chỉ đạo, quản lý

nhà nước đối với hoạt động thực thi chế độ chính sách người có công. Tổ chức

kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiếu nại, tố cáo trong các hoạt động thực thi chính

sách người có công trên địa bàn địa phương;

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp quân/huyện: Là đơn vị trực tiếp tổ chức triển khai thực thi các hoạt động chính sách người có công tới các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

2.1.4.3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực thi chính sách đối với người có công

• Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi

Để có thể kiểm soát việc thực thi của cơ sở chính quyền huyện Thanh Ba

đã thu thập thông tin phản hồi về sự thực thi chính sách thông qua các nguồn:

Thu thập thông tin qua báo cáo từ cơ sở: Thông tin về thực thi chính

sách ưu đãi NCC được tổng hợp từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú

báo cáo UBND tỉnh (qua SởLao động TB&XH); sau đó Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm theo dõi, đánh giá, định kỳ báo cáo Bộ Lao động TB&XH về công tác thực thi chính sách người có công tại địa phương.

Thu thập thông tin phản hồi từ cán bộ tổ chức thực thi: Trong quá trình triển khai thực thi chính sách phòng Lao động Thương binh và Xã hội thường

xuyên đôn đốc, cử cán bộ của phòng theo dõi quá trình triển khai các chế độ

chính sách ưu đãi ở cấp cơ sở.

Thu thập thông tin qua hội nghị, hội thảo: Hàng năm Sở Lao động

Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị, hội thảo để tiếp thu ý kiến phản ánh của

các huyện đồng thời tranh thủđược ý kiến chỉ đạo từ cấp trên. Qua các hội nghị, hội thảo nhiều ý kiến đã được tiếp thu để cơ quan quản lý tổng hợp sửa đổi bổ

sung chính sách đáp ứng với điều kiện thực tế.

• Kiểm soát, đánh giá sự thực hiện chính sách

Hoạt động thực thi chính sách đối với NCC luôn được sựgiám sát trước

tiên là của phòng LĐTB&XH huyện và Sở LĐTB&XH tỉnh với vai trò là cơ

quan quản lý nhà nước thường tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ kiểm tra trong

thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công. Ngoài ra còn có những đợt

kiểm tra, giám sát do Hội đồng nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh; Kiểm toán nhà

nước. Bên cạnh công tác kiểm tra công tác đánh giá chính sách luôn được coi

trọng, hàng năm Sở LĐTB&XH tỉnh đều tổ chức các hội nghị tổng kết nhằm

đánh giá kết quảsau 01 năm triển khai thực thi chính sách đối với người có công

đồng thời cũng là đợt tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động thực thi chính sách NCC trên địa bàn năm sau luôn tốt hơn năm trước.

2.1.4.4. Năng lực của tổ chức,cán bộ thực thi chính sách

Năng lực của cán bộ thể hiện ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ở khả năng giao tiếp, ở phẩm chất đạo đức của họ. Một người cán bộ thực sự đòi hỏi không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có các kỹ năng giao tiếp, truyền đạt tốt mà còn phải có phẩm chất đạo đức kiên trì, nhẫn nại, cần cù, có lòng nhiệt tình tận tâm với công việc. Đây là những yếu tố cần thiết, quan trọng của một người

làm công tác lao động thương binh xã hội... Người cán bộ lao động thương binh

xã hội không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nếu thiếu đi một trong những yếu tố này.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực và sự tận tình của cán bộ chuyên môn và do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các hoạt động thực thi chính sách người có công. Các chế độ đãi ngộ lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội,… cho cán bộ chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, đến cuộc sống sinh hoạt của bản thân gia đình họ. Nếu những đãi ngộ này hợp lý góp phần đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình thì nó sẽ tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn tập trung hết mình vào công việc, ngược lại nếu mức đãi ngộ không thỏa đáng không những người cán bộ chuyên

môn không chuyên tâm, nhiệt tình vào công việc, gây nên sự lãng phí nguồn năng lực hiện có mà hiệu quả công việc không cao.

2.1.4.5. Đối tượng người có công

Đối tượng người có công, thân nhân người có công:

Khi đáp ứng nguyện vọng của những người có công bằng cách đơn giản hoá

thủ tục, hồ sơ thì mặt trái của nó là một số trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận là người có công đã lợi dụng chính sách để khai man, gian lận hồ sơ

để hưởng chế độ, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội,gây thất thoát ngân sách

nhà nước không thu hồi được.

Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức của nhân dân về chính sách Đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, chăm sóc người có công và thân nhân người có

công ngày càng nâng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 39)