Định hướng và giải pháp tăng cường thực thi chính sách đối với người có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 92)

SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH BA 4.3.1. Định hướng tăng cường thực thi chính sách đối với người có công huyện Thanh Ba

Thứ nhất, đảm bảo thi hành nghiêm Pháp lệnh ưu đãi và các văn bản về chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng. Việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách ưu đãi Người có công là sự biểu hiện các quyền lực của nhà nước trong thực tế, là sự tôn trọng quyền dân chủ đại diện

cho nhân dân.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền, các đoàn thể thường xuyên đôn đốc, kiểm tra sát sao việc triển khai thực

thi chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng. Đổi mới công tác quản lý và

thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với Cách mạng phải hướng vào mục

tiêu làm sao cho các đối tượng cũng như xã hội thực thi nghiêm pháp luật Người có công với cách mạng.

Thứ ba,tổ chức xét duyệt hồ sơ chặt chẽ, dân chủ, thông báo rộng rãi công khai để trưng cầu ý kiến đóng góp của nhân dân, huy động sự vào cuộc của cộng đồng dân cư tham gia vào việc xét duyệt thẩm định đối tượng trước khi hưởng chế độ để tránh hạn chế các sai phạm đồng thời tránh bỏ sót.

Thứ tư, thực thi đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách ưu đãi đối với người

có công với cách mạng và thân nhân của họ, đảm bảo mọi chế độ, chính sách và

trợ cấp được giải quyết đúng, đủ, kịp thời, đến tận tay đối tượng.

Thứ năm, thực thi rà soát và giải quyết dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng; đồng thời giải quyết kịp thời các hồ sơ mới phát sinh tại cơ sở. Thẩm định hồ sơ đảm bảo đúng quy trình quy định.

Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức,

triển khai thực thi chính sách cho các đối tượng người có công trên địa bàn, nắm

bắt tình hình dư luận, kịp thời phát hiện và uốn nắn, chấn chỉnh những sai phạm, tránh tệ phiền hà sách nhiễu gây mất niềm tin trong nhân dân.

4.3.2. Giải pháp tăng cường thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Ba thời gian tới

4.3.2.1. Tăng cường tuyên truyền thay đổi nhận thức trong thực thi chính sách người có công

Đây là giải pháp mang ý nghĩa cơ bản và lâu dài. Để chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng được thực thi hiệu quả, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải đặc biệt quan tâm coi trọng. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm mở rộng nhận thức, nâng cao hiểu biết về chủ trương của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan đến chính sách ưu đãi người có công để mọi cán bộ và nhân dân hiểu rõ, tạo sự đồng thuận, làm chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn huyện.

Trong điều kiện hệ thống chính sách pháp luật người có công với cách mạng chưa hoàn thiện, thường xuyên sửa đổi, bổ sung, thay thế… Việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi công khai các chế độ chính sách là một việc làm cần thiết: giúp cho bản thân Người có công biết được đầy đủ quyền lợi của mình, tránh những thắc mắc, đòi hỏi không hợp lý. Tuyên truyền rộng rãi các chế độ

chính sách còn giúp cho người dân phát hiện ra những trường hợp còn tồn sót và đồng thời cũng thông qua đó giúp cho việc giám sát tình hình thực hiện ở cơ sở.

Thông qua tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, giúp cho người dân thêm tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, tiếp tục phát huy truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa” trong cuộc sống.

Mỗi cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội từ huyện đến

xã phải tích cực nghiên cứu, học hỏi để trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong việc thông tin, phổ biến, giải thích về chế độ chính sách, giúp cho chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Ngoài việc tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách, cần phối hợp với địa phương nêu gương người có công và thân nhân người có công tiêu biểu vươn

lên trong cuộc sống, biểu dương các điển hình về chăm sóc, giúp đỡ Người có công cách mạng để giáo dục tinh thần yêu nước, nêu gương sáng cho thế hệ trẻ trong tình hình mới.

Việc tuyên truyền phải được thực hiện đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức để có sức lan tỏa cao, không nhàm chán và đạt hiệu quả. Như tuyên truyền

trên hệ thống truyền thanh; phổ biến tại các hội nghị; thông báo tại trụ sở ủy ban, tại điểm văn hóa; kẻ vẽ khẩu hiệu, pano, áp phích, tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm về chính sách…

Để làm tốt nội dung này chính quyền các cấp cần đầu tư, huy động thêm nguồn lực để tăng cường thêm về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tuyên truyền.

4.3.2.2. Tăng cường nguồn lực tài chính, nâng cao chất lượng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

Thực trạng người có công trên địa bàn huyện Thanh Ba còn gặp nhiều khó

khănvề nhà ở, việc làm... Tiếp tục duy trì đẩy mạnh xã hội hóa sự ủng hộ của các

tổ chức cá nhân trên địa bàn huyện, vận động các tổ chức, cá nhân, con em xa quê

có lòng hảo tâm đóng góp ủng hộ nguồn xây dựng nhà tỉnh nghĩa cho người có

công, công trình nghĩa trang liệt sĩ, hỗ trợ đào tạo, dậy nghề giải quyết việc làm người có công và thân nhân của họ góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

4.3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan và cấp ủy, chính quyền địa phương

Là cơ quan giữ vai trò trung tâm trong việc thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với Cách mạng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của huyện ủy, Ủy ban

nhân dân huyện sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương

binh và Xã hội tỉnh, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải thường xuyên duy trì mối quan hệ phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các ngành có liên quan để thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi mà Nhà nước dành cho Người có công với cách mạng:

Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tín chấp cho vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh đối với hộ gia đình, cá nhân người có công.

Phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo xác nhận và giải quyết chế độ trợ

cấp ưu đãi, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, thực hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo nghề.

Phối hợp với Bảo hiểm xã hội và ngành y tế trong việc cấp thẻ bảo hiểm tế, miễn giảm viện phí khi khám chữa bệnh và tổ chức khám chữa bệnh miễn phí

hàng năm cho đối tượng người có công.

Ngoài ra còn phối hợp với các ngành, đoàn thể thực thi chính sách ưu tiên,

cho Người có công và thân nhân có cơ hội tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi giáo dục, tạo thuận lợi cho con em Người có công tham gia học nghề và tiếp cận với cơ hội tìm kiếm việc làm.

Thông qua các tổ chức đoàn thể nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Người có công với cách mạng, kịp thời phản ánh kiến nghị với cơ quan chức năng sửa đổi bổ sung để hệ thống chính sách được hoàn thiện và hoàn thiện.

Thường xuyên phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để

giám sát hoạt động thực thi chính sách ở cơ sở. Tham mưu cho huyện ủy, Ủy ban

nhân dân huyện có biện pháp chỉ đạo kịp thời trong việc lãnh đạo thực thi chính

sách an sinh xã hội ở địa phương của cấp ủy, chính quyền. Khen thưởng động viên kịp thời những cá nhân đơn vị thực hiện tốt đồng thời xử lý nghiêm minh những nơi có biểu hiện lơ là, buông lỏng công tác quản lý.

4.3.2.4. Đổi mới công tác quản lý, nâng cao vai trò, trách nhiệm

Để công tác quản lý Người có công với cách mạng mang lại hiệu quả cao, việc đổi mới phương thức quản lý là một đòi hỏi hết sức cần thiết đặc biệt là đối

với nước ta hiện nay đang trong quá trình triển khai, thực hiện.Với phương thức

quản lý thống nhất, đồng bộ đến cơ sở sẽ góp phần giúp cho việc thực thi chính sách hiệu quả hơn, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm.

Để nhanh chóng hòa nhập, kết nối cơ sở dữ liệu khi ban hành thống nhất hệ

thống quản lý Người có công với cách mạng, huyện cần chủ động từng bước

thống kê, rà soát các đối tượng trong diện quản lý, sưu tầm các tài liệu lưu trữ có liên quan tại các đơn vị để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự điều hành chính quyền các cấp, sự

phối hợp của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong việc quản lý, giám sát

việc thực thi pháp lệnh Người có công với cách mạng. Trong đó đặc biệt coi

trong vai trò của Hội cựu chiến binh, các tổ chức chính trị xã hội những người đã từng tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Rà soát hồ sơ, áp dụng các nghiệp vụ chuyên môn, để những người có công cách mạng được hưởng đúng những gì họ cống hiến và đưa ra khỏi diện thụ hưởng chính sách những trường hợp chưa thực sự đúng.

Cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội huyện và các xã, thị trấn phải tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực thực tiễn để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công việc. Đồng thời phải

luôn trau dồi tư cách, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong thực thi nhiệm vụ, đảm

bảo các chế độ chính sách của Nhà nước được thực thi đầy đủ đối với người và

gia đình có công với cách mạng.

Thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm tổ chức, cá nhân, nhất

là trách nhiệm người đứng đầu. Tiếp tục chỉ đạo, chấn chỉnh, những tổ chức, cá

nhân, những nơi làm còn chậm, thiếu trách nhiệm để người được thụ hưởngphải

chờ đợi, đi lại nhiều lần, trong khi đó những người khai man, dối trá lại được tiếp tay để được thụ hưởng, tạo tâm lý bức xúc, thiếu niềm tin trong dân.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ để phù hợp với yêu cầu. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ công chức tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

Ngoài việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cũng thường xuyên cung cấp tài liệu trao đổi thông tin để mỗi cán bộ tự nghiên cứu, học hỏi. Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc tu dưỡng và giữ gìn phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cũng phải thường xuyên coi trọng.

Các xã, thị trấn cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác lao động thương binh và xã hội có phẩm chất, đạo đức và năng lực trình độ chuyên môn, toàn tâm, toàn ý phục vụ công tác; hiểu biết đầy đủ chính sách, chế độ đối với người có công. Bố trí ổn định để tích luỹ kinh nghiệm, nắm chắc đối tượng, nhằm theo dõi

và thực thi tốt hơn đối với các đối tượng chính sách.

Tạo môi trường làm việc lành mạnh, dân chủ trong cơ quan thông qua việc ban hành và thực hiện quy chế làm việc cụ thể, công khai. Động viên mỗi cán bộ

công chức phát huy hết khả năng của mình đóng góp cho tập thể.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ công chức, kiểm tra việc thực

thi chính sách theo tiến độ đề ra, giải quyết chế độ chính sách kip thời, đúng đối tượng, không đẻ lặp lại việc xảy ra những trường hợp làm sai, thụ hưởng chính sách không đúng đối tượng. Tích cực giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị của cử tri, phát huy tinh thần, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia

thực thi và giám sát thực thi chính sách.

Có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, khen thưởng kịp thời để cán bộ công chức yên tâm công tác cống hiến cho ngành và ngăn chặn những tiêu cự có thể xảy

4.3.2.5. Tăng cường khai thác cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong tiềm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ và quản lý đối tượng người có công

Thực thi tốt việc khai thác cơ sở dữ liệu báo tin mộ liệt sĩ, tìm kiếm mộ

liệt sĩ,xác định danh tính hài cốt liệt sĩ nhằm quy tập mộ liệt sĩ về quê hương

Việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng người có công rât quan trọng. Đối tượng người có công trên địa bàn các xã, thị trấn lớn, chế độ chính sách nhiều. Hiện nay việc đồng bộ dữ liệu người có công mới thực

thi tới cấp huyện nên việc theo dõi quản lý đối tượng tại các xã, thị trấn còn gặp

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Thực thitốt các chính sách đối với người có công là trách nhiệm của Đảng,

Nhà nước và nhân dân ta; điều đó góp một phần quan trọng trong việc nâng cao

đời sống, vật chất, tinh thần và giảm bớt những khó khăn đối với những gia đình thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ và những người có công với cách mạng; những người đã hy sinh xương máu vì nền độc lập tự do của dân tộc.

Mặc dù trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính Phủ luôn quan tâm bổ

sung, sửa đổi, hoàn thiện, thể chế hoá chính sách đối với người có công; các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân đã tích cực tham gia vào việc đền ơn đáp nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi để người có công vượt qua khó khăn ổn định cuộc

sống, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhưng chúng

ta vẫn chứng kiến biết bao người có công còn phải vật vã đối mặt với những khó

khăn trong cuộc sống.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận đánh giá đúng về thực trạng việc

thực thi chính sách đối với người có công nói chung và người có công trên địa

bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Qua nghiên cứu và khảo sát thực trạng thực thi chính sách người có công

trên địa bàn huyện Thanh Ba cho thấy hệ thống văn bản đã được các cơ quan chức

năng ban hành phổ biến đầy đủ cho các đối tượng quản lý cũng như đối tượng được hưởng các chế độ chính sách người có công. Ngoài ra khi các văn bản chế độ

chính sách người có công thay đổi huyện đềutổ chức tập huấn hướng dẫn cán bộ

thực thi chính sách người có công thi hành các văn bản, pháp lệnh người có công theo đúng quy định hiện hành. Bộ máy tổ chức thực thi chính sách người có công

được thiết lập một cách rõ ràng, đã phân công nhiệm vụ cho cácđơn vị chịu trách

nhiệm quản lý và thực thi chính sách. Các chế độ ưu đãi của từng đối tượng người

có công đều được thực thi tương đối đầy đủ, chính xác, đảm bảo kịp thời đúng

người và đúng đối tượng được hưởng. Tuy nhiên vẫn còn một số cấp ủy, chính

quyền ở xã, thị trấn có lúc chưa thực sự quan tâm đến thực thi chính sách đối với

người có công dẫn đến việc triển khai và thực thi chính sách còn chậm, công tác

tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được vai trò của các tổ chức

Thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Thanh Ba chịu ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)