Tổng hợp đối tượng thân nhân liệt sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 74)

Đơn vị: người

Xã TT Số thân nhân

liệt sĩ Xã TT Số thân nhân liệt sĩ

TT Thanh Ba 27 Xã Ninh Dân 27

Xã Chí Tiên 27 Xã Phương Lĩnh 10

Xã Đại An 15 Xã Quảng Nạp 8

Xã Đỗ Sơn 38 Xã Sơn Cương 11

Xã Đỗ Xuyên 48 Xã Thái Ninh 7

Xã Đông Lĩnh 20 Xã Thanh Hà 12

Xã Đông Thành 38 Xã Thanh Vân 13

Xã Đồng Xuân 18 Xã Thanh Xá 7

Xã Hanh Cù 12 Xã Vân Lĩnh 3

Xã Hoàng Cương 6 Xã Võ Lao 8

Xã Khải Xuân 31 Xã Vũ Yển 12

Xã Lương Lỗ 33 Xã Yển Khê 34

Xã Mạn Lạn 19 Xã Yên Nội 16

Xã Năng Yên 8 Tổng 508

Theo số liệu thống kê năm 2017 của phòng Lao động Thương binh và xã

hội huyện Thanh Ba toàn huyện có 511 đối tượng thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng chiếm 20,59% đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng của huyện.

Theo kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, với số lượng 30 phiếu được phát cho

30 đối tượng là thân nhân liệt sỹ thuộc 05 xã trên địa bàn huyệnkết quả thu được

như sau:

Bảng 4.14. Tình hình thực thi các chếđộưu đãi đối vơi thân nhân liệt sĩ Các chế độ ưu đãi được hưởng Số lượng Tỷ lệ %

Trợ cấp hàng tháng 30 100

Cấp thẻ Bảo hiểm y tế 30 100

Điều dưỡng luân phiên 30 100

Hỗ trợ về nhà ở 6 20

Hỗ Trợ quà, lễ tết, ưu đãi học tập vay vốn 30 100

Hỗ trợ tặng sổ tiết kiệm 6 20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua kết quả khảo sát ta thấy được 100% đối tượng thân nhân liệt sỹ trên địa bàn huyện đều được nhận trợ cấp hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế và thực

hiện điều dưỡng luân phiên theo pháp lệnh ưu đãi người có công quy định.Về chế

độ hỗ trợ sửa chữa và xây mới nhà ở chiếm 20% không phải do không được quan tâm hỗ trợ mà căn cứ vào tình hình thực tế đối tượng đề nghị sửa chữa và xây mới để thực hiện hỗ trợ theo quy định. 30/30 đối tượng người có công được hỏi đều được hưởng các chế độ chính sách khác như vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế đất.

Qua kết quả phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo xã và cán bộ LĐTBXH xã,

thị trấn 100% đối tượng người có công nói chung và đối tượng thân nhân liệt sỹ nói riêng đều được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi người có công theo pháp lệnh ưu đãi người có công đang thực thi.

4.1.4.4. Thực trạng thực thi chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Theo số liệu thống kê năm 2017 huyện Thanh Ba có 702 người đang hưởng trợ cấp hàng tháng chiếm 28,29% tổng số đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng cụ thể như sau:

Bảng 4.15. Tổng hợp đối tượng người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻngười HĐKC vị nhiễm chất độc hóa học

Đơn vị: người

Xã TT Số người bị nhiễm

CĐHH Xã TT Số người bị nhiễm CĐHH

Thị trấn Thanh Ba 51 Xã Ninh Dân 38

Xã Chí Tiên 16 Xã Phương Lĩnh 24

Xã Đại An 8 Xã Quảng Nạp 8

Xã Đỗ Sơn 17 Xã Sơn Cương 6

Xã Đỗ Xuyên 24 Xã Thái Ninh 19

Xã Đông Lĩnh 24 Xã Thanh Hà 27

Xã Đông Thành 48 Xã Thanh Vân 24

Xã Đồng Xuân 27 Xã Thanh Xá 25

Xã Hanh Cù 24 Xã Vân Lĩnh 19

Xã Hoàng Cương 15 Xã Võ Lao 48

Xã Khải Xuân 14 Xã Vũ Yển 18

Xã Lương Lỗ 61 Xã Yển Khê 39

Xã Mạn Lạn 11 Xã Yên Nội 40

Xã Năng Yên 27 Tổng 702

Nguồn:Báo cáo tổng hợp Phòng LĐTBXH (2017)

Theo kết quả khảo sát thực tế bằng bảng hỏi, với số lượng 17 phiếu được

phát cho 17 người, kết quả thu được như sau:

Bảng 4.16. Tình hình thực thi các chếđộưu đãi đối với người HĐKC và con đẻ bị nhiễm CĐHH

Các chế độ ưu đãi được hưởng Số lượng (người) Tỷ lệ %

Phụ cấp hàng tháng 17 100

Cấp thẻ Bảo hiểm y tế 17 100

Điều dưỡng hàng năm 17 100

Hỗ trợ về nhà ở 3 17,65

Hỗ trợ quà lễ, tết, ưu đãi học tập, vay vốn 17 100

Hỗ trợ tặng sổ tiết kiệm 2 11,76

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua kết quả khảo sát ta thấy được các chế độ ưu đãi đối với người HĐKC và con đẻ bị nhiễm CĐHH đều được thực thi đầy đủ và chính xác bên cạnh các

chế độ như phụ cấp hàng tháng, được cấp thẻ BHYT, điều dưỡng luân phiên, nhận quà của các cấp các ngành nhân dịp lễ tết ... Đối với các gia đình có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở các chế độ chính sách khác như miễn giảm thuế đất, ưu đãi giáo dục... thì đều được hỗ trợ

4.1.4.5. Thực trạng về sức khỏe

Người có công với cách mạng là những người đã trải qua những năm tháng gian khổ, hầu hết tuổi đã cao, có những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã trên 85 tuổi. Cuộc sống của người có công đều trải qua biết bao thăng trầm, mất mát, hy sinh nên sức khỏe của họ cũng giảm sút nhiều, điều này ảnh hưởng đến đời sống của họ.

Bảng 4.17. Tình trạng sức khỏe người có công

Tình trạng sức khỏe Sốlượng (người) Tỷ lệ (%)

Sức khỏe tốt 12 13

Sức khỏe yếu 57 64

Sức khỏe trung bình 21 23

Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Theo kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, với số lượng 90 phiếu được phát cho

90 đối tượng là người có công trong huyện Thanh Ba, kết quả thu được như sau: Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tình trạng sức khỏe của người có công ở huyện Thanh Ba tỷ lệ người có công vẫn cảm thấy khỏe ít 13%. Đó là những người may mắn giữ được phần sức khỏe sau cuộc chiến tranh. Qua thực tế quan sát, nhiều thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người nhiễm chất độc hóa học cơ thể rất yếu, sinh hoạt phục vụ cuộc sống hoàn toàn phải dựa vào sự giúp đỡ của người thân. Chiến tranh đã qua đi nhưng cũng lấy đi biết bao xương máu của người có công trên chiến trường, những bà mẹ khóc cạn nước mắt vì mất con, thời gian trôi qua, những vết thương còn day dứt mãi mãi khiến họ thường xuyên chịu những cơn đau dày vò mỗi khi trở trời. Chính vì vậy việc chăm lo sức khỏe cho người có công với cách mạng không chỉ là vấn đề của gia đình người có công mà còn là của cả xã hội, cả cộng đồng.

4.1.4.6. Thực trạng về thu nhập

Hầu hết thu nhập hàng tháng của người có công đều dựa vào nguồn thu nhập chính từ trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước. Theo kết quả khảo sát

cho thấy, ngoài thu thập chính từ ưu đãi hàng tháng của Nhà nước, các nguồn thu nhập khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, thu nhập không đáng kể trong cuộc sống, nếu chỉ dựa vào thu nhập khác thì không đảm bảo cuộc sống cho người có công.

Bảng 4.18. Nguồn thu nhập khác của người có công với cách mạng tại huyện Thanh Ba

Nguồn thu nhập khác Số lượng ( người) Tỉ lệ (%)

Công nhân viên chức, cán bộ nghỉ hưu 5 5

Kinh doanh buôn bán 4 4,5

Làm thuê 4 4,5

Sản xuất nông nghiệp 27 30

Không làm gì 50 56

Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Kết quả khảo sát cho thấy 50/90 người chiếm 56% người có công không có nguồn thu nhập nào khác ngoài các khoản trợ cấp. Do tuổi tác cao, sức khỏe lại yếu, không có trình độ chuyên môn nên hầu hết người có công thường sống phụ thuộc vào các khoản trợ cấp của nhà nước, đặc biệt là những thương, bệnh

binh và bà mẹ Việt Nam anh hùng.

4.1.4.7. Thực trạng về việc làm

Qua kết quả khảo sát cho thấy vấn đề viêc làm của người có công với cách mạng phản ánh phù hợp với tình trạng sức khỏe và nguồn thu nhập khác của họ. Chỉ 10% người có công có công việc ổn định, thường xuyên, đó là một số thương binh sau chiến tranh được giữ các chức vụ công tác trong chính quyền, đoàn thể, địa phương hoặc thân nhân liệt sỹ có công ăn việc làm ổn định. 34% người có công với cách mạng chủ yếu làm nông nghiệp nên chỉ mạng tính thời vụ, hết mùa vụ lạ nhàn rỗi. Số còn lại không có việc làm do tuổi cao, sức yếu, bệnh nặng hoặc do thương tích của chiến tranh nên mất khả năng lao động.

Bảng 4.19. Vấn đề việc làm của người có công

Việc làm của người có công Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Có việc làm thường xuyên 9 10

Việc làm thời vụ 31 34

Không có việc làm 50 56

Tổng 90 100

Từ thực trạng trên ta thấy những người có công với cách mạng họ vẫn luôn khát khao được cống hiến , được lao động vì cuộc sống của bản thân, của

gia đình và đóng góp cho xã hội. Với tất cả sự nỗ lực của bản thân, họ vẫn làm

việc hết mình để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

4.1.4.8. Thực trạng về hoàn cảnh gia đình

Tình trạng sức khỏe, vấn đề việc làm, mức thu nhập là những nhân tố ảnh hưởng đến hoàn cảnh gia đình người có công với cách mạng.

Bảng 4.20. Hoàn cảnh gia đình người có công

Hoàn cảnh gia đình Số lượng (gia đình) Tỷ lệ %

Khó khăn 4 4

Trung bình 68 76

Khá giả 18 20

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Qua kết quả khảo sát ta thấy được người có công ở huyện Thanh Ba vẫn còn có 20% người có công ở mức sống khá giả; 76% gia đình người có công có mức sống trung bình hộ khó khăn: và có 4% hộ gia đình người có công có hoàn

cảnhkhó khăn.

4.1.5. Đánh giá chung kết quả thực thi các chế độ ưu đãi người có công trên địa bàn huyện huyện Thanh Ba địa bàn huyện huyện Thanh Ba

Kết quả thực thi các chế độ ưu đãi người có công trên địa bàn huyện

Thanh Ba đã tương đối đầy đủ, chính xác đảm bảo đúng, đủ và kịp thời và đúng đối tượng. Các chế độ ưu đãi cơ bản như trợ cấp, phụ cấp, cấp thẻ BHYT hàng năm, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, điều dưỡng luân phiên theo quy định, tặng

quà của các cấp vào những ngàylễ, tết, căn cứ vào nhu cầu thực tế của đối tượng

và tình hình ngân sách của địa phương hàng năm huyện Thanh Ba còn huy động các nguồn lực từ các cơ quan đơn vị các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện cùng vào cuộc để góp phần ổn định đời sống của người có công trên địa bàn huyện thực hiện mục tiêu toàn đảng toàn dân cùng góp phần chăm lo đời sống người có công chính vì vậy việc chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng không chỉ là vấn đề của gia đình người có

công mà còn là của cả xã hội, cả cộng đồng.

Trong những năm qua, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện sự phối kết hợp của các cấp các ngành, các hội đoàn thể, các tổ chức chính

trị - xã hội và sự nỗ lực của các địa phương nên về cơ bản đã chăm lo tốt đời

sống vật chất tinh thần của người có công và gia đình người có công với cách mạng đảm bảo bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của khu dân cư.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên việc thực thi các chế độ ưu đãi

người có công trên địa bàn huyện vẫn còn một sốtồn tại, hạn chếnhư sau:

- Công tác tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách ở một số địa phương

(các xã, thị trấn) chưa làm tốt, nặng về hình thức, thiếu chiều sâu; việc triển khai một số chính sách còn chậm do những vướng mắc và những bất cập của các văn bản như chính sách ưu đãi trong giáo dục đào tạo, cấp dụng cụ chỉnh hình, chế độ người hoạt động kháng chiến đã có con đẻ hưởng chế độ nhiễm chất độc hóa học nhưng bố vẫn chưa được hưởng chế độ…

- Qua rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên

địa bàn huyện vẫn còn một số người chưa được hưởng chế độ chính sách ưu đãi

người có công, một số người còn chưa được hỗ trợ kịp thời chế độ ưu đãi như:

Chế độ mai táng phí cho cựu chiến binh chống Mỹ, thanh niên xung phong,

quyết định 62, quyết định 142...

- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-

TTg của Thủ tướng chính phủ từ năm 2013 đến năm 2017 vẫn còn tồn đọng chưa

được giảiquyết dứt điểm do ngân sách địa phương không đủ bố trí;

- Vẫn có người hưởng sai chế độ ưu đãi trợ thương binh tạm dừng, chấm

dứt hưởng trợ cấp, việc thu hồi trợ cấp các đối tượng trên gặp rất nhiều khó khăn do các đối tượng đều là gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Công tác vận động tìm kiếm nguồn hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công gặp nhiều khó khăn

do điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn.

- Do điều kiện chiến tranh ác liệt, phức tạp, kéo dài và do chiến tranh kết

thúc đã lâu nên việc lưu giữ giấy tờ gốc, tìm kiếm người xác minh, người làm

chứng theo quy định gặp nhiều trở ngại. Theo quy định thì quy trình xác lập và

xét duyệt hồ sơ được tiến hành ở cấp xã. Tuy nhiên có nhiều nội dung thủ tục xác nhận sự việc xẩy ra đã lâu, hồ sơ chứng cứ, nhân chứng hầu hết không còn nên việc xét duyệt ở cấp xã chỉ làm qua loa, đại khái mà không cần nắm rõ nội

dung và chế độ chính sách nếu được giải quyết. Nên đôi khi việc làm qua loa, tùy tiện rất dễ dẫn đến hậu quả là thắc mắc khiếu kiện của người dân. Do vậy Nhà nước cần sửa đổi các quy trình xét duyệt sao cho phù hợp.

- Một số địa phương cấp ủy Đảng chính quyền cấp xã còn chưa quan tâm,

chú trọng, còn thiếu sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc nhắc nhở đôi khi buông lỏng quản lý nên việc tổ chức thực hiện chính sách chưa nghiêm. Chế độ thông tin báo cáo còn chậm, quá trình xác lập hồ sơ, thủ tục thiếu chu đáo và còn những sai sót.

- Việc bố trí cán bộ các cấp còn có nhiều bất cập còn thiếu, không đủ và

chưa đáp ứng, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã, thị trấn đa phần là mới được tuyển dụng, thời gian công tác ít, kinh nghiệm chuyên môn chưa có lại thường xuyên thay đổi chức danh công chức

nêm gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chuyên môn.

- Việc cấp phát trợ cấp thường xuyên cho người có công có xã còn thực hiện

chưa đúng, còn có hiện tượng mộtngười đi lấy cho nhiều người mà không có giấy

ủy quyền. Công tác thu hồi trợ cấp của các đối tượng theo kết luận thanh tra còn

chậm, chưa thu hồi được,... Việc chi trả chế độ mai táng phí cho thân nhân người có

công như cựu chiến binh chống Mỹ, thanh niên xung phong, QĐ 142, QĐ 62...

thuộc ngân sách địa phương đảm bảo, do ngân sách địa phương chưa đảm bảo kịp thời nên cấp nguồn chi trả còn chậm, chưa kịp thời...

Việc xác nhận người có công là công việc thường xuyên, liên tục qua nhiều năm nhưng đến nay vẫn còn tồn đọng một số hồ sơ đề nghị xác nhận. Việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ ở một số cơ sở còn chậm, chất lượng nhiều hồ sơ còn thấp; cá biệt một số xã, thị trấn còn để nhầm lẫn, sai sót, phải làm đi, làm lại nhiều lần.

- Đời sống của một số gia đình người có công vẫn còn nhiều khó khăn,

công tác khám chữa,chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế, việc thực hiện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)