Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách người có công ở nước ta
2.2. Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách người có công
2.2.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách người có công ở một số địa phương của tỉnh Phú Thọ
2.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Hạ Hòa
Huyện Hạ Hoàtỉnh Phú Thọ có hơn 16.000 đối tượng chính sách và người
có công với cách mạng, trong đó có 964 thương binh, bệnh binh, 1.532 gia đình
liệt sỹ, 84 mẹ Việt Nam anh hùng và anh hùng LLVT, anh hùng lao động, 420
người bị nhiễm chất độc hóa học và nhiều đối tượng chính sách khác. Những
năm qua, huyện luôn thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương
binh, thân nhân liệt sĩ và người có công đảm bảo đầy đủ, chu đáo, kịp thời. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” thực sự được xã hội hóa cả về chiều sâu và bề rộng, huy động được sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia. Thể hiện trách
nhiệm và tình cảm đối với người có công, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, huy động được sức mạnh cộng đồng trong ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công trên địa
bàn. Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được sử dụng có hiệu quả trong việcxây dựng nhà
tình nghĩa, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, giúp đỡ những nạn
nhân da cam/dioxin có hoàn cảnh khó khăn.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của thị xã Phú Thọ
Phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ
người trồng cây”, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Phú
Thọ luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa nhằm bù đắp phần nào những mất mát cho những gia đình chính sách, đồng thời, tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những thế hệ đi trước đã cống hiến xương máu vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho
nhân dân, những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân thị xã Phú
Thọ luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các gia đình chính sách, giúp họ vơi đi
những đau thương, mất mát vươn lên trong cuộc sống. Theo thống kê, hiện nay
toàn thị xã có trên 5.000 đối tượng chính sách và người có công với cách mạng,
trong đó có 692 thương binh, bệnh binh, 836 gia đình liệt sỹ, 42 mẹ Việt Nam
anh hùng và anh hùng LLVT, anh hùng lao động, 264 người bị nhiễm chất độc
hóa học và nhiều đối tượng chính sách khác.các chế độ chính sách đối với người
có công luôn được Đảng bộ, chính quyền thị xãmà tham mưu trực tiếp là ngành
Lao động - TBXH thị xã thực thi đầy đủ, kịp thời. như: thờ cúng liệt sỹ, trợ cấp
mai táng phí đối với người có công, trợ cấp tù đày hưởng hàng tháng, Bảo hiểm y tế đối với thân nhân liệt sỹ, Bảo hiểm y tế đối với thân nhân thương binh, bệnh binh, chất độc hoá học từ 61% trở lên, chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đổi thẻ thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, bằng Tổ quốc ghi công… Đồng thời, thị xã cũng đã tích cực triển khai thực hiện cuộc tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và điều tra thông tin về liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ, mộ và nghĩa trang liệt sỹ để phục vụ cho công tác quản lý liệt sỹ và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, đáp ứng nguyện vọng, xoa dịu mất
2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Ba
Một là, nghiên cứu, đóng góp việc điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi, điều chỉnh cơ cấu mức chuẩn trợ cấp giữa các đối tượng người có công bảo đảm công
bằng,đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinhthần, cải tiến phương pháp quản
lý và chi trả. Thực hiện điều chỉnh trợ cấp ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng. Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào hoạt động quản lý đối tượng, quản lý chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi người
có công.
Hai là,phấn đấu hoàn thành việc xác nhận người có công. Tập trung giải
quyết tồn đọng trong việc xác nhận liệt sĩ, giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ, chế
độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ người hoạt
động kháng chiến, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, giải quyết
dứt điển hỗ trợ làm nhà và sửa chữa nhà cho người có công. Phấn đấu đến năm
2020 hầu hết người có công được ghi nhận và thực hiện chế độ ưu đãi. Kiên
quyết đình chỉ việc thụ hưởng chế độ và thu hồi khoản tiền hưởng sai chế độ thương binh, bệnh binh và chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Ba là,rà soát các chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp để điều chỉnh mức hưởng và
các chế độ thụ hưởng hợp lý. Thực thi tốt chính sách ưu đãi về giải quyết việc
làm cho con liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng
chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Xây dựng mô hình và cơ chế thích hợp trong ưu
đãi về nhà ở cho thân nhân liệt sĩ; thương binh, bệnh binh, người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có khó khăn về nhà ở. Thực thi chính
sách ưu đãi về nhà ở theo lộ trình phù hợp, thường xuyên được quan tâm tu bổ, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới bảo đảm nhu cầu nhà ở của người có công và thân nhân liệt sĩ; tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ.
Bốn là,điều tra, thu thập thông tin về liệt sĩ, hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin trong các nghĩa trang liệt sĩ, điều tra thân nhân
liệt sĩ và dữ liệu tổng thể nghĩa trang liệt sĩ trong huyện. Xây dựng phần mềm
quản lý và cơ sở dữ liệu thông tin liệt sĩ.
Năm là,tiếp tục triển khai thực thi tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối
ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà
nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực thi
tốt các quy định mới về đối tượng, điều kiện, chế độ, chính sách, thủ tục hồ sơ xác nhận đối tượng ưu đãi người có công.
Sáu là,tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong triển khai
thực thi chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và đẩy mạnh
phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” trên địa bàn toàn huyện và vận động các tổ chức, cá nhân, con em xa quê đóng góp ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, công trình
nghĩa trang liệt sĩ và thực thi các chế độ chính sách ưu đãi khác đối với người có