Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 39)

2.2.1. Kinh nghiệm thực thi chính sách người có công ở một số địa phương của tỉnh Phú Thọ

2.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Hạ Hòa

Huyện Hạ Hoàtỉnh Phú Thọ có hơn 16.000 đối tượng chính sách và người

có công với cách mạng, trong đó có 964 thương binh, bệnh binh, 1.532 gia đình

liệt sỹ, 84 mẹ Việt Nam anh hùng và anh hùng LLVT, anh hùng lao động, 420

người bị nhiễm chất độc hóa học và nhiều đối tượng chính sách khác. Những

năm qua, huyện luôn thực thi chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương

binh, thân nhân liệt sĩ và người có công đảm bảo đầy đủ, chu đáo, kịp thời. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” thực sự được xã hội hóa cả về chiều sâu và bề rộng, huy động được sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia. Thể hiện trách

nhiệm và tình cảm đối với người có công, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, huy động được sức mạnh cộng đồng trong ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công trên địa

bàn. Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được sử dụng có hiệu quả trong việcxây dựng nhà

tình nghĩa, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, giúp đỡ những nạn

nhân da cam/dioxin có hoàn cảnh khó khăn.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của thị xã Phú Thọ

Phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ

người trồng cây”, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Phú

Thọ luôn làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa nhằm bù đắp phần nào những mất mát cho những gia đình chính sách, đồng thời, tri ân, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những thế hệ đi trước đã cống hiến xương máu vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho

nhân dân, những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân thị xã Phú

Thọ luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các gia đình chính sách, giúp họ vơi đi

những đau thương, mất mát vươn lên trong cuộc sống. Theo thống kê, hiện nay

toàn thị xã có trên 5.000 đối tượng chính sách và người có công với cách mạng,

trong đó có 692 thương binh, bệnh binh, 836 gia đình liệt sỹ, 42 mẹ Việt Nam

anh hùng và anh hùng LLVT, anh hùng lao động, 264 người bị nhiễm chất độc

hóa học và nhiều đối tượng chính sách khác.các chế độ chính sách đối với người

có công luôn được Đảng bộ, chính quyền thị xãmà tham mưu trực tiếp là ngành

Lao động - TBXH thị xã thực thi đầy đủ, kịp thời. như: thờ cúng liệt sỹ, trợ cấp

mai táng phí đối với người có công, trợ cấp tù đày hưởng hàng tháng, Bảo hiểm y tế đối với thân nhân liệt sỹ, Bảo hiểm y tế đối với thân nhân thương binh, bệnh binh, chất độc hoá học từ 61% trở lên, chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đổi thẻ thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, bằng Tổ quốc ghi công… Đồng thời, thị xã cũng đã tích cực triển khai thực hiện cuộc tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và điều tra thông tin về liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ, mộ và nghĩa trang liệt sỹ để phục vụ cho công tác quản lý liệt sỹ và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin, đáp ứng nguyện vọng, xoa dịu mất

2.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Ba

Một là, nghiên cứu, đóng góp việc điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi, điều chỉnh cơ cấu mức chuẩn trợ cấp giữa các đối tượng người có công bảo đảm công

bằng,đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinhthần, cải tiến phương pháp quản

lý và chi trả. Thực hiện điều chỉnh trợ cấp ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh ưu

đãi người có công với cách mạng. Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông

tin vào hoạt động quản lý đối tượng, quản lý chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi người

có công.

Hai là,phấn đấu hoàn thành việc xác nhận người có công. Tập trung giải

quyết tồn đọng trong việc xác nhận liệt sĩ, giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ, chế

độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ người hoạt

động kháng chiến, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, giải quyết

dứt điển hỗ trợ làm nhà và sửa chữa nhà cho người có công. Phấn đấu đến năm

2020 hầu hết người có công được ghi nhận và thực hiện chế độ ưu đãi. Kiên

quyết đình chỉ việc thụ hưởng chế độ và thu hồi khoản tiền hưởng sai chế độ thương binh, bệnh binh và chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Ba là,rà soát các chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp để điều chỉnh mức hưởng và

các chế độ thụ hưởng hợp lý. Thực thi tốt chính sách ưu đãi về giải quyết việc

làm cho con liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng

chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Xây dựng mô hình và cơ chế thích hợp trong ưu

đãi về nhà ở cho thân nhân liệt sĩ; thương binh, bệnh binh, người hoạt động

kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có khó khăn về nhà ở. Thực thi chính

sách ưu đãi về nhà ở theo lộ trình phù hợp, thường xuyên được quan tâm tu bổ, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới bảo đảm nhu cầu nhà ở của người có công và thân nhân liệt sĩ; tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng, sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ.

Bốn là,điều tra, thu thập thông tin về liệt sĩ, hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin trong các nghĩa trang liệt sĩ, điều tra thân nhân

liệt sĩ và dữ liệu tổng thể nghĩa trang liệt sĩ trong huyện. Xây dựng phần mềm

quản lý và cơ sở dữ liệu thông tin liệt sĩ.

Năm là,tiếp tục triển khai thực thi tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối

ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà

nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực thi

tốt các quy định mới về đối tượng, điều kiện, chế độ, chính sách, thủ tục hồ sơ xác nhận đối tượng ưu đãi người có công.

Sáu là,tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong triển khai

thực thi chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và đẩy mạnh

phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” trên địa bàn toàn huyện và vận động các tổ chức, cá nhân, con em xa quê đóng góp ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, công trình

nghĩa trang liệt sĩ và thực thi các chế độ chính sách ưu đãi khác đối với người có

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Ba là huyện miền núi tây bắc tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Ba có 27

đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn Thanh Ba và 26 xã (Chí Tiên, Đại

An, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Đông Lĩnh, Đông Thành, Đồng Xuân, Hanh Cù, Hoàng

Cương, Khải Xuân, Lương Lỗ, Mạn Lạn, Năng Yên, Ninh Dân, Phương Lĩnh,

Quảng Nạp, Sơn Cương, Thái Ninh, Thanh Hà, Thanh Vân, Thanh Xá, Vân Lĩnh

Võ Lao, Vũ Yển, Yển Khê, Yên Nội). Diện tích toàn huyện 195,0343 km². Dân số 119.347 (1/2017), gồm các dân tộc: Dao, Kinh, Cao Lan.

Huyện có từ lâu đời, vốn thuộc Phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây, được cắt về

tỉnh Hưng Hóa năm 1891. Thời kỳ 1903-1968, thuộc tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ 1968-

1996, thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Theo Quyết định số 178-CP ngày 05/7/1977 của Hội

đồng Chính phủ, huyện Thanh Ba sáp nhập với 2 huyện Đoan Hùng và Hạ Hòa thành huyện Sông Lô. Huyện Sông Lô được chia thành 2 huyện Đoan Hùng và

Thanh Hòa theo Quyết định số 377-CP ngày 22/12/1980 của Hội đồng Chính phủ.

Ngày 07/10/1995, huyện Thanh Hòa được tách ra thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ

Hòa. Từ ngày 06/11/1996, huyện Thanh Ba lại thuộc tỉnh Phú Thọ.

3.1.1.2. Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Thanh Ba

Thanh Ba là một huyện miền núi phía Bắc tỉnh Phú Thọ, nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, với diện tích tự nhiên là 19.503,41 ha với tổng số dân là 119.347 người (thời điểm 01/2017). Về ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà và Đoan Hùng, phía Nam giáp Thị xã Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Phù Ninh, phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và Tam Nông Kể từ khi thành lập đến nay Thanh Ba đã thực sự có những bước phát triển vượt bậc. Từ một vùng đất chỉ với sản xuất nông nghiệp là chính, hiện tại huyện đã hình thành một cụm công nghiệp gồm công nghiệp sản xuất rượu, bia, cồn, xi măng, chè... Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, chính trị, xã hội ổn định. Diện mạo làng quê đã thay đổi, có sự bứt phá toàn diện.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ

Thanh Ba là huyện giàu tiềm năng đất đai có khả năng phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, chất lượng đất tốt, nguồn nước phong phú, khí hậu thuận lợi để tạo điều kiện cho cây lúa, rau màu và cây nông nghiệp phát triển. Đặc điểm địa hình đồi gò xen kẽ, thung lũng, chạy dài dọc theo sông Hồng nên huyện có điều kiện phát triển trồng cây trên đất bãi như ngô, dâu tằm, chuối, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên mặt nước. Tất cả đã góp phần tạo cho vùng đất Thanh Ba một vẻ đẹp hấp dẫn để phát triển du lịch sinh thái. Vùng đồi, núi rất phù hợp trồng cây công nghiệp, cay nguyên liệu, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. Đặc biệt chất đất vùng này thuận lợi hco phát triển cây chè và một số loại cây khác trên địa bàn.

Về khoáng sản: có than đá, đá vôi, vật liệu chịu lửa nằm ở núi Thắm (xã Võ Lao), xã Ninh Dân, Vũ Yển và một số địa phương khác trong huyện.

Khu công nghiệp có khả năng phát triển mạnh như: Công ty Cổ phần xi măng Sông Thao, Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ, Công ty Liên doanh chè

Phú Bền, các doanh nghiệp tư nhân,… Một số ngành nghề khác cũng có xu

hướng phát triển tốt như: khai thác khoáng sản (đá vôi, than, vật liệu chịu lửa), chế biến khoáng sản (sản xuất xi măng, gốm, sứ, gạch ngói,…), chế biến nông

sản (chè, rượu, bia,…), chế biến thủy sản và thực phẩm.

+ Về địa lí hành chính, huyện Thanh Ba gồm 27 đơn vị (26 xã, 1 thị trấn) + Về phân vùng kinh tế, toàn huyện được phân chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: * Tiểu vùng 1 gồm 4 xã đồng bằng ven sông Hồng; Lương Lỗ, Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn và Thanh Hà. Là vùng đồng bằng ven sông Thao có mật độ dân sinh sống cao, có

diện tích đất nông nghiệp hàng năm1.430 ha; đất lâm nghiệp 17 ha, chất đất tốt, rất

thuận lợi cho sản xuất cây lương thực và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

* Tiểu vùng 2 gồm 10 xã vùng chiêm trũng; Sơn Cương, Chí Tiên, Hoàng

Cương, Vũ Yển, Mạn Lạn, Thanh Xá, Phương Lĩnh, Hanh Cù, Yển Khê, Yên

Nội với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.260; lâm nghiệp 793 ha. Do vừa mang đậm sắc thái của vùng trung du, vừa có thế mạnh của vùng đồng bằng sông Thao thích hợp với việc trồng cây ăn quả; mặt nước phù hợp với việc nuôi, thả cá và những vật nuôi khác. Tuy nhiên, do giao thông đường bộ chưa thuận lợi, lại thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa nên hiện tại việc sản xuất lúa, rau màu, thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn.

* Tiểu vùng 3 gồm 13 xã thuộc vùng kinh tế đồi rừng: Khải Xuân, Đông

Thành, Ninh Dân, Võ lao, Đông Lĩnh, Vân Lĩnh, Thanh Vân, Năng Yên, Quảng Nạp, Đồng Xuân, Đại An, Thái Ninh. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên đến gần 5.300 ha; diện tích đất lâm nghiệp gần 3.800 ha. Là vùng trọng điểm phát triển cây chè của huyện. Bên cạnh đó, cây lúa, cây ngô cũng được canh tác với diện tích khá nhưng năng suất, sản lượng không cao.

3.1.2. Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba

Đất đai của huyện chia làm 2nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó

là nhóm đất đồng bằng chịu ảnh hưởng của quá trình tích tụ các sản phẩm bị rửa trôi, quá trình glay hoá. Những đá mẹ có thành phần khoáng vật và thành phần hoá học dễ bị phong hoá nên phong hoá nhanh và tầng đất dầy. Nhóm đất đồi gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất glay lẫn pecmatic và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình feralitic là chủ yếu.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 19.465,35 ha. Số liệu năm 2017 cho thấy:

Đất nông nghiệp (baogồm cả đất lâm nghiệp) là 14.798,79 ha, chiếm 76,03%

diện tích; đất phi nông nghiệp là: 4.427,18 ha, chiếm 22,74% diện tích; đất chưa sử dụng: 239,38 ha, chiếm 1,23% tổng diện tích đất tự nhiên. Như vậy với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng như trên cho thấy thế mạnh phát triển ngành nông lâm nghiệp của huyện.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Ba

Nếu xét về giới tính thì cơ cấu giới tính trong dân số của huyện khá cân đối và không có sự biến động lớn từ năm 2015 đến 2017; dân số nam chiếm 49,27%, dân số nữ chiếm 50,73%. Nhưng tỉ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn rất cao so với dân số thành thị, thường xuyên dân số nông thôn chiếm tỉ lệ khoảng gần 90%. Xét về lao động thì lao động nữ có tỉ lệ cao hơn lao động nam,

trong 3 năm lao động nữ chiếm 53,62% đến 52,74%, lao động nam chiếm

46,38%, điều nay khá phù hợp với xu hướng dân số hiện tại là tỉ lệ sinh thô về giới tính nữ cao hơn nam, nhưng điều đó cũng khẳng định là một bộ phận khá lớn dân số nam ngoài độ tuổi lao động.

Sự khác biệt vềlao động còn thể hiện ở thành thị và nông thôn, năm 2015

lao động thành thị chiếm chỉ có 10,88%, trong khi đó lao động nông thôn là chủ yếu chiếm 89,12%. Đây là một khó khăn lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Thanh Ba.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba

Loại đất

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 BQ Tổng diện tích tự nhiên 19.465,35 100 19.465,35 100 19.465,35 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 14.851,74 76.30 14.818,67 76.13 14.798,79 76,03 99.78 99.87 99.82 1.1. Đất SX nông nghiệp 10.821,83 72.87 10.844,91 73.18 10.841,55 73,26 100.21 99.97 100.09 1.2. Đất lâm nghiệp 3581,18 24.11 3.524,85 23.79 3.508,84 23,68 98.43 99.55 98.98 1.3. Đất NTTS 446,95 3.01 447,13 3.02 446,81 3,02 100.04 99.93 99.98 1.4. Đất NN khác 1,78 0.01 1,78 0.01 6,58 0,04 100.00 369.66 192.27

2. Đất phi nông nghiệp 4.373,86 22.47 4.407,20 22.64 4.427,18 22,74 100.76 100.45 100.61

2.1. Đất ở 1.012,83 23.16 1.016,54 23.07 1.023,38 23,12 100.37 100.67 100.52

2.2. Đất chuyên dùng 2.064,61 47.20 2.094,29 47.52 2.108,18 47,62 101.44 100.66 101.05

2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 21,11 0.48 21,11 0.48 21,11 0,48 100.00 100.00 100.00

2.4. Đất phi NN khác 1.275,32 29.16 1.275,25 28.94 1.274,50 28,79 99.99 99.94 99.97

3. Đất chưa sử dụng 239,75 1.23 239,48 1.23 239,38 1,23 99.89 99.96 99.92

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)