Nội dung nghiên cứu thực thi chính sách người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách người có công ở nước ta

2.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người có công

2.1.3. Nội dung nghiên cứu thực thi chính sách người có công

2.1.3.1. Tuyên truyền phổ biến chính sách người có công đến tất cả mọi người

Đây là công đoạn tiếp theosau khi chính sách đã được thông qua. Nó

cũng cần thiết vì giúp cho nhândân, các cấp chính quyền hiểu được về chính

sách và giúp cho chính sách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả.

Để làm được việc tuyên truyền này thì chúng ta cần được đầu tư về trình

độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ thuật... Vì đây làđòi hỏi

của thực tế khách quan.

Việc tuyên truyền này cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngaycả khi

chính sách đang được thực thi, và với mọi đối tượng và trong khi tuyêntruyền phải

sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi...

Căn cứ vào Pháp Lệnh ưu đãi người có công và các văn bản hướng dẫn

trong thực thi chính sách người có công, tạo khuôn khổ pháp lý để các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, thụ hưởng chính sách làm căn cứ triển khai thực hiện

đồng thời hệ thống văn bản cũng là căn cứ để cơ quan hành chính nhà nước tiến hành kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả triển khai chính sách.

Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-

UBTVQH11 ngày 2-9/06/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi năm

2012), và Nghị định số 31/2013/NĐCP về Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành

một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ ưu đãi

đối với người có công với cách mạng bao gồm:

Quy định chung về chế độ ưu đãi đối với người có công

Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;

Bảo hiểm y tế;

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân

liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đìnhngười

có công với cách mạng;

Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ

sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;

Chính phủ quy định cụ thể thời điểm hưởng, mức hưởng và các chế độ ưu

đãi tại Điều này.

Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 bao gồm

Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng;

Bảo hiểm y tế;

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; cấp phương tiện trợ giúp, dụng

cụ chỉnh hình cần thiết;

Cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn

hóa, tinh thần phù hợp;

Được Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người.

Các chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01

năm 1945 chết bao gồm:

Người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Ngườihoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy

định tại Khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 50 triệu đồng.

Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng.

Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi người hoạt động cách mạng chết;

Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12 năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng

tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kếtluận;

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp

tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng

bằng 0,8 lần mức chuẩn.

Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 bao gồm

Trợ cấp hàng tháng;

Bảo hiểm y tế;

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;

Cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn

hóa, tinh thần phù hợp;

Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người,

khả năng của Nhà nước và địa phương.

Khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước

Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí và khoản trợ cấp bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi;

Người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 25 triệu đồng

Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng.

Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi người hoạt động cách mạng chết;

Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12 năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi

nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu

suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.

Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến

ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc

làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

đến trình độ đại học

Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm

Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;

Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người

có công nuôi dưỡng khi liệtsĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới

18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ

hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy

định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;

Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì

người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng "Tổ quốc ghi công" được hưởng khoản trợ cấp

tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;

Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;

Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao

hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc

giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4

Điều 4 của Pháp lệnh;

Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc

chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc

cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe

Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp

phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng

người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận

mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;

Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm,

được hỗ trợ theo học tại các cơ sở giáo dục quốc dân đến trình độ đại học.

Các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bao gồm

Các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bao gồm:Các chế độ

ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh ;Phụ cấp hàng tháng;Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;

Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; Nhà nước và xã hội tặng nhà tình

nghĩa hoặc hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh.

Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình được Nhà nước

mua bảo hiểm y tế.

Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm

Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm: Trợ cấp hàng tháng, phụ

cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương

binh; Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào

thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước; Điều dưỡng phục hồi sức

khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ

81% trở lên được dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; Được hưởng chế độ ưu

tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật

và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước,

doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; Ưu tiên giao hoặc thuê

đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm

thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều

4 của Pháp lệnh.

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình

được trợ cấp người phục vụ.Người phục vụ thương binh quy định tại khoản này

được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.Thương binh suy giảm khả năng lao động từ

61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc

chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp

Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân

nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau: Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ

60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi

hoặc từđủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết

tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ

hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ

sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ

18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng

hàng tháng.

Con của thương binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại

khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh.

Chế độ ưu đãi đối với bệnh binh

Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả

năng lao động; Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn

cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước; Điều

dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp bệnh binh suy giảm khả

năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; Ưu

tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi (để sản xuất,

miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định

tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh.

Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình

được trợ cấp người phục vụ. Người phục vụ bệnh binh quy định tại khoản này

được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.

Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước

mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới

18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Khi bệnh binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

Bệnh binh suy giảm khảnăng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân

được trợ cấp tiền tuất như sau: Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở

lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18

tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt

nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ

đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không

nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 37)