Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 43)

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Ba là huyện miền núi tây bắc tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Ba có 27

đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn Thanh Ba và 26 xã (Chí Tiên, Đại

An, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Đông Lĩnh, Đông Thành, Đồng Xuân, Hanh Cù, Hoàng

Cương, Khải Xuân, Lương Lỗ, Mạn Lạn, Năng Yên, Ninh Dân, Phương Lĩnh,

Quảng Nạp, Sơn Cương, Thái Ninh, Thanh Hà, Thanh Vân, Thanh Xá, Vân Lĩnh

Võ Lao, Vũ Yển, Yển Khê, Yên Nội). Diện tích toàn huyện 195,0343 km². Dân số 119.347 (1/2017), gồm các dân tộc: Dao, Kinh, Cao Lan.

Huyện có từ lâu đời, vốn thuộc Phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây, được cắt về

tỉnh Hưng Hóa năm 1891. Thời kỳ 1903-1968, thuộc tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ 1968-

1996, thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Theo Quyết định số 178-CP ngày 05/7/1977 của Hội

đồng Chính phủ, huyện Thanh Ba sáp nhập với 2 huyện Đoan Hùng và Hạ Hòa thành huyện Sông Lô. Huyện Sông Lô được chia thành 2 huyện Đoan Hùng và

Thanh Hòa theo Quyết định số 377-CP ngày 22/12/1980 của Hội đồng Chính phủ.

Ngày 07/10/1995, huyện Thanh Hòa được tách ra thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ

Hòa. Từ ngày 06/11/1996, huyện Thanh Ba lại thuộc tỉnh Phú Thọ.

3.1.1.2. Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Thanh Ba

Thanh Ba là một huyện miền núi phía Bắc tỉnh Phú Thọ, nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, với diện tích tự nhiên là 19.503,41 ha với tổng số dân là 119.347 người (thời điểm 01/2017). Về ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà và Đoan Hùng, phía Nam giáp Thị xã Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Phù Ninh, phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và Tam Nông Kể từ khi thành lập đến nay Thanh Ba đã thực sự có những bước phát triển vượt bậc. Từ một vùng đất chỉ với sản xuất nông nghiệp là chính, hiện tại huyện đã hình thành một cụm công nghiệp gồm công nghiệp sản xuất rượu, bia, cồn, xi măng, chè... Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, chính trị, xã hội ổn định. Diện mạo làng quê đã thay đổi, có sự bứt phá toàn diện.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ

Thanh Ba là huyện giàu tiềm năng đất đai có khả năng phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, chất lượng đất tốt, nguồn nước phong phú, khí hậu thuận lợi để tạo điều kiện cho cây lúa, rau màu và cây nông nghiệp phát triển. Đặc điểm địa hình đồi gò xen kẽ, thung lũng, chạy dài dọc theo sông Hồng nên huyện có điều kiện phát triển trồng cây trên đất bãi như ngô, dâu tằm, chuối, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên mặt nước. Tất cả đã góp phần tạo cho vùng đất Thanh Ba một vẻ đẹp hấp dẫn để phát triển du lịch sinh thái. Vùng đồi, núi rất phù hợp trồng cây công nghiệp, cay nguyên liệu, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. Đặc biệt chất đất vùng này thuận lợi hco phát triển cây chè và một số loại cây khác trên địa bàn.

Về khoáng sản: có than đá, đá vôi, vật liệu chịu lửa nằm ở núi Thắm (xã Võ Lao), xã Ninh Dân, Vũ Yển và một số địa phương khác trong huyện.

Khu công nghiệp có khả năng phát triển mạnh như: Công ty Cổ phần xi măng Sông Thao, Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ, Công ty Liên doanh chè

Phú Bền, các doanh nghiệp tư nhân,… Một số ngành nghề khác cũng có xu

hướng phát triển tốt như: khai thác khoáng sản (đá vôi, than, vật liệu chịu lửa), chế biến khoáng sản (sản xuất xi măng, gốm, sứ, gạch ngói,…), chế biến nông

sản (chè, rượu, bia,…), chế biến thủy sản và thực phẩm.

+ Về địa lí hành chính, huyện Thanh Ba gồm 27 đơn vị (26 xã, 1 thị trấn) + Về phân vùng kinh tế, toàn huyện được phân chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: * Tiểu vùng 1 gồm 4 xã đồng bằng ven sông Hồng; Lương Lỗ, Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn và Thanh Hà. Là vùng đồng bằng ven sông Thao có mật độ dân sinh sống cao, có

diện tích đất nông nghiệp hàng năm1.430 ha; đất lâm nghiệp 17 ha, chất đất tốt, rất

thuận lợi cho sản xuất cây lương thực và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

* Tiểu vùng 2 gồm 10 xã vùng chiêm trũng; Sơn Cương, Chí Tiên, Hoàng

Cương, Vũ Yển, Mạn Lạn, Thanh Xá, Phương Lĩnh, Hanh Cù, Yển Khê, Yên

Nội với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.260; lâm nghiệp 793 ha. Do vừa mang đậm sắc thái của vùng trung du, vừa có thế mạnh của vùng đồng bằng sông Thao thích hợp với việc trồng cây ăn quả; mặt nước phù hợp với việc nuôi, thả cá và những vật nuôi khác. Tuy nhiên, do giao thông đường bộ chưa thuận lợi, lại thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa nên hiện tại việc sản xuất lúa, rau màu, thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn.

* Tiểu vùng 3 gồm 13 xã thuộc vùng kinh tế đồi rừng: Khải Xuân, Đông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành, Ninh Dân, Võ lao, Đông Lĩnh, Vân Lĩnh, Thanh Vân, Năng Yên, Quảng Nạp, Đồng Xuân, Đại An, Thái Ninh. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên đến gần 5.300 ha; diện tích đất lâm nghiệp gần 3.800 ha. Là vùng trọng điểm phát triển cây chè của huyện. Bên cạnh đó, cây lúa, cây ngô cũng được canh tác với diện tích khá nhưng năng suất, sản lượng không cao.

3.1.2. Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba

Đất đai của huyện chia làm 2nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó

là nhóm đất đồng bằng chịu ảnh hưởng của quá trình tích tụ các sản phẩm bị rửa trôi, quá trình glay hoá. Những đá mẹ có thành phần khoáng vật và thành phần hoá học dễ bị phong hoá nên phong hoá nhanh và tầng đất dầy. Nhóm đất đồi gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất glay lẫn pecmatic và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình feralitic là chủ yếu.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 19.465,35 ha. Số liệu năm 2017 cho thấy:

Đất nông nghiệp (baogồm cả đất lâm nghiệp) là 14.798,79 ha, chiếm 76,03%

diện tích; đất phi nông nghiệp là: 4.427,18 ha, chiếm 22,74% diện tích; đất chưa sử dụng: 239,38 ha, chiếm 1,23% tổng diện tích đất tự nhiên. Như vậy với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng như trên cho thấy thế mạnh phát triển ngành nông lâm nghiệp của huyện.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Thanh Ba

Nếu xét về giới tính thì cơ cấu giới tính trong dân số của huyện khá cân đối và không có sự biến động lớn từ năm 2015 đến 2017; dân số nam chiếm 49,27%, dân số nữ chiếm 50,73%. Nhưng tỉ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn rất cao so với dân số thành thị, thường xuyên dân số nông thôn chiếm tỉ lệ khoảng gần 90%. Xét về lao động thì lao động nữ có tỉ lệ cao hơn lao động nam,

trong 3 năm lao động nữ chiếm 53,62% đến 52,74%, lao động nam chiếm

46,38%, điều nay khá phù hợp với xu hướng dân số hiện tại là tỉ lệ sinh thô về giới tính nữ cao hơn nam, nhưng điều đó cũng khẳng định là một bộ phận khá lớn dân số nam ngoài độ tuổi lao động.

Sự khác biệt vềlao động còn thể hiện ở thành thị và nông thôn, năm 2015

lao động thành thị chiếm chỉ có 10,88%, trong khi đó lao động nông thôn là chủ yếu chiếm 89,12%. Đây là một khó khăn lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Thanh Ba.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba

Loại đất

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 BQ Tổng diện tích tự nhiên 19.465,35 100 19.465,35 100 19.465,35 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 14.851,74 76.30 14.818,67 76.13 14.798,79 76,03 99.78 99.87 99.82 1.1. Đất SX nông nghiệp 10.821,83 72.87 10.844,91 73.18 10.841,55 73,26 100.21 99.97 100.09 1.2. Đất lâm nghiệp 3581,18 24.11 3.524,85 23.79 3.508,84 23,68 98.43 99.55 98.98 1.3. Đất NTTS 446,95 3.01 447,13 3.02 446,81 3,02 100.04 99.93 99.98 1.4. Đất NN khác 1,78 0.01 1,78 0.01 6,58 0,04 100.00 369.66 192.27

2. Đất phi nông nghiệp 4.373,86 22.47 4.407,20 22.64 4.427,18 22,74 100.76 100.45 100.61

2.1. Đất ở 1.012,83 23.16 1.016,54 23.07 1.023,38 23,12 100.37 100.67 100.52

2.2. Đất chuyên dùng 2.064,61 47.20 2.094,29 47.52 2.108,18 47,62 101.44 100.66 101.05

2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 21,11 0.48 21,11 0.48 21,11 0,48 100.00 100.00 100.00

2.4. Đất phi NN khác 1.275,32 29.16 1.275,25 28.94 1.274,50 28,79 99.99 99.94 99.97

3. Đất chưa sử dụng 239,75 1.23 239,48 1.23 239,38 1,23 99.89 99.96 99.92

Bảng 3.2. Tình hình dân sốvà lao động huyện Thanh Ba giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh (%)

SL (người) Cơ cấu

(%) SL (người) Cơ cấu (%) SL (người) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 BQ I. Tổng số nhân khẩu 111.810 100 114.570 100 119.347 100 102,47 104,17 103,32 1. Theo giới tính - Nam 55.093 49,27 55.918 48,80 55.757 46,71 101,50 99,71 100,60 - Nữ 56.469 50,73 58.652 51,20 63.590 53,29 103,87 108,42 106,12 2. Theo khu vực - Thành thị 7.547 6.75 8.654 7,55 8.802 7,37 114,67 101,71 107,99 - Nông thôn 104.263 93.27 105.916 92,45 110.545 92,63 101,59 104,37 102,97 II. Tổng số lao động 65.314 100 65.895 100,00 65.952 100,00 100,89 100,09 100,49 1. Theo giới tính - Nam 30.297 46,38 31.170 47,31 31.173 47,26 102,88 100,01 101,44 - Nữ 35.017 53,62 34.725 52,69 34.779 52,74 99,17 100,16 99,66 2. Theo khu vực - Thành thị 7.797 10,88 7.820 10,90 7.914 10,90 100,29 101,20 100,75 - Nông thôn 63.874 89,12 64.058 89,10 64.694 89,10 100,29 100,99 100,64

Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Ba qua 3 năm (2015-2017) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển % Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷđồng) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 2.237,963 100 2.358,083 100 2.483,910 100 105,37 105,34 105,35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Ngành nông nghiệp và thủy sản 790,738 35,33 816,036 34,61 842,140 33,89 103,20 103,20 103,20

2. Ngành CN và TTCN 731,588 32,69 778,297 33,01 827,970 33,32 106,38 106,38 106,38

3. Thương mại và dịch vụ 715,637 31,98 763,750 32,39 815,100 32,8 106,72 106,72 106,72

II. Một số chỉ tiêu bình quân

1. GTSX BQ/người 0,021 - 0,022 - 0,022 - 106,25 100,00 103,08

2. GTSX BQ/lao động 0,034 - 0,035 - 0,036 - 103,85 103,70 103,77

3. GTSX BQ/hộ 0,072 - 0,075 - 0,079 - 105,45 105,17 105,31

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Thanh Ba a. Đặc điểm kinh tế

Cùng với sự phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 10 năm trở lại đây, kinh tế huyện Thanh Ba đã có những bước tiến bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (Bảng 3.3).

Qua số liệu bảng 3.2 ta thấy, giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, từ

2.237,97 tỷ đồng năm 2015 lên 2.483,91 tỷ đồng năm 2017, tốc độ phát triển

trung bình giai đoạn 2015 - 2017 đạt 5,35%. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ (từ 31,98% năm 2015 lên 32,80% năm 2017), giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản (từ 35,33% năm 2015 xuống còn 32,89% năm 2017). Ngành công nghiệp cũng giảm dần tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị sản xuất của huyện, từ 32,69% năm 2015 tăng lên 33,32% năm 2017. Trong 3 khối ngành thì ngành thương mại dịch vụ có

tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2015-2017 với tốc độ tăng trưởng

bình quân đạt 6,72%. Tiếp đến là ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn đạt 6,38%. So với các địa phương khác thì ngành nông nghiệp và thủy sản của huyện cũng có tốc độ phát triển khá trong giai đoạn trên với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,20%.

Qua đây ta thấy Thanh Ba đã bước vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Mức thu nhập của người dân tăng, năm 2015 giá trị sản xuất bình quân/lao

động là 34 triệu đồng đến năm 2017 giá trị sản xuất bình quân/lao động tăng lên

đạt 72 triệu đồng chứng tỏ mức sống của người dân trong xã được cải thiện qua

các năm.

Giá trị sản xuất của các lĩnh vực tuy có tăng qua các năm nhưng tốc độ

tăng trưởng vẫn còn chậm: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm nhẹ trong khi

tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng chậm. Ngành công nghiệp chủ đạo của huyện: Sản xuất xi măng, sản xuất gạch

xây dựng, sản xuất chè chế biến, sản xuất rượu –bia, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Thanh Ba vẫn là huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; xuất phát điểm kinh tế của huyện còn ở mức thấp trong khi tiềm năng phát triển khá, đặc biệt huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đặc sản, sản xuất chè hàng hóa, chè chất lượng cao. Huyện cũng có tiềm năng lớn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất làng nghề. Tuy

nhiên, do nguồn lực đầu tư những năm trước đây thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thu nhập và đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Phương pháp tiếp cậnnghiên cứu 3.2.1. Phương pháp tiếp cậnnghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận chính sách:Căn cứ vào các Sắc lệnh, Pháp lệnh,

Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư của Đảng, Nhà nước ta về thương binh, liệt sĩ,

người có công với nước được ban hành góp phần đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của các đối tượng chính sách qua từng thời kỳ phát triển của đất nước.

- Phương pháp tiếp cận xã hội học:Người có công là những người đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, họ cũng đã trải qua nhiều mất mát hy sinh nên rất dễ tủi thân, mặc cảm, do vậy nên khi thu thập thông tin cần sử dụng các kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng vấn đàm..., để đối tượng có niềm tin với người hỏi thì mới cung cấp những thông tin cần thiết và xác thực.

- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia PRA: Là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và hành động giữa các bên tham gia. Trong đó các đối tượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người có công đóng vai trò chủ đạo để xác định những khó khăn của họ, thảo

luận các giải pháp và đưa ra các định hướng hành động để giải quyết các khó

khăn đó.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tiến hành khảo sát 05 địa điểm trên địa bàn huyện Thanh Ba: xã Yển

Khê, Thị trấn Thanh Ba, xã Đông Thành, xã Mạn Lạn và xã Lương Lỗ. Đây

là 5 xã có số lượng người có công nhiều và nằm trong 3 vùng địa hình của

huyện Thanh Ba.

Xã Lương Lỗ và xã Mạn Lạn là các xã ven sông Hồng;

Thị trấn Thanh Ba và xã Yển Khê thuộc vùng thượng của huyện;

Xã Đông Thành nằm ở vùng giữa củahuyện.

Trong danh sách người có công của 05 đơn vị, chọn điều tra, khảo sát các

đối tượng theo các phiếu điều tra. Tập trung điều tra khảo sát 05 nhóm người có

công là: Bà Mẹ Việt Nam anh hùng 03 mẹ; thương, bệnh binh 40 đối tượng; thân

nhân liệt sĩ 30 đối tượng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa

học và con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 17 đối

và nhóm đối tượng gián tiếp chịu nhiều thiệt thòi trong kháng chiến và trong cuốc sống; là nhóm người có công chiếm số lượng nhiều trong tổng số người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 43)