Hoàn cảnh gia đình người có công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 79)

Hoàn cảnh gia đình Số lượng (gia đình) Tỷ lệ %

Khó khăn 4 4

Trung bình 68 76

Khá giả 18 20

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Qua kết quả khảo sát ta thấy được người có công ở huyện Thanh Ba vẫn còn có 20% người có công ở mức sống khá giả; 76% gia đình người có công có mức sống trung bình hộ khó khăn: và có 4% hộ gia đình người có công có hoàn

cảnhkhó khăn.

4.1.5. Đánh giá chung kết quả thực thi các chế độ ưu đãi người có công trên địa bàn huyện huyện Thanh Ba địa bàn huyện huyện Thanh Ba

Kết quả thực thi các chế độ ưu đãi người có công trên địa bàn huyện

Thanh Ba đã tương đối đầy đủ, chính xác đảm bảo đúng, đủ và kịp thời và đúng đối tượng. Các chế độ ưu đãi cơ bản như trợ cấp, phụ cấp, cấp thẻ BHYT hàng năm, trang cấp dụng cụ chỉnh hình, điều dưỡng luân phiên theo quy định, tặng

quà của các cấp vào những ngàylễ, tết, căn cứ vào nhu cầu thực tế của đối tượng

và tình hình ngân sách của địa phương hàng năm huyện Thanh Ba còn huy động các nguồn lực từ các cơ quan đơn vị các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện cùng vào cuộc để góp phần ổn định đời sống của người có công trên địa bàn huyện thực hiện mục tiêu toàn đảng toàn dân cùng góp phần chăm lo đời sống người có công chính vì vậy việc chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng không chỉ là vấn đề của gia đình người có

công mà còn là của cả xã hội, cả cộng đồng.

Trong những năm qua, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện sự phối kết hợp của các cấp các ngành, các hội đoàn thể, các tổ chức chính

trị - xã hội và sự nỗ lực của các địa phương nên về cơ bản đã chăm lo tốt đời

sống vật chất tinh thần của người có công và gia đình người có công với cách mạng đảm bảo bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của khu dân cư.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên việc thực thi các chế độ ưu đãi

người có công trên địa bàn huyện vẫn còn một sốtồn tại, hạn chếnhư sau:

- Công tác tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách ở một số địa phương

(các xã, thị trấn) chưa làm tốt, nặng về hình thức, thiếu chiều sâu; việc triển khai một số chính sách còn chậm do những vướng mắc và những bất cập của các văn bản như chính sách ưu đãi trong giáo dục đào tạo, cấp dụng cụ chỉnh hình, chế độ người hoạt động kháng chiến đã có con đẻ hưởng chế độ nhiễm chất độc hóa học nhưng bố vẫn chưa được hưởng chế độ…

- Qua rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên

địa bàn huyện vẫn còn một số người chưa được hưởng chế độ chính sách ưu đãi

người có công, một số người còn chưa được hỗ trợ kịp thời chế độ ưu đãi như:

Chế độ mai táng phí cho cựu chiến binh chống Mỹ, thanh niên xung phong,

quyết định 62, quyết định 142...

- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-

TTg của Thủ tướng chính phủ từ năm 2013 đến năm 2017 vẫn còn tồn đọng chưa

được giảiquyết dứt điểm do ngân sách địa phương không đủ bố trí;

- Vẫn có người hưởng sai chế độ ưu đãi trợ thương binh tạm dừng, chấm

dứt hưởng trợ cấp, việc thu hồi trợ cấp các đối tượng trên gặp rất nhiều khó khăn do các đối tượng đều là gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Công tác vận động tìm kiếm nguồn hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công gặp nhiều khó khăn

do điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn.

- Do điều kiện chiến tranh ác liệt, phức tạp, kéo dài và do chiến tranh kết

thúc đã lâu nên việc lưu giữ giấy tờ gốc, tìm kiếm người xác minh, người làm

chứng theo quy định gặp nhiều trở ngại. Theo quy định thì quy trình xác lập và

xét duyệt hồ sơ được tiến hành ở cấp xã. Tuy nhiên có nhiều nội dung thủ tục xác nhận sự việc xẩy ra đã lâu, hồ sơ chứng cứ, nhân chứng hầu hết không còn nên việc xét duyệt ở cấp xã chỉ làm qua loa, đại khái mà không cần nắm rõ nội

dung và chế độ chính sách nếu được giải quyết. Nên đôi khi việc làm qua loa, tùy tiện rất dễ dẫn đến hậu quả là thắc mắc khiếu kiện của người dân. Do vậy Nhà nước cần sửa đổi các quy trình xét duyệt sao cho phù hợp.

- Một số địa phương cấp ủy Đảng chính quyền cấp xã còn chưa quan tâm,

chú trọng, còn thiếu sát sao trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc nhắc nhở đôi khi buông lỏng quản lý nên việc tổ chức thực hiện chính sách chưa nghiêm. Chế độ thông tin báo cáo còn chậm, quá trình xác lập hồ sơ, thủ tục thiếu chu đáo và còn những sai sót.

- Việc bố trí cán bộ các cấp còn có nhiều bất cập còn thiếu, không đủ và

chưa đáp ứng, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã, thị trấn đa phần là mới được tuyển dụng, thời gian công tác ít, kinh nghiệm chuyên môn chưa có lại thường xuyên thay đổi chức danh công chức

nêm gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chuyên môn.

- Việc cấp phát trợ cấp thường xuyên cho người có công có xã còn thực hiện

chưa đúng, còn có hiện tượng mộtngười đi lấy cho nhiều người mà không có giấy

ủy quyền. Công tác thu hồi trợ cấp của các đối tượng theo kết luận thanh tra còn

chậm, chưa thu hồi được,... Việc chi trả chế độ mai táng phí cho thân nhân người có

công như cựu chiến binh chống Mỹ, thanh niên xung phong, QĐ 142, QĐ 62...

thuộc ngân sách địa phương đảm bảo, do ngân sách địa phương chưa đảm bảo kịp thời nên cấp nguồn chi trả còn chậm, chưa kịp thời...

Việc xác nhận người có công là công việc thường xuyên, liên tục qua nhiều năm nhưng đến nay vẫn còn tồn đọng một số hồ sơ đề nghị xác nhận. Việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ ở một số cơ sở còn chậm, chất lượng nhiều hồ sơ còn thấp; cá biệt một số xã, thị trấn còn để nhầm lẫn, sai sót, phải làm đi, làm lại nhiều lần.

- Đời sống của một số gia đình người có công vẫn còn nhiều khó khăn,

công tác khám chữa,chăm sóc sức khỏe còn nhiều hạn chế, việc thực hiện chính

sách hỗ trợ nhà ở cho người có công theo quyết định 22/2013/QĐ-TTg còn chậm

chưa đáp ứng được nguyện vọng của người có công, chính sách ưu đãi hỗ trợ đào

tạo và giải quyết việc làm chưa được chu đáo, trên địa bàn huyện vẫn còn 1.114

liệt sĩ hi sinh chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính, một số hồ sơ

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH BA ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH BA

4.2.1. Chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước

Năng lực hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách được thể

hiện bằng việc ban hành các văn bản có phù hợp không, có khả thi thực hiện

không, có đúng với quy định không và có đảm bảo tính khách quan, thực tiễn không. Năng lực đánh giá bằng cả hệ thống tổ chức bộ máy, chuyên môn của cán bộ thực thi chính sách từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Các văn bản chính sách

về thực thi pháp lệnh ưu đãi NCC thường xuyên liên tục được bổ sung và ngày

càng phù hợp trong quá trình thực thi chính sách NCC.

Hệ thống các công cụ chính sách: Khi xem xét hệ thống chính sách cần đánh giá công cụ chính sách vì đây là yếu tố rất quan trọng. Nếu thiếu một trong các công cụ thì chính sách không thể đi vào cuộc sống được.

Đã có các Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Chính phủ, các Thông tư

và nhiều văn bản chỉ đạo khác trực tiếp hoặc có nội dung quy định khung pháp

lý, chính sách là cơ sở, tiền đề cho việc thực thi chính sách NCC ở Việt Nam.

Nhìn chung, các chính sách ngày càng toàn diện, cụ thể hơn. Thêm vào đó, các

đối tượng được trợ giúp cũng từng bước được mở rộng, mức trợ cấp ngày càng

tăng, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn.

Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộLĐTB&XH về sự phù hợp của các chính sách đối với người có công STT Diễn giải Sốngười đồng ý Tỷ lệ (%) 1 Rất phù hợp 8 30 2 Phù hợp 17 63 3 Chưa phù hợp 2 7 4 Không ý kiến 0 0 Tổng 27 100

4.2.2. Phân cấp phân quyền trong tổ chức thực thi chính sáchCấp trung ương Cấp trung ương

Thiết kế chính sách Ban hành chính sách Kiểm tra, giám sát, quản lý thực thi

chính sách ở cấp địa phương

Cấp tỉnh

Triển khai và chỉ đạo cấp huyện thực thi

chính sách do cấp trung ương ban hành

Ban hành chính sách

của Tỉnh (sửa đổi, bổ sung trên nền chính sách của trung ương hoặc thiết kế chính sách mới do yêu cầu về ưu đãi NCC

Kiểm tra, giám sát và quản lý thực thi

chính sách đối với cấp huyện và xã

Cấp huyện

Thực thi chính sách

ưu đãi NCC trên địa bàn huyện

Chỉ đạo cấp xã thực thi

chính sách ưu đãi NCC

Giám sát, kiểm tra thực thi chính sách

ưu đãi NCC trên địa bàn xã

Cấp xã

Triển khai thực thichính sách ưu đãi NCC trên đại bàn xã

Sơ đồ 4.1. Phân cấp trong xây dựng và thực thi chính sách NCC

Trong quá trình thực thi chính sách NCC cần phải thiết lập được hệ thống

tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ thực thi chính sách chuyên nghiệp, đáp ứng được

yêu cầu quản lý và mục tiêu chính sách. Việc phân công phân cấp tốt, khoa học thì quá trình thực thi sẽ thống nhất, thông suốt và giúp cho công tác giám sát, đánh giá được dễ dàng và chính xác hơn. Theo khảo sát nghiên cứu cho thấy sự

phân công, phối hợp thực thi chính sách NCC trên địa bàn huyện Thanh Ba theo

cả chiều dọc và chiều ngang. Phân công theo chiều dọc ở đây là sự phân công, phân cấp theo các cấp độ quản lý Nhà nước để thực thi chính sách (từ trên xuống) từ cấp Trung ương (Chính phủ, Nhà nước) rồi đến cấp tỉnh, huyện (UBND, HĐND, Sở LĐTBXH…) và cấp xã.

Tổ chức thực thi chính sách đối với NCC huyện Thanh Ba được tổ chức thành 04 cấp, cơ quan chỉ đạo là UBND huyện tham mưu giúp việc trực tiếp cho

huyện là phòng LĐTB&XH huyện, trực tiếp thực hiện việc tổ chức triển khai

thực thi chính sách là UBND các xã, thị trấn.

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức thực thi chính sách Người có công

• UBND huyện Thanh Ba

Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với

hoạt động thực thi chính sách đối với NCC trong phạm vi địa phương, có những

nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Xây dựng, phê duyệt và tổ chức chương trình thực thi chính sách NCC

trên địa bàn huyện;

Quyết định hình thức hỗ trợ từ kinh phí thực thi chính sách NCC địa

phương cho các nội dung hoạt động phục vụchính sách ưu đãi đối với NCC;

• Theo dõi, đánh giá, định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ về

công tác tổ chức thực thi chính sách người có công tại địa phương. Tổ chức kiểm

UBND huyện Lao động thương binh và xã hội UBND xã, Thị trấn Người có công BHXH huyện

tra, thanh tra, giải quyết kiếu nại, tố cáo trong các hoạt động thực thi chính sách

NCC trên địa bàn huyện;

• Phòng Lao đông thương binh và xã hội – Bảo Hiển xã Hội huyện Thanh Ba;

• Tham mưu cho UBND huyện xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án

và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thực thi chính sách NCC và tổ

chức thực thi sau khi được phê duyệt;

• Trực tiếp thực hiện các hoạt động đối với chính sách NCC theo chương

trình, kế hoạch, đềán được giao;

• Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chếđộ chính sách đối với NCC tại địa phương;

• Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với hoạt động thực thi chính sách

NCC cấp xã trên địa bàn huyện;

• Thực hiện chế độ cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng theo yêu cầu của Sở LĐTB&XH và

cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

• UBND các Xã, thị trấn;

• Trực tiếp thực hiện các hoạt động thực thi chính sách đối với NCC theo

chương trình, kế hoạch, đềán được giao;

• Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chếđộ chính sách đối với NCC tại địa phương;

• Thực hiện chế độ cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ thực thi chính sách đối với NCC theo yêu cầu;

• Người có công: Thụ hưởng chính sách ưu đãi đồng thời là người đánh

giá mức độ hài lòng trong công tác thực thi chính sách ở cấp cơ sở đã đúng, đầy đủ và kịp thời hay chưa.

Trách nhiệm và nhiệm vụ thực thi chính sách NCC của các cơ quan quản lý trên địa bàn huyện Thanh Ba đặc biệt là hai cơ quan LĐTBXH và BHXH được phân định rõ ràng và biệt lập. Tuy vậy, với đặc điểm của chính sách NCC đôi khi khó có thể phân định rõ ràng ở một số vấn đề, nên việc phân chia quá rõ ràng

khiến cho việc tổng hợp, thống kê, đánh giá kết quả và hiệu quả của chính sách

gặp nhiều khó khăn. Tổ chức thực thi chính sách NCC chịu sự chi phối của nguyên tắc quản lý ngành, lĩnh vực (cơ quan chuyên môn) và quản lý địa phương

(lãnh thổ của tỉnh). Do vậy để thực hiện tốt các chương trình, chính sách NCC thì

cầncó sự gắn kết và chung tay của các cơ quan chức năng.

Theo sơ đồ cho thấy: Vấn đề cần xem xét về năng lực phối hợp giữa các bên có liên quan trong việc triển khai các hoạt động đã đề ra chính sách NCC

trên địa bàn huyện Thanh Ba gồm: Mức độ tổ chức áp dụng chính sách, quy

định; Mức độ áp dụng các chính sách, quy định; Mức độ hoàn thành báo cáo, yêu cầu; Chế độ giám sát và đánh giá các bên liên quan. Trong đó, mức độ áp dụng các chính sách, quy định của các bên liên quan khi phối hợp triển khai là chưa tốt, bị đánh giá là yếu trong các vấn đề đánh giá. Đây là thực tế khi có sự phối hợp của nhiều bên liên quan trong khi mỗi bên lại có những cách thực hiện, quy định khác nhau. Do đó khi thực hiện, áp dụng chính sách, quy định thì dễ gặp khó khăn. Các vấn đề còn lại được đánh giá ở mức trung bình. Do vậy cần có

những thay đổi để nâng cao hiệu quả trong phối hợp tổ chức, triển khai thực thi

chính sách NCC cho người dân.

Quá trình thực thi chính sách NCC trên địa bàn huyện Thanh Ba, các cơ quan có liên quan, chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung trong chương trình, chính sách đã có sự bàn bạc, thống nhất nội dung và nhiệm vụ của mỗi bên trước khi thực hiện. Trách nhiệm và hoạt động của mỗi bên được quy định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên đôi khi lại dẫn đến tình trạng cơ quan nào biết việc của cơ quan ấy. Đây là một hạn chế trong việc thực thi có hiệu quả các chính sách NCC. Việc thực hiện xét duyệt, quản lý và chi trả chế độ trợ cấp hàng

tháng cho đối tượng NCC là trách nhiệm của ngành LĐTBXH, nhưng việc thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 79)