Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

a. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Số liệu thu thập được công bốgồm: Niên giám thống kê các cấp, số liệu

tổng hợp điều tracủa các cơ quan Nhà nước, tổ chức cung cấp (báo cáo sản xuất

kinh doanh, báo cáo lao động, công trình nghiên cứu, chính sách tham khảo,

chuyên khảo có liên quan đến thực thi chính sách người có công; đối tượng

người có công, thu thập số liệu qua các nguồn, kênh khác nhau như thư viện, mạng Internet; tổng hợp từ sách báo, tạp chí, tài liệu nghiên cứu đặc biệt là thông

tin số liệu từ các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết từ năm 2015-2017 của

UBND huyện Thanh Ba, ngoài ra các báo cáo khoa học, tạp chí chuyên ngành…

từ đó nắm bắt những thông tin khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài, tình hình thực thi chính sách người có công qua đó tìm ra những hướng nghiên cứu mới cho đề tài.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được điều tra, khảo sát từ các đối tượng thực thi và thụ

hưởng chính sách người có côngtrên địa bàn 5 xã đại diện cho các tiểu vùng sinh

thái của huyện.

Căn cứ chọn mẫu: Chọn các cán bộ lãnh đạo, công chức trực tiếp làm

công tác thực thi chính sách người có công, đại diện các đối tượng người có công được hưởng các chính sách ưu đãi người có công, đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tham gia công tác xã hội hóa trong chăm sóc người có công. Cụ thể như sau:

Đề tài chọn phỏng vấn 10 cán bộ cấp huyện gồm 4 cán bộ Phòng LĐ

TB&XH, 3 cán bộ Phòng Kế hoạch-Tài chính và 3 cán bộ Mặt trận tổ quốc

huyện Thanh Ba.

Đề tài chọn phỏng vấn 10 cán bộ xã/thị trấn (mỗi xã/thị trấn chọn 2 người gồm Bí thư/phó bí thư đảng ủy, chủ tịch/phó chủ tịch xã).

Đề tài chọn điều tra 27 công chức LĐ TB&XH cấp xã/thị trấn của các xã/thị trấn trong huyện.

trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công.

Điều tra đại diện các đối tượng người có công gồm 90 người (Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh nặng, thương binh, bệnh binh hưởng chính sách như

thương binh, nạn nhân chất độc da cam).

Bảng 3.4. Sốlượng mẫu điều tra

STT Đối tượng thu thập số liệu

Số lượng

Phương pháp

thu thập Thông tin cần thu thập

1 Lãnh đạo và cán bộ phòng LĐTBXH, lãnh

đạo phòng Kế hoạch-

Tài chính, Mặt trận tổ

quốc

10 Phỏng vấn sâu Thực trạng công tác thực thi chính sách người có công, thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai.

2 Lãnh đạo xã, thị trấn Cán bộ LĐTBXH xã, thị trấn 10 27 Phỏng vấn sâu Điều tra bảng hỏi

Đánh giá công tác thực thi chính sách đối với người có công của địa phương

3 Doanh nghiệp trên địa

bàn

7 Phỏng vấn sâu Đánh giá công tác thực thi

chính sách đối với người

có công của địa phương

4 Đối tượng thụ hưởng

chính sách người có công 90 Phỏng vấn bảng hỏi Mức độ hài lòng trong công tác thực thi chính sách của cơ quan quản lý

chính sách

Nguồn: Tác giả (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)