Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý huyện Tam Đảo

Tam Đảo là một huyện miền núi, nằm trên phần chính phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu), Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 23.587,62 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Toàn huyện có 09 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 08 xã và 01 thị trấn; có 06 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn.

Tài nguyên đất: Với tổng diện tích đất tự nhiên là : 23.587,62 ha, trong đó, diện tích đất nông, lâm, thuỷ sản là: 19.020,42 ha, chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha, chiếm 18,54% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35 ha chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thuỷ sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99%, trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%.

Khoáng sản: Trên địa bàn huyện có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Đáy có thể làm vật liệu xây dựng, có quặng sắt và hai mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng có thể khai thác trong vài chục năm.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ, có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và có nhiều suối nhỏ ven các chân núi. Huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như hồ: Xạ Hương, Làng Hà, Vĩnh Thành.

Cảnh quan môi trường: Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như: Vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, huyền bí, có các công trình tự nhiên và nhân tạo, tạo cảnh quan đẹp như một số thác nước và mặt nước các công trình thuỷ lợi Thác Bạc, Hồ Xạ Hương, cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m là một công trình kiến trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam, ngoài ra trong vùng còn có các khu rừng tự nhiên. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được đầu tư xây dựng, nhất là hạ tầng du lịch để tạo thế hấp dẫn, thu hút, lấy nông nghiệp làm cơ sở, du lịch làm mũi nhọn để tạo bước phát triển nhanh và bền vững là nền tảng quan trọng phát huy lợi thế du lịch làm trọng điểm, tập trung văn hoá lễ hội của huyện trong thu hút đầu tư. Đây là cửa ngõ phía Đông - Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của tỉnh Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và trung tâm Thủ đô Hà Nội là 70km. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, lại là huyện tiếp giáp gần với Thủ đô Hà Nội, Tam Đảo có thuận lợi để phát triển KT - XH.

3.1.2. Đăc điểm Kinh tế

Đặc điểm cơ sở hạ tầng: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bảo đảm cho phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả huyện. Trong đó xây dựng hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch, trung tâm văn hoá lễ hội. Ngoài các dự án cụ thể đã được xác định chú trọng, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp, khu công nghiệp, dịch vụ vận tải, hậu cần, điện, đường, trường, trạm, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối gắn liền với khu du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh, đáp ứng một bước quan trọng đời sống và sản xuất của nhân dân.

Cơ cấu kinh tế: Năm 2004 huyện Tam Đảo được tái lập, từ đó đến nay nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, cụ thể là: Sản xuất Nông- Lâm- Ngư thuỷ sản tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất; công nghiệp, xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng nhanh; các ngành dịch vụ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, qui mô thị trường được mở rộng; cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp, cũng đang có sự chuyển dịch tích cực: giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành của huyện Tam Đảo được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: %

Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông - Lâm nghiệp – Thuỷ sản 60,62 53,54 49,15 Công nghiệp- xây dựng 19,23 21,92 23,54 Thương mại - Dịch vụ 20,15 24,53 27,31

Qua bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo đã có sự chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2014 là: Nông nghiệp: 60,62%; công nghiệp - xây dựng: 19,23%; dịch vụ: 20,15%, thì đến năm 2016, các tỷ lệ tương ứng là: Nông nghiệp giảm xuống còn: 49,15%; công nghiệp - xây dựng tăng lên đạt: 23,54% và dịch vụ đạt: 27,31%.

Những thành tựu KT - XH của huyện đạt được trong giai đoạn vừa qua là có sự đóng góp rất lớn của công tác quản lý, điều hành ngân sách địa phương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc đề ra và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, điều hành ngân sách hợp lý trong từng giai đoạn đã góp phần giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, phát huy nội lực và thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy thế mạnh của huyện đã tạo đà cho sản xuất phát triển. Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tam Đảo về việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch, để tạo thế hấp dẫn, thu hút. Lấy nông nghiệp làm cơ sở, du lịch làm mũi nhọn, để Tam Đảo trở thành một huyện du lịch trọng điểm, trung tâm văn hoá lễ hội của tỉnh gồm:

Tập trung vào sản phẩm du lịch tâm linh với việc khai thác lễ hội ở khu di tích Tây Thiên, Trúc Lâm Thiền Viện và các hoạt động lễ hội của khu lễ hội Đại Đình; du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch văn hoá, phấn đấu sẽ đón khoảng 200- 300 nghìn khách quốc tế vào năm 2020, sẽ đón khoảng 5 triệu khách nội.

Như vậy, mục đích của việc qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện là để thu hút vốn đầu tư, tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

3.1.3. Tình hình văn hóa xã hội

Tình hình dân số và lao động: Dân số trung bình huyện Tam Đảo năm 2016

khoảng: 75.012 người, mật độ dân số trung bình là 318 người/km2, trong đó dân

tộc thiểu số chiếm trên 41,9%, so với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt

tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi.

Cơ cấu giới tính: nam giới chiếm 49,1%, nữ giới 50,9%, dân số khu vực thành thị là 0,92%, dân số khu vực nông thôn là 99,08%, tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên bình quân hàng năm là 1,9. Hơn 50% lao động làm nông nghiệp, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, nên giá trị thu nhập tương đối thấp.

Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hóa xã hội khác cũng đều đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tỷ lệ lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề tăng từ dưới 30% năm 2010 lên 48% năm 2015. Công tác giảm nghèo được quan tâm, thực hiện đồng bộ, hiệu quả: 100% người nghèo hàng năm được cấp thẻ BHYT, học sinh con hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền điện, vay vốn phục vụ sản xuất. Do vậy đời sống của hộ nghèo dần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đến năm 2015 còn 6,85%. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện đã có 4/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ GĐVH, TVH, TDPVH ổn định, bền vững và đạt hiệu quả. Năm 2015, toàn huyện có 85% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 67,3% thôn văn hóa; 80% đơn vị văn hóa, 100% thôn xây dựng được hương ước, quy ước. Toàn huyện hiện có 73 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT), gia đình.... Nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, tổ chức các ngày kỷ niệm, không uống rượu, bia trong ngày làm việc và hút thuốc lá nơi công sở được thực hiện có hiệu quả. Hệ thống các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, đến nay đã xây dựng Trung tâm văn hóa huyện với diện tích 6,2ha, có 4/9 xã, thị trấn xây dựng Trung tâm văn hóa xã và 01 xã đang triển khai xây dựng; có 93/104 thôn xây dựng được nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân. Phong trào TDTT tiếp tục phát triển, hiện có trên 21% dân số luyện tập thường xuyên, tham gia thi đấu các giải thể thao của tỉnh, toàn quốc đạt nhiều giải cao (đã có 3 vận động viên là người Tam Đảo đạt Huy chương vàng SEA game). Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh, kết quả đạt giải nhất: Hội thi Câu lạc bộ Gia đình chủ đề về "Gia đình hạnh phúc" và Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã điểm xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Khung phân tích của đề tài 3.2.1. Khung phân tích của đề tài

Từ lý thuyết và thực tiễn được trình bày ở trên tôi đưa ra khung phân tích công tác quản lý chi NSNN trong phạm vi đề tài này được thể hiện thông qua sơ đồ 3.2.

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.2.1. Nguồn tài liệu thứ cấp

Những dữ liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động… được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết được thu thập tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện như: phòng Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài Chính - Kế hoạch, phòng Công thương, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tam Đảo.... Ngoài ra tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

3.2.2.2. Nguồn tài liệu sơ cấp

- Nội dung và phương pháp điều tra: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi, các mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Các nội dung thông tin liên quan đến thực trạng, những điểm yếu kém trong chính sách và thực hiện công tác quản lý chi ngân sách tại huyện Tam Đảo

- Đối tượng điều tra: là một số lãnh đạo, cán bộ tham gia công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Tam Đảo (Xem bảng 3.3)

- Chọn mẫu điều tra

Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Cỡ mẫu xác định bằng công thức Slovin:

(Với sai số cho phép là 10%; Tổng thể mẫu 900 - 1000 cán bộ)

N

n = ---

1+ N (e2)

Kích thước mẫu tối thiểu theo công thức Slovin là 90 - 100 mẫu, trong nghiên cứu này, tác giả chọn 100 mẫu đại diện

Bảng 3.3. Số lượng đối tượng điều tra

TT Đối tượng điều tra Số lượng ( người)

1 HĐND 2 2 UBND 2 3 Công thương 1 4 VPUBND 2 5 Phòng tài chính - kế hoạch 4 6 Văn phòng HĐND 2 7 Cán bộ kho bạc nhà nước 2 8 Phòng GD - ĐT 2 9 Trường tiểu học 2 10 Trường THCS 2 11 Kho bạc nhà nước 2 12 Chi cục thuế 2 13 Cán bộ xã 32 14 Phòng Thành tra 2 15 Ban quản lý dự án 2 16 Phòng Y tế 2 17 Phòng, ban khác 37 Tổng 100

Nguồn: Số liệu điều tra 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Các chỉ tiêu thu thập được tổng hợp lại từ phiếu điều tra. - Kiểm tra theo 03 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác, logic. - Hiệu chỉnh lại các dữ liệu.

- Nhập dữ liệu đã được hiệu chỉnh và mã hóa vào máy tính (thông qua phần mềm Excel).

- Phân tổ dữ liệu theo các mối quan hệ: trình độ đội ngũ quản lý chi NS, chấp hành dự toán, quyết toán.

- Trình bày kết quả tổng hợp: Bảng, đồ thị, sơ đồ, hình.

3.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số

mô tả thực trạng, đặc điểm kinh tế, xã hội, hệ thống chi NS, trình độ và năng lực quản lý của cán bộ thành phố, cán bộ quản lý tại các phường để phân tích mức độ và biến động NS. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng

trong đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý chi NS của huyện, cán bộ quản lý của xã; đánh giá kết quả thực tế công tác quản lý chi ngân sách cho cấp xã, so sánh việc thực hiện với kế hoạch để đánh giá mức đôh hoàn thành/không hoàn thành các chỉ tiêu tài chính đặt ra trong năm ngân sách.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thông qua việc gửi và thu thập

thông tin phản hồi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chi NS trong khu vực để đánh giá những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả chi NSNN

- Chỉ tiêu phản ánh lượng vốn chi từ ngân sách.

- Số lượng vốn chi cho từng ngành, từng hạng mục dự án. - Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi ngân sách.

3.2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)