Thực trạng chấp hành dự toán chi NSNN của huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo,

4.1.3. Thực trạng chấp hành dự toán chi NSNN của huyện Tam Đảo

Chi ngân sách huyện trong những năm qua không ngừng tăng lên Tổng chi ngân sách huyện năm 2014 mới chỉ đạt 398.740 triệu đồng, đến năm 2016 mức chi đã đạt con số 530.601 triệu đồng. Sở dĩ, tổng chi ngân sách huyện tăng một phần do nguồn thu trên địa bàn tăng và cơ chế chính sách thay đổi; nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi cơ chế quản lý và điều hành ngân sách chi liên tục thay đổi. Việc phân cấp nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương cho cấp huyện ngày càng mạnh mẽ đã tạo chủ động cho chính quyền cấp huyện trong quản lý và sử dụng ngân sách, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ phát triển kinh tế trên địa bàn. Trên cơ sở nhiệm vụ chi được phân cấp và dự toán chi ngân sách hàng năm được giao, huyện Tam Đảo đã tập trung ngân sách cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp, chi cho bộ máy quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối ngân sách xã, thị trấn đảm bảo đúng dự toán ngân sách cấp trên giao Huyện cũng đã khai thác tối đa các nguồn thu để ưu tiên bố trí cho nhiệm vụ chi đầu tư XDCB, đặc biệt là chi xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, giáo dục, văn hoá, y tế nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH trên địa bàn và cải thiện đời sống người dân trong huyện.

Bảng 4.5. Tình hình chi ngân sách nhà nước của huyện Tam Đảo

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh thực hiện

DT TH TH/KH DT TH TH/KH DT TH TH/KH 2015

/2014

2016

/2015 BQ

Tổng 230.085 398.740 173,30 331.142 457.879 138,27 433.847 530.601 122,30 114,83 115,88 115,36

I Chi đầu tư phát triển 78.200 132.176 169,02 99.213 132.415 133,47 102.134 134.741 131,93 100,18 101,76 100,97

II Chi thường xuyên 118.947 183.325 154,12 192341 202.144 105,10 277.560 269.083 96,95 110,27 133,11 121,69

Chi sự nghiệp kinh tế 10.512 10.905 103,74 17912 17.928 100,09 36.034 36.286 100,70 164,40 202,40 183,40 Chi SN môi trường 690 1.048 151,88 1267 1.651 130,31 3.830 4.461 116,48 157,54 270,20 213,87 Chi sự nghiệp GD-ĐT 68.185 95.917 140,67 99745 99.957 100,21 139.436 123.082 88,27 104,21 123,13 113,67 Chi sự nghiệp KHCN 110 100 90,91 110 100 90.,91 110 100 90,91 100,00 100,00 100,00 Chi sự nghiệp VHTT 634 3.079 485,65 956 1.109 116,00 2.508 3.365 134,17 36,02 303,43 169,72 Chi sự nghiệp TDTT 473 830 175,48 879 830 94,43 998 923 92,48 100,00 111,20 105,60 Chi SN truyền thanh 575 457 79,48 912 471 51,64 1.034 1.024 99,03 103,06 217,41 160.24 Chi sự nghiệp y tế 3.458 4.750 137,36 9318 9.080 97,45 12.891 10.891 84,49 191,16 119,94 155.55 Chi đảm bảo xã hội 6.505 16.560 254,57 9781 16.629 170,01 13.899 19.805 142,49 100,42 119,10 109,76 Chi QLNN 24.612 44.189 179,54 42132 44.621 105,91 55.635 57.548 103,44 100,98 128,97 114,97

Chi an ninh. quốc phòng 2.688 4.934 183,56 8123 8,566 105,45 9.512 9.800 103,03 173,61 114,41 144,01 Chi khác 505 556 110,10 1.206 1.202 99,67 1.673 1.798 107,47 216,19 149,58 182,89

II Chi dự phòng 3.146 5.431 202.144 7.923 269.083

IV

Chi từ nguồn thu để lại QL qua NS tại địa

phương 5.216 6.330 121,36 6,386 6.719 105,21 8.663 8.936 103,15 106,15 133,00 119,57

Chi dđầu tư XDCB 5.216 2.611 50, 06 2.934 5.123 112,37 174,61 143,49 Chi sự nghiệp GD từ

nguồn thu học phí 2.956 3,198 3.278 108,19 102,50 105,34

Chi đảm bảo xã hội 97 119 165 122,68 138,66 130.67

Chi QLNN, Đảng, Đoàn 112 198 217 176,79 109,60 143.19

Chi an ninh. quốc phòng 554 270 153 48,74 56,67 52,70

V Chi chuyển nguồn 37.923 61,414 61.812 161,94 100.65 131,30

VI Chi bổ sung NSX 24.576 38.986 158,63 27.771 55.187 198,72 37.567 56.029 149,14 141,56 101,53 121,54

Nhìn vào bảng số liệu 4.5 ở trên ta thấy: Tổng chi ngân sách huyện từ năm 2014 - 2016 đều vượt so với dự toán đầu năm: năm 2014 thực hiện 398.740 triệu đồng, đạt 172,98 so với dự toán và đạt 115,05 so với thực hiện năm 2014; năm 2015 thực hiện 457.879 triệu đồng, đạt 138,27 so với dự toán và đạt 115,88 so với thực hiện năm 2014; năm 2016 thực hiện 530.601 triệu đồng, đạt 122,3 so với dự toán, bình quân đạt 115,46.

4.1.3.1. Chấp hành chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư XDCB trên địa bàn huyện thực hiện các năm từ 2014 đến 2016 đều đạt cao so với dự toán giao Cụ thể: năm 2014 là 132.176 triệu đồng, đạt 169,02 dự toán, năm 2015 là 132.415 triệu đồng, đạt 133,47 dự toán; năm 2016 là 134.741 triệu đồng, đạt 131,93 dự toán. Khoản chi này những năm qua đều tăng và vượt dự toán giao là do nguồn thu bổ sung trong năm từ ngân sách cấp trên cho một số công trình trọng điểm của huyện, thu từ hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và hoạt động giao đất có thu tiền sử dụng đất ở một số xã, thị trấn đã đem lại nguồn thu năm sau cao hơn năm trước. Do vậy, trong những năm này, UBND huyện và HĐND xã đã điều chỉnh bổ sung chi cho hoạt động đầu tư phát triển thuộc cấp xã và cấp huyện. Mặt khác, do có một số công trình đầu tư từ những năm trước nhưng đến cuối năm chưa đủ thủ tục thanh toán vốn đầu tư, nên phải chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục chi, một số công trình được đầu tư từ chương trình mục tiêu của tỉnh, kinh phí bồi thường, GPMB, đầu tư hạ tầng phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất. Điều này, một phần cũng làm cho chi đầu tư phát triển vượt dự toán giao.

Qua bảng số liệu 4.6 cho thấy quá trình chấp hành chi đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 2014 - 2016 có sự biến động theo chiều hướng tăng. Cơ cấu các khoản chi đầu tư XDCB trong đó tập trung đầu tư vào giao thông và nông, lâm, thủy lợi (chiếm gần 70 tổng chi đầu tư XDCB).

Bảng 4.6. Số liệu thực hiện chi đầu tư XDCB năm 2014 - 2016

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DT TH TH/KH DT TH TH/KH DT TH TH/KH

1 Tổng số 83.416 134.787 161,58 105.599 135.349 128,17 110.797 157.864 142,48

2 Sự nghiệp nông, lâm, thủy lợi 24.967 43.987 176,18 34.812 46.153 132,58 49.527 61.756 124,69 3 Sự nghiệp giao thống 28.823 49.812 172,82 39.567 50.012 126,40 23.958 39.563 165,13 4 Quản lý nhà nước 11.783 15.657 132,88 9.512 16.341 171,79 10.898 21.967 201,57 5 Sự nghiệp giaáo dục 11.214 14.123 125,94 7.749 8.142 105,07 11.111 13.723 123,51 6 Sự nghiệp VHTT, y tế 2.795 4.743 169,70 7.423 7.989 107,62 6.978 9.674 138,64 7 Sự nghiệp khác 3.834 6.465 168,62 6.536 6.712 102,69 8.325 11.181 134,31

Bảng 4.7. Cơ cấu chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN huyện Tam Đảo Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung chi

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thực

hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Thực hiện trọng Tỷ Tổng chi NSNN 398.740 457.879 530.601

Chi đầu tư phát triển 132.176 33,21 132.415 28,92 134.741 28,79 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện

Số liệu Bảng 4.7 cho thấy, thực hiện Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về quản lý và điều hành dự toán NSNN, nhiệm vụ chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách tập trung của tỉnh được chuyển về cho ngân sách cấp huyện thực hiện Nguồn vốn cho các dự án, công trình được phân cấp cân đối vào dự toán ngân sách cấp huyện hàng năm Ngân sách tỉnh thực hiện cấp chuyển giao có mục tiêu cho ngân sách huyện Do vậy, chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách huyện từ 2014 đến nay tăng nhanh nhưng tỷ trọng trong chi ngân sách huyện lại có xu hướng giảm.

Như vậy, với lợi thế của huyện có điều kiện tự nhiên ưu đãi, có nhiều danh lam thắng cảnh và được tỉnh xác định xây dựng Tam Đảo thành huyện trọng điểm về du lịch của tỉnh, trong những năm qua, vốn đầu tư XDCB bố trí cho các dự án triển khai trên địa bàn Tam Đảo tăng nhanh cả về số lượng dự án triển khai và số vốn đầu tư.

Hiện nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện Tam Đảo đều đã có trụ sở làm việc khang trang, rộng rãi Các tuyến đường giao thông huyết mạch nối Tam Đảo với Thành phố Vĩnh Yên (trung tâm kinh tế xã hội của tỉnh), nối Tam Đảo với các huyện, thị xã khác trong, ngoài tỉnh và giữa các xã thuộc huyện Tam Đảo đã được mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, đảm bảo cho việc đi lại của người dân và giao lưu kinh tế giữa các vùng miền thuận lợi Nhiều trường học, nhà văn hóa, trạm y tế được ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư Tam Đảo, hiện có 90 số lớp học được kiên cố hoá và trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy; 100 trường học được kết nối Internet, 19/40 trường đạt chuẩn quốc gia; 100 xã được đầu tư xây dựng trạm y tế khang trang, trang bị thiết bị y tế từng bước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ của tuyến cơ sở.

Tuy nhiên, đối với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn như huyện Tam Đảo, nhu cầu đầu tư XDCB rất lớn, số thu NSNN trên địa bàn còn thấp, chi đầu tư XDCB chủ yếu trông chờ nguồn phân bổ theo tiêu chí, định mức và hỗ trợ của ngân sách tỉnh, nên cơ cấu chi đầu tư XDCB còn có bất cập, chưa hợp lý Chi đầu tư cho các công trình giao thông chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi đầu tư XDCB hàng năm, trong khi đầu tư cho các công trình hạ tầng KT - XH lại chưa tương xứng, đầu tư cho y tế, văn hoá còn thấp Số liệu cụ thể được phản ánh ở Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tỷ trọng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Huyện Tam Đảo Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng chi đầu tư XDCB Vốn CT 135 Nguồn NS

tỉnh Nguồn NS huyện Nguồn NS xã

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 2014 132.176 1.322 1,00 51.549 39,00 74.019 56,00 5.287 4,00 2015 132.415 - - 50.318 38,00 76.801 58,00 5.297 4,00 2016 134.741 1.347 1,00 41.769 31,00 80.845 60,00 10.779 8,00 Nguồn: Báo cáo chi đầu tư XDCB của Phòng TC-KH, KBNN Tam Đảo

Công tác kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư XDCB

Trong quá trình thực hiện thi công công trình XDCB, việc tạm ứng kinh phí thực hiện hợp đồng và mua vật liệu là điều kiện quan trọng giúp cho các nhà thầu, đặc biệt là các nhà thầu có tiềm lực không mạnh có vốn để huy động máy móc, thiết bị, nhân lực, vật liệu triển khai công trình đảm bảo tiến độ thi công. Tuy nhiên, việc tạm ứng có thể tạo ra những kết quả tích cực trước mắt nhưng cũng gây ra không ít mặt trái như nếu tạm ứng quá nhiều, trong khi khối lượng thực hiện tại công trường không tương xứng sẽ khiến chất lượng giải ngân kém; dẫn đến việc các nhà thầu chiếm dụng vốn nhà nước và sử dụng vào những mục đích khác, gây lãng phí vốn. Hơn nữa, tạm ứng hợp đồng và tạm ứng vật liệu không hợp lý dẫn đến làm giảm động lực của các nhà thầu thi công trong việc hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành và chủ đầu tư không có điều kiện thu hồi tiền tạm ứng hoặc bên thi công cố tình kéo dài thời

gian nghiệm thu để hưởng chênh lệch giá vật liệu, giá nhân công.

Tiền tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng của hợp đồng và bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên, không kể là mức thực hiện bao nhiêu và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80 giá trị hợp đồng. Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng.

Công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB

Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng phải theo quy định của Nhà nước đối với từng loại hợp đồng, việc thu hồi tạm ứng cũng được quy định chặt chẽ hơn nếu quá thời hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích chủ đầu tư có trách nhiệm cùng Kho bạc nhà nước thu hồi hoàn trả vốn đã tạm ứng cho ngân sách nhà nước đã khắc phục được tình trạng ngâm vốn của nhà thầu.

Việc thanh toán vốn đầu tư hàng năm nhìn chung còn chậm, không đồng đều, khối lượng XDCB hoàn thành thanh toán trong quý I, II và quý III đạt rất

thấp, tập trung thanh toán chủ yếu vào những tháng cuối năm với khối lượng

hoàn thành rất lớn (xấp xỉ 50-60 giá trị thanh toán cả năm). Giá trị khối lượng XDCB hoàn thành giải ngân trong thời gian chỉnh lý quyết toán là khoảng 20-30 kế hoạch năm, gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát hồ sơ thanh toán. Khối lượng đề xuất thanh toán đôi khi không đúng dự toán, nợ đọng vốn đầu tư do thiếu thủ tục đầu tư, nghiệm thu khối lượng hoàn thành chậm.

Trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, UBND huyện đã chỉ đạo chủ đầu tư, Ban quản lý các công trình xây dựng huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Công thương, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các phòng ban có liên quan thực hiện theo đúng quy định của Luật đấu thầu. Quy trình mời thầu, mở thầu, đóng thầu, chấm thầu và công bố kết quả chấm thầu được quản lý chặt chẽ, công khai, đảm bảo thời gian, đúng quy định của nhà nước đã tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị khi tham gia đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Trong công tác quản lý tiến độ thi công, chất lượng công trình, công tác nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, quyết toán công trình, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông

thôn (Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB đối với các công trình hạ tầng thủy lợi),

Phòng Công thương (quản lý nhà nước đối với các công trình hạ tầng về giao

thông, trường học, trạm y tế và các công trình dân dụng khác) kiểm tra, giám sát đối với chủ đầu tư, Ban quản lý các công trình xây dựng huyện và nhà thầu thi công từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước UBND huyện về những sai sót trong quản lý tiến độ thi công, chất lượng công trình, khối lượng nghiệm thu. Hàng năm có đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị được giao. Các công trình thi công cơ bản đảm bảo chất lượng, đảm bảo thi công theo đúng đồ án, thiết kế đã được phê duyệt.

Tuy nhiên trong quá trình quản lý chi đầu tư XDCB trên địa bàn huyện còn bộc lộ một số yếu kém nhất định:

- Việc phân cấp quản lý vốn đầu tư XDCB của Nhà nước ngày càng được mở rộng hướng về cấp cơ sở là nơi trực tiếp hưởng lợi từ công trình, song chưa thực sự gắn với trách nhiệm và chú ý đến năng lực của chủ đầu tư nhất là chủ đầu tư cấp xã, thị trấn. Do năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế, chưa có kinh nghiệm, cán bộ quản lý chuyên môn lại chưa qua đào tạo đúng chuyên ngành nên không giám sát được đơn vị thi công trong quá trình thực hiện dự án công trình dẫn đến công trình chất lượng kém, thất thoát vốn.

- Công tác lựa chọn nhà thầu đối với những công trình không phải tổ chức đấu thầu chưa được chặt chẽ, còn đơn giản một số khâu trong thủ tục hồ sơ như thiếu hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất hoặc có hồ sơ đề xuất của đơn vị nhận thầu nhưng còn thiếu báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kê khai về năng lực tài chính chưa chính xác, dẫn đến trong quá trình thi công nhà thầu thiếu vốn nên công trình kéo dài không đảm bảo được tiến độ thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 54 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)