Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

Có nhiều công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề quản lý chi NSNN ở cấp tỉnh, cấp huyện hay liên quan đến việc nguồn vốn NSNN ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, chỉ có một số nghiên cứu có giá trị tham khảo lớn cho đề tài và được thể hiện ở một số nội dung sau đây:

1. Nghiên cứu "Đánh giá kết quả thực hiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tỉnh Hưng Yên" của tác giả Nguyễn Đức Tải (Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, 2015). Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nội dung chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 22-26% tổng chi) trong chi NSNN ở tỉnh Hưng Yên, nghiên cứu đã mô phỏng bức tranh thực trạng của chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, cũng như đưa ra một số giải pháp khả thi có thể áp dụng cho quản lý chi ngân sách ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

2. Nghiên cứu "Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN của huyện Yên Khánh" của tác giả Phạm Thị Nhung (Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, 2015). Ngoài vấn đề huy động nguồn vốn, nghiên cứu đã phân tích sâu các vấn đề phân bổ nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; đây là những thông tin quan trọng có liên quan trực tiếp đến đề tài. Qua nghiên cứu này, tác giả Phạm Thị Nhung đã nêu bật những mặt tích cực và hạn chế liên quan đến công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản đang diễn ra ở địa bàn nghiên cứu trùng với đề tài nhóm nghiên cứu đang thực hiện. Vì vậy, số liệu và những phân tích của tác giả Phạm Thị Nhung là thông tin tham khảo quý báu cho việc thực hiện đề tài này.

3. Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện

kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá

và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Đặc biệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách của nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó, rút ra những

kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua, nhất là từ khi có Luật Ngân sách ra đời, có hiệu lực và đánh giá được những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực, rút ra 4 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt Nam đến 2010 và những năm tiếp theo cùng với những quan điểm đổi mới chi NSNN, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi NSNN. Trong đó, giải pháp đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN hiện nay. Tuy nhiên, phần lý luận có một số lý luận về vai trò của chi NSNN chỉ đúng với điều kiện Việt Nam mà không đúng với các nước nói chung; phần kinh nghiệm nước ngoài, nếu có kinh nghiệm của các nước tương đồng với Việt Nam thì sẽ tốt hơn. Nếu Luận án đề cập một cách rõ ràng, cụ thể hơn những khó khăn, trở ngại mà Việt Nam phải đối mặt khi triển khai thực hiện phương thức quản lý chi NSNN mới như Luận án đề xuất thì tính thuyết phục của các giải pháp sẽ cao hơn.

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong việc tăng cường quản lý chi NSNN ngân sách. Tuy nhiên, những công trình này chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của chi NSNN, mà chưa có công trình nào đề cập đến hoàn thiện quản lý chi NSNN ở địa phương hay cụ thể hơn đề cập nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoàn thiện quản lý chi NSNN tại một huyện có nhiều đặc thù như huyện Tam Đảo.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý huyện Tam Đảo

Tam Đảo là một huyện miền núi, nằm trên phần chính phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu), Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là 23.587,62 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Toàn huyện có 09 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 08 xã và 01 thị trấn; có 06 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn.

Tài nguyên đất: Với tổng diện tích đất tự nhiên là : 23.587,62 ha, trong đó, diện tích đất nông, lâm, thuỷ sản là: 19.020,42 ha, chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07 ha, chiếm 18,54% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35 ha chiếm 61,97%. Trong đất nông, lâm, thuỷ sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99%, trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%.

Khoáng sản: Trên địa bàn huyện có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Đáy có thể làm vật liệu xây dựng, có quặng sắt và hai mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng có thể khai thác trong vài chục năm.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ, có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và có nhiều suối nhỏ ven các chân núi. Huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như hồ: Xạ Hương, Làng Hà, Vĩnh Thành.

Cảnh quan môi trường: Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như: Vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, huyền bí, có các công trình tự nhiên và nhân tạo, tạo cảnh quan đẹp như một số thác nước và mặt nước các công trình thuỷ lợi Thác Bạc, Hồ Xạ Hương, cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m là một công trình kiến trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam, ngoài ra trong vùng còn có các khu rừng tự nhiên. Hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được đầu tư xây dựng, nhất là hạ tầng du lịch để tạo thế hấp dẫn, thu hút, lấy nông nghiệp làm cơ sở, du lịch làm mũi nhọn để tạo bước phát triển nhanh và bền vững là nền tảng quan trọng phát huy lợi thế du lịch làm trọng điểm, tập trung văn hoá lễ hội của huyện trong thu hút đầu tư. Đây là cửa ngõ phía Đông - Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của tỉnh Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên. Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và trung tâm Thủ đô Hà Nội là 70km. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, lại là huyện tiếp giáp gần với Thủ đô Hà Nội, Tam Đảo có thuận lợi để phát triển KT - XH.

3.1.2. Đăc điểm Kinh tế

Đặc điểm cơ sở hạ tầng: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bảo đảm cho phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả huyện. Trong đó xây dựng hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch, trung tâm văn hoá lễ hội. Ngoài các dự án cụ thể đã được xác định chú trọng, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp, khu công nghiệp, dịch vụ vận tải, hậu cần, điện, đường, trường, trạm, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối gắn liền với khu du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh, đáp ứng một bước quan trọng đời sống và sản xuất của nhân dân.

Cơ cấu kinh tế: Năm 2004 huyện Tam Đảo được tái lập, từ đó đến nay nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, cụ thể là: Sản xuất Nông- Lâm- Ngư thuỷ sản tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất; công nghiệp, xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng nhanh; các ngành dịch vụ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, qui mô thị trường được mở rộng; cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp, cũng đang có sự chuyển dịch tích cực: giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành của huyện Tam Đảo được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: %

Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông - Lâm nghiệp – Thuỷ sản 60,62 53,54 49,15 Công nghiệp- xây dựng 19,23 21,92 23,54 Thương mại - Dịch vụ 20,15 24,53 27,31

Qua bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo đã có sự chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2014 là: Nông nghiệp: 60,62%; công nghiệp - xây dựng: 19,23%; dịch vụ: 20,15%, thì đến năm 2016, các tỷ lệ tương ứng là: Nông nghiệp giảm xuống còn: 49,15%; công nghiệp - xây dựng tăng lên đạt: 23,54% và dịch vụ đạt: 27,31%.

Những thành tựu KT - XH của huyện đạt được trong giai đoạn vừa qua là có sự đóng góp rất lớn của công tác quản lý, điều hành ngân sách địa phương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc đề ra và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, điều hành ngân sách hợp lý trong từng giai đoạn đã góp phần giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, phát huy nội lực và thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy thế mạnh của huyện đã tạo đà cho sản xuất phát triển. Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tam Đảo về việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch, để tạo thế hấp dẫn, thu hút. Lấy nông nghiệp làm cơ sở, du lịch làm mũi nhọn, để Tam Đảo trở thành một huyện du lịch trọng điểm, trung tâm văn hoá lễ hội của tỉnh gồm:

Tập trung vào sản phẩm du lịch tâm linh với việc khai thác lễ hội ở khu di tích Tây Thiên, Trúc Lâm Thiền Viện và các hoạt động lễ hội của khu lễ hội Đại Đình; du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch văn hoá, phấn đấu sẽ đón khoảng 200- 300 nghìn khách quốc tế vào năm 2020, sẽ đón khoảng 5 triệu khách nội.

Như vậy, mục đích của việc qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện là để thu hút vốn đầu tư, tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

3.1.3. Tình hình văn hóa xã hội

Tình hình dân số và lao động: Dân số trung bình huyện Tam Đảo năm 2016

khoảng: 75.012 người, mật độ dân số trung bình là 318 người/km2, trong đó dân

tộc thiểu số chiếm trên 41,9%, so với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt

tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi.

Cơ cấu giới tính: nam giới chiếm 49,1%, nữ giới 50,9%, dân số khu vực thành thị là 0,92%, dân số khu vực nông thôn là 99,08%, tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên bình quân hàng năm là 1,9. Hơn 50% lao động làm nông nghiệp, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, nên giá trị thu nhập tương đối thấp.

Lĩnh vực giáo dục đào tạo, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các hoạt động văn hóa xã hội khác cũng đều đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tỷ lệ lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề tăng từ dưới 30% năm 2010 lên 48% năm 2015. Công tác giảm nghèo được quan tâm, thực hiện đồng bộ, hiệu quả: 100% người nghèo hàng năm được cấp thẻ BHYT, học sinh con hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền điện, vay vốn phục vụ sản xuất. Do vậy đời sống của hộ nghèo dần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đến năm 2015 còn 6,85%. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện đã có 4/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ GĐVH, TVH, TDPVH ổn định, bền vững và đạt hiệu quả. Năm 2015, toàn huyện có 85% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 67,3% thôn văn hóa; 80% đơn vị văn hóa, 100% thôn xây dựng được hương ước, quy ước. Toàn huyện hiện có 73 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT), gia đình.... Nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, tổ chức các ngày kỷ niệm, không uống rượu, bia trong ngày làm việc và hút thuốc lá nơi công sở được thực hiện có hiệu quả. Hệ thống các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, đến nay đã xây dựng Trung tâm văn hóa huyện với diện tích 6,2ha, có 4/9 xã, thị trấn xây dựng Trung tâm văn hóa xã và 01 xã đang triển khai xây dựng; có 93/104 thôn xây dựng được nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân. Phong trào TDTT tiếp tục phát triển, hiện có trên 21% dân số luyện tập thường xuyên, tham gia thi đấu các giải thể thao của tỉnh, toàn quốc đạt nhiều giải cao (đã có 3 vận động viên là người Tam Đảo đạt Huy chương vàng SEA game). Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh, kết quả đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)