Thực trạng công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 54)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo,

4.1.2. Thực trạng công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà

nước tại huyện Tam Đảo

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ chi của UBND tỉnh, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện thực hiện tham mưu đề xuất cho UBND huyện quyết định phân bổ giao dự toán chi NSNN cho các đơn vị trực thuộc. UBND huyện quyết định giao chi NSNN cụ thể về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi: Chi đầu tư phát triển; Chi quốc phòng, an ninh, Chi quản lý hành chính, Chi Sự nghiệp văn hoá, thể dụng thể thao...Việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN, Căn cứ vào dự toán được UBND huyện giao; UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán, trình HĐND xã, thị trấn quyết định dự toán chi và phương án phân bổ dự toán chi ngân sách theo

đúng thời gian quy định của Luật Ngân sách, Thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên chi tiết đến loại, khoản của Mục lục NSNN đã ban hành đến các ban, ngành, bộ phận thuộc quản lý của xã, thị trấn; đồng thời gửi KBNN huyện nơi giao dịch (một bản), Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện (một bản) làm căn cứ theo dõi, kiểm tra và kiểm soát chi theo quy định, Mọi khoản chi NSNN đều thực hiện trong dự toán đã được UBND huyện giao, quá trình phân bổ và thực hiện ngân sách của các đơn vị dự toán được kiểm soát qua KBNN huyện Tam Đảo, UBND huyện Tam Đảo sẽ chịu sự kiểm tra của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài chính và sự giám sát của Thường vụ Huyện uỷ Tam Đảo về điều hành và tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN hàng năm, UBND huyện có trách nhiệm kiểm tra việc xây dựng và thực hiện dự toán chi NSNN của UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện quản lý.

Công tác lập dự toán chi NS huyện Tam Đảo qua bảng 4.2 cho thấy các khoản đều tăng so với năm trước, dự toán chi năm 2015 tăng 43,92% so với năm 2014, năm 2016 tăng 31,02% so với năm 2015. Nhìn chung công tác lập dự toán chi trên toàn huyện có bản đã thực hiện đúng quy định, đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN. Tuy nhiên chất lượng chưa cao thể hiện mất cân đối về cơ cấu chi, việc bố trí vốn còn dàn trải, một số nhiệm vụ chi chưa theo đúng mức quy định của tỉnh, những tồn tại này kéo dài, chậm được khắc phục.

Bảng 4.2. Tình hình lập, phân bổ dự toán chi ngân sách huyện Tam Đảo

Đơn vị: triệu đồng

TT Nội dung chi

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 DT/KH (%) So sánh

Tổng đầu năm DT bổ sung DT Tổng đầu năm DT bổ sung DT Tổng đầu năm DT bổ sung DT /2014 2015 /2015 2016

Tổng số 230.085 159.405 70.680 331.142 271.561 59.581 433.847 336.714 97.133 143,9 131.02 I Chi đầu tư phát triển 78.200 42.768 35.432 99.213 55.622 43.591 102.134 80.087 22.047 126,87 102.94 II Chi thường xuyên 118.947 89.308 29.639 192.341 187.122 5.219 277.560 206.091 71.469 161,70 144,31 1 Chi sự nghiệp kinh tế 10.512 1.956 8.556 27.912 27.214 698 46.034 27.833 18.201 265,53 164,93 2 Chi SN môi trường 690 690 1.267 1.267 2.830 2.830 183,62 223,36 3 Chi sự nghiệp GD&ĐT 68.185 59.561 8.624 89.745 88.124 1.621 137.436 100.204 37.232 131,62 153,14 4 Chi sự nghiệp KHCN 110 110 110 110 110 110 100,00 100,00 5 Chi sự nghiệp VHTT 634 634 956 811 145 1.508 1.295 213 150,79 157,74 6 Chi sự nghiệp TDTT 473 400 73 879 800 79 998 589 409 185,84 113,54 7 Chi SN truyền thanh 575 575 912 900 12 1.034 876 158 158,61 113,38 8 Chi sự nghiệp y tế 3.458 3.054 404 9.318 8.000 1.318 9.891 9.000 891 269,46 106,15 9 Chi đảm bảo xã hội 6.505 6.012 493 9.781 9.000 781 10.899 8.832 2.067 150,36 111,43 10 Chi QLNN, đảng, đoàn 24.612 13.123 11.489 42.132 41.567 565 55.635 43.337 12.298 171,18 132.05 11 Chi an ninh quốc phòng 2.688 2.688 8.123 8.123 9.512 9.512 302,19 117,10 12 Chi khác 505 505 1.206 1.206 1.673 1.673 238.81 138,72 III Chi dự phòng 3.146 3.146 5.431 5.431 7.923 7.923 172.63 145,88

IV

Chi từ nguồn thu để lại

4.1.2.1. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Ngân sách cấp huyện căn cứ vào nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung được UBND tỉnh giao, nguồn đấu giá giá trị quyền sử dụng đất được điều tiết lại theo tỷ lệ % cho ngân sách huyện, nguồn thu từ xổ số kiến thiết, nguồn thu đóng góp xây dựng, nguồn vốn hợp pháp khác và căn cứ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, khối lượng dự kiến sẽ hoàn thành, lượng vốn đã thanh toán, những dự án mang tính chất cấp bách để phục vụ phòng chống lụt bão, phát triển sản xuất, UBND huyện lập dự toán chi tiết tới từng dự án, từng công trình và phân bổ theo quan điểm: ưu tiên nguồn vốn để chi trả nợ đối với những công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã được phê duyệt quyết toán, những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp và khởi công mới. đối với dự toán chi đầu tư phát triển cấp xã UBND huyện ban hành quyết định giao tổng dự toán chi đầu tư phát triển, UBND các xã, thị trấn trình HĐND xã phân bổ chi tiết cho từng công trình.

Đối với phân cấp quản lý chi xây dựng cơ bản cấp xã (Do UBND xã quản lý), được tỉnh phân cấp quản lý chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh phí

từ NSX, nguồn tiền này được dành cho xây dựng và cải tạo các công trình giao

thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, Văn hóa, thể thao và sự nghiệp khác.

Bảng 4.3. Dự toán vốn đầu tư phân bổ cho các ngành kinh tế từ 2014 – 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chi tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (%) CC Giá trị (%) CC Giá trị (%) CC 1 Tổng số 83.416 100,0 0 105.599 100,0 0 110,797 100,0 0 2 Sự nghiệp nông, lâm, thủy lợi 24.967 29,93 34.812 32,97 49.527 44,70 3 Sự nghiệp giao thông 28.823 34,55 39.567 37,47 23.958 21,62 4 Quản lý nhà nước 11.783 14,13 9.512 9,01 10.898 9,84 5 Sự nghiệp giáo dục 11.214 13,44 7.749 7,3 11.111 10, 6 Sự nghiệp văn hóa, thể

thao, y tế 2.795 3,35 7.423 7,03 6.978 6,30 7 Sự nghiệp khác 3.834 4,60 6,1 8.325 7,5

Đối với phân cấp quản lý chi đầu tư phát triển cấp huyện: cấp huyện được phân cấp quản lý chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh phí ngân sách có giá trị từ 8 tỷ đồng trở xuống.

Dự toán chi đầu tư XDCB được phân bổ vốn tập trung cho 2 lĩnh vực: giao thông và thủy lợi. Công tác quy hoạch được Tỉnh quan tâm và là nhiệm vụ ưu tiên để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó chú trọng đến quy hoạch các khu du lịch như: Quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 khu Danh thắng Tây Thiên và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch Tam Đảo I Thị trấn Tam Đảo. Đến nay đã phê duyệt mới, phê duyệt điều chỉnh 28 đồ án quy hoạch xây dựng như: Quy hoạch chi tiết TL1/500 Khu Trung tâm đô thị Hợp Châu và khu thương mại dịch vụ, dân cư đô thị Hợp Châu; quy hoạch chi tiết TL1/500 Khu TĐC phục vụ GPMB KCN Tam Dương II, khu vực I (Khu A) tại thôn Làng Mấu, Quan Đình xã Tam Quan; quy hoạch địa điểm ĐTXD công trình Chợ dịch vụ kết hợp chợ NTM Khu danh Thắng Tây Thiên…đã tạo nên cơ sở hạ tầng vững chắc, tạo nên bộ mặt mới cho Tam Đảo.

Là một huyện miền núi nên hệ thống thủy lợi cũng được huyện quan tâm đầu tư để phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều công trình như xây dựng hệ thống kênh mương, nạo vét các tuyến kênh trục, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau sạch… Các dự án này được chia ra các giai đoạn để thực hiện phù hợp với nguồn vốn được bố trí hàng năm. Hệ thống thủy lợi được xây dựng ngày càng kiên cố đã góp phần chủ động trong công tác tưới tiêu, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế.

Giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế trong những năm qua cũng được quan tâm đúng mức tạo điều kiện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để xây dựng các trường, nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng Trung tâm dạy nghề huyện để có cơ sở đào tạo nghề cho nông dân giúp họ nâng cao kỹ năng lao động, học thêm các nghề phụ như thêu ren, đan hàng cói xuất khẩu, may công nghiệp… nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân trong những lúc nông nhàn và xây dựng các trạm y tế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Bên cạnh những mặt ưu điểm, trong công tác lập, phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB còn biểu hiện những bất cập như: Chất lượng lập dự toán của các chủ đầu tư chưa đạt yêu cầu, do công tác khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đầu tư, khối lượng dự kiến thực hiện đến thời điểm lập dự toán chưa sát với thực tế nên trong năm còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, bổ sung danh mục công trình dẫn đến chưa chủ động được trong quá trình điều hành chi đầu tư XDCB.

Cơ cấu chi đầu tư giữa các ngành, các lĩnh vực chưa hợp lý. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên ngân sách huyện mới ưu tiên chủ yếu phân bồ vốn cho 2 lĩnh vực là giao thông và thuỷ lợi để thúc đẩy sản xuất phát triển còn các lĩnh vực khác như đầu tư cho các công trình về phát triển văn hoá, thể thao, nghiên cứu khoa học, kiến thiết thị chính, quản lý nhà nước, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm… chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra.

Việc phân bổ dự toán vốn đầu tư XDCB cho các công trình còn dàn trải, chưa mang tính trọng tâm trọng điểm. Hàng năm, do nguồn ngân sách còn khó khăn nên chưa bố trí được kế hoạch vốn để chi trả dứt điểm nợ XDCB cho các công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã được phê duyệt quyết toán mà mới phân bổ theo tỷ lệ % nguồn vốn trên khối lượng XDCB hoàn thành cho từng công trình, do vậy công nợ kéo dài có công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 5 năm chưa được thanh toán hết vốn.

Một số xã lập dự toán chi đầu tư XDCB chưa nghiêm, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên.

Cơ cấu đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực còn bất cập, chưa bám sát với nhu cầu thực tế. Thật vậy, trong lĩnh vực kinh tế ngân sách huyện chủ yếu tập trung cho hệ thống giao thông và phát triển nông nghiệp mà phần lớn là đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi (Chiếm hơn 60% vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi). Việc đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất công nghiệp, những công trình phục vụ cho việc khu du lịch chưa được quan tâm. Chủ yếu UBND huyện cho các đơn vị tư nhân thuê đất đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất, các trang trại mô hình kinh tế, phòng khám đa khoa tư nhân với quy mô nhỏ… Chưa thật sự có sự đầu tư một cách thoả đáng đối với những xã nghèo, những xã có điều kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn huyện. Nhìn chung việc phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Tam Đảo chưa thật sự bám sát mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, đôi khi việc phân bổ vốn còn mang tính chất mang mún, cục bộ.

4.1.2.2. Đối với chi thường xuyên

Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính, Đảng, nhà nước, đoàn thể trên cơ sở đảm bảo tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo

mức lương tối thiểu chung (hàng năm thay đổi theo khung mới nếu có), còn đối với định mức chi nghiệp vụ và hoạt động thường xuyên phân bổ theo tổng biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao. Đối với định mức chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề phân bổ theo tiêu chí dân số với các định mức ứng với vùng đồng bằng, đô thị, núi thấp, núi cao nhỏ hơn 18% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung để đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) tối đa 82%, chi cho hoạt động giảng dạy và học tập tối thiểu 18% (chưa kể nguồn thu học phí). Đối với định mức chi sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp phát thanh truyền hình, sự nghiệp đảm bảo xã hội, định mức chi cho quốc phòng an ninh, sự nghiệp y tế phân bổ theo tiêu chí dân số theo vùng đô thị, đồng bằng, núi thấp, núi cao. Đối với định mức chi cho sự nghiệp kinh tế bằng 10% tổng chi thường xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách. Đối với định mức chi khác ngân sách phân bổ theo tỷ trọng 0,4% tổng các khoản chi thường xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách. Trong định mức phân bổ có tính đến các đơn vị có dân số thấp để đảm bảo cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phòng Tài chính - kế hoạch huyện theo chức năng nhiệm vụ được quy định tại Luật ngân sách nhà nước thực hiện lập dự toán chi ngân sách cấp huyện, cấp xã để UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn và thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước đối với cấp xã là kiểm tra dự toán ngân sách xã khi đã được HĐND xã phê duyệt theo các quy định của nhà nước, nếu phát hiện dự toán ngân xã lập, phân bổ chưa đúng với quy định thì yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh.

Công tác lập dự toán hiện nay đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo, trên cơ sở bám sát tình hình thực tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dân chủ, công khai, công bằng và đảm bảo chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Dự toán chi ngân sách được UBND huyện thảo luận công khai với các ngành các đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn trước khi trình hội đồng nhân dân huyện xem xét phê chuẩn. Số tăng hay giảm chi so với năm trước, so với định mức được ngành chuyên môn thuyết minh, giải trình rõ ràng. đối với những khoản chi mang tính đặc thù nằm ngoài định mức phân bổ đều có dự toán chi tiết của từng đơn vị, thuyết minh chi tiết cơ sở lập dự toán và kèm theo các tài liệu chứng minh.

thường xuyên ngân sách nhà nước còn biểu hiện những bất cập và hạn chế:

- Ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước, ngân sách huyện giao dự toán cho ngân sách xã theo tổng số kinh phí được hưởng trên cơ sở của định mức phân bổ ngân sách cho các nhiệm vụ chi, do vậy UBND xã trực tiếp lập dự toán, trình HĐND xã phê duyệt. Trong quá trình lập và phân bổ chi ngân sách xã còn một số nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã đã i) Lập và phân bổ thấp hơn dự toán cấp trên giao theo quy định của nhà nước như dự

phòng, sự nghiệp giáo dục đào tạo. ii) Một số xã khi phân bổ ngân sách chưa giao

chỉ tiêu tiết kiệm 10% để cải cách tiền lương iv) Một số xã lập dự toán chi đầu tư

XDCB chưa nghiêm, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên dẫn đến mất cân đối về nguồn ngay từ khi lập dự toán gây khó khăn cho trong việc chấp hành chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)