Đăc điểm Kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 38)

3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đăc điểm Kinh tế

Đặc điểm cơ sở hạ tầng: đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, huy động có hiệu quả sự đóng góp của dân, khai thác mọi nguồn thu, tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bảo đảm cho phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả huyện. Trong đó xây dựng hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế du lịch, trung tâm văn hoá lễ hội. Ngoài các dự án cụ thể đã được xác định chú trọng, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp, khu công nghiệp, dịch vụ vận tải, hậu cần, điện, đường, trường, trạm, kiên cố hoá kênh mương, các công trình thuỷ lợi đầu mối gắn liền với khu du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh, đáp ứng một bước quan trọng đời sống và sản xuất của nhân dân.

Cơ cấu kinh tế: Năm 2004 huyện Tam Đảo được tái lập, từ đó đến nay nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, cụ thể là: Sản xuất Nông- Lâm- Ngư thuỷ sản tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả sản xuất; công nghiệp, xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều sản phẩm tăng nhanh; các ngành dịch vụ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, qui mô thị trường được mở rộng; cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp, cũng đang có sự chuyển dịch tích cực: giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành của huyện Tam Đảo được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: %

Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông - Lâm nghiệp – Thuỷ sản 60,62 53,54 49,15 Công nghiệp- xây dựng 19,23 21,92 23,54 Thương mại - Dịch vụ 20,15 24,53 27,31

Qua bảng số liệu trên, ta thấy cơ cấu kinh tế của huyện Tam Đảo đã có sự chuyển biến tích cực. Cụ thể, năm 2014 là: Nông nghiệp: 60,62%; công nghiệp - xây dựng: 19,23%; dịch vụ: 20,15%, thì đến năm 2016, các tỷ lệ tương ứng là: Nông nghiệp giảm xuống còn: 49,15%; công nghiệp - xây dựng tăng lên đạt: 23,54% và dịch vụ đạt: 27,31%.

Những thành tựu KT - XH của huyện đạt được trong giai đoạn vừa qua là có sự đóng góp rất lớn của công tác quản lý, điều hành ngân sách địa phương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc đề ra và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, điều hành ngân sách hợp lý trong từng giai đoạn đã góp phần giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, phát huy nội lực và thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy thế mạnh của huyện đã tạo đà cho sản xuất phát triển. Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tam Đảo về việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch, để tạo thế hấp dẫn, thu hút. Lấy nông nghiệp làm cơ sở, du lịch làm mũi nhọn, để Tam Đảo trở thành một huyện du lịch trọng điểm, trung tâm văn hoá lễ hội của tỉnh gồm:

Tập trung vào sản phẩm du lịch tâm linh với việc khai thác lễ hội ở khu di tích Tây Thiên, Trúc Lâm Thiền Viện và các hoạt động lễ hội của khu lễ hội Đại Đình; du lịch sinh thái, du lịch thể thao và du lịch văn hoá, phấn đấu sẽ đón khoảng 200- 300 nghìn khách quốc tế vào năm 2020, sẽ đón khoảng 5 triệu khách nội.

Như vậy, mục đích của việc qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện là để thu hút vốn đầu tư, tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)