Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong phân bổ ngân sách
Ở Nhật Bản, ngân sách trước tiên được chia theo lĩnh vực ngành nghề, và sau đó ngân sách của từng ngành lĩnh vực sẽ được phân chia giữa trung ương và địa phương dựa trên chức năng và nhiệm vụ của mỗi cấp theo tỷ lệ như sau:
Bảng 2.1. Phân chia các khoản chi chính giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương theo chức năng
Đơn vị tính: % Lĩnh vực chi tiêu Tỷ lệ chi tiêu theo chức năng Chi tiêu ở địa phương Chi tiêu ở trung ương Y tế và vệ sinh 4,6 94 6 Giáp dục nhà trường 10,6 86 14 Giáo dục xã hội 3,0 85 15
Dịch vụ tư pháp, cảnh sát, cứu hỏa 4,3 80 20
Phát triển đất đai 14,9 72 28
Các chi phí thương mại và công nghiệp 4,9 71 29 Các chi phí bảo vệ đất đai 2,7 65 35 Chi phí phúc lợi công cộng 15,2 63 37
Chi phí cho nhà cửa 2,1 58 42
Chi phí cho tái thiết thiên tai 0,4 58 42 Chi phí cho nông nghiệp,
nghề rừng và nghề cá 2,1 55 45
Chi phí quốc phòng 3,2 100
Chi phí hưu trí 3,5 100
Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/kinh-nghiem-quan-ly-ngan-sach-cua-mot-so-nuoc
Phân bổ nguồn lực tài chính giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương: Tỷ lệ nguồn thu thuế giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là khoảng 3:2, ngược lại, tỷ lệ chi tiêu tài chính tương ứng vào khoảng 2:3.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Pháp trong phân cấp quản lý ngân sách
Luật thuế địa phương của Pháp đã mở ra một giai đoạn quyết định trong quyền tự chủ của các địa phương về thuế. Theo đó, các Hội đồng tỉnh, Hội đồng xã và Hội đồng hợp tác liên xã có chế độ thuế riêng hàng năm được biểu quyết mức thuế suất của các loại thuế đất, thuế cư trú và thuế nghề nghiệp. Tuy nhiên, để giới hạn quyền của các địa phương, luật cũng quy định mức thuế suất trần để tham chiếu và khống chế chặt chẽ việc thay đổi thuế suất.
Các nguồn thu của địa phương bao gồm: thuế địa phương, trợ cấp của nhà nước, thu từ kinh doanh và các lĩnh vực khác.
* Thuế địa phương: Thuế địa phương dựa trên các cơ sở tính thuế liên
quan đến đất đai và các trang thiết bị hữu hình của doanh nghiệp. Thuế địa phương chủ yếu là thuế trực thu với bốn loại thuế chính (thuế nghề nghiệp, thuế nhà ở, thuế thổ trạch và thuế đất), chiếm 75% tổng thu từ thuế của các địa phương. Mỗi địa phương được quyền xác định thuế suất của thuế địa phương, nhưng phải tuân thủ một số quy định chung nhằm hạn chế việc tăng thuế. Tuy nhiên, nếu chính quyền thi hành một số chính sách thuế quá hà khắc thì sẽ bị nhân dân truất phế thông qua bầu cử.
* Trợ cấp của Trung ương: các khoản trợ cấp của Trung ương cho các địa
phương là nguồn tài chính chủ yếu của địa phương. Tổng cộng các khoản hỗ trợ tài chính của nhà nước hàng năm dành cho địa phương lên đến khoảng 55 tỷ euro. Các khoản trợ cấp đó được thực hiện qua nhiều kênh:
- Trợ giúp cho địa phương để hỗ trợ trang thiết bị và đầu tư. Đây là khoản trợ cấp mang tính truyền thống của Nhà nước.
- Một phần trợ cấp là nhằm thực hiện nguyên tắc bù đắp tài chính cho việc chuyển giao một số chức năng của Trung ương cho địa phương.
- Trợ cấp tổng thể về hoạt động: Được ấn định từng năm một theo luật tài chính, theo một tỷ lệ trích tính trước từ khoản dự định thu thuế giá trị gia tăng.
* Các khoản thu từ kinh doanh và từ các tài sản công: Gồm các lệ phí, phí hoặc thuế phải trả cho các dịch vụ công. Trong số các dịch vụ này, một số có thể thu dưới dạng nhượng quyền, số công hoặc cho thầu. Trên thực tế, phần thu từ kinh doanh trong ngân sách địa phương còn thấp.
Luật pháp bắt buộc các địa phương phải thực hiện cân đối ngân sách, để thực hiện cân đối, các địa phương có thể tự do đi vay. Tổng số vay nợ hàng năm phải thấp hơn tổng số chi cho trang thiết bị, vay nợ phải được dùng để đầu tư.
Theo quy định của pháp luật, địa phương được tự do vay các khoản dưới 500 triệu euro. Đối với các khoản vay từ 500 triệu đến 1 tỷ euro phải được Ban thư ký của Ủy ban ngân hàng phê chuẩn. Nếu lớn hơn 1 tỷ euro thì phải thông qua 1 số cơ sở chuyên môn về tín dụng.
2.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc
NSNN không lồng ghép và được chia thành 5 cấp: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã. Trước cải cách, việc lập dự toán ngân sách ở Trung Quốc căn cứ chủ yếu vào tình hình thực hiện năm trước với quy trình đơn giản và không rõ ràng, không bắt buộc phải lập dự toán. Các đơn vị sử dụng ngân sách rất thụ động trong việc đề xuất nhu cầu chi tiêu của mình. Các đơn vị sự nghiệp có thu phí tự sử dụng kinh phí thu được và để ngoài ngân sách, nhà nước không kiểm soát được. Các đơn vị thực hiện chi ngân sách bằng hình thức rút kinh phí trực tiếp từ Ngân hàng nhân dân Trung Quốc.
Đối với khâu lập dự toán và quyết định dự toán: Cơ quan quản lý NSNN giao cho các đơn vị sử dụng NS lập dự toán hàng năm, đồng thời lập kế hoạch tài chính ngân sách 3 - 5 năm để làm căn cứ ổn định ngân sách. Dự toán phải thông qua Quốc hội hoặc HĐND các cấp. Việc lập và quyết toán dự toán ngân sách hàng năm theo từng cấp.
Quy trình lập dự toán được thực hiện theo hình thức 2 xuống 2 lên: Vào tháng 6 hàng năm, cơ quan tài chính ban hành hướng dẫn lập dự toán năm sau, trên cơ sở đó các đơn vị dự toán lập khái toán gửi cho cơ quan tài chính lần thứ nhất. Sau khi nhận được khái toán của đơn vị, khoảng tháng 9 - 10 hàng năm cơ quan tài chính có văn bản yêu cầu đơn vị lập lại dự toán trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách. Các đơn vị dự toán tiến hành điều chỉnh lại khái toán và gửi lại cơ quan tài chính lần thứ hai trước ngày 15/12 hàng năm. Sau đó cơ quan tài chính tổng hợp xin ý kiến UBND, cuối cùng trình HĐND phê chuẩn dự toán.
Sau khi HĐND phê duyệt trong vong 01 tháng cơ quan tài chính phê chuẩn dự toán chính thức cho các đơn vị, giao số bổ sung cho ngân sách cấp dưới (cơ quan tài chính không tiến hành thảo luận, không làm việc trực tiếp với đơn vị dự toán và ngân sách cấp dưới, không thẩm định dự toán phân bổ chi tiết).
Định mức chi ngân sách được phân bổ theo từng ngành đặc thù khác nhau và quy định khung mức để từng cấp chính quyền địa phương quyết định cụ thể. Việc phân cấp chi ngân sách được quy định rõ ràng, trong đó ngân sách trung ương đảm bảo chi lĩnh vực an ninh, quốc phòng, ngoại giao, môi trường, các hoạt động cơ quan Nhà nước cấp trung ương, ngân sách địa phương của chính quyền cấp nào có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi do cấp đó quản lý, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ do ngân sách cấp trên giao.
Về bổ sung ngân sách cấp trên cho cấp dưới theo 2 loại:
- Bổ sung cân đối là khoản hỗ trợ căn cứ vào mức độ giàu nghèo của từng địa phương cụ thể
- Bổ sung có mục tiêu là bổ sung theo đề xuất cụ thể của các bộ chủ quản đối với các công trình, dự án trên địa bàn địa phương
Các chính sách đầu tư được vận dụng theo từng lĩnh vực:
- Đối với chi giáo dục: Luật giáo dục quy định không phải đống học phí 9 năm giáo dục phổ thông bắt buộc từ 1 đến lớp 9. Các trường dân lập, bán công tự thành lập và hoạt động, không phải nộp thuế và tiền thuê đất. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được phép vay vốn tín dụng để đầu tư trang thiết bị giảng dạy, đồng thời chủ động sử dụng nguồn thu học phí, tiền sử dụng đồ dùng học tập để nợ khi đến hạn. Các trường thuộc Bộ, ngành, đơn vị thì tự lo kinh phí, chính phủ xét thấy cần thiết thì hỗ trợ một phần, chính quyền thực hiện khoán chi cho tất cả các trường.
- Đối với chi nông nghiệp: Sau khi có Luật nông nghiệp, các chính sách của Chính phù được ban hành theo hướng dẫn hỗ trợ nông dân, nâng cao nhận thức về nông nghiệp đối với nông dân, tạo điều kiện đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giải quyết nạn đói, nghèo ở nông thôn bằng cách tạo ra nhiều việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao đời sống, thúc đẩy văn hóa phát triển ở nông thôn. Các chính sách tài chỉnh được cụ thể hóa như miễn giảm thuế nông nghiệp, đầu tư phát triển hệ thông thủy lợi, xây dụng vùng chuyên canh, cung cấp thông tin về thông nghiệp cho nông dân, hỗ trợ nhà cho nông dân, cho vay
ưu đãi đối với nông dân ngheo có thu nhập dưới 850 tệ để phát triển sản xuất.