Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 76 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo,

4.1.6. Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Tam Đảo

4.1.6.1. Đánh giá công tác phân bổ, lập dự toán chi NSNN

Bảng 4.17. Hiệu quả công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN tại huyện Tam Đảo

Đơn vị tính: %

Nội dung chi

2014 2015 2016 Dự toán bổ sung Kết toán cuối năm Dự toán bổ sung Kết toán cuối năm Dự toán bổ sung Kết toán cuối năm Chi đầu tư XDCB 45,31 100,00 43,94 100,00 21,59 100,00 Chi thường xuyên 24,92 99,88 2,71 99,84 25,75 99,87 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tam Đảo

- Số liệu giữa kế hoạch ngân sách và số liệu quyết toán thực tế cho thấy, hàng năm luôn phải điều chỉnh mức dự toán so với ban đầu bằng dự toán bổ sung với tỉ lệ rất cao (dao động từ 21,59 - 45,31 đối với chi đầu tư XDCB và 24,92 - 25,75 đối với chi thường xuyên). Tuy nhiên, kết toán cuối năm của Chi đầu tư XDXB luôn đạt 100, chi thường xuyên đạt 99,84. Như vậy, công tác lập, phân bổ dự toán ngân sách tại Tam Đảo có hiệu quả chưa cao.

0% 14% 59% 20% 7% rất tốt tốt TB Kém Rất kém

Hình 4.2. Kết quả điều tra mức độ thực hiện công tác lập và phân bổ NSNN Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Theo kết quả điều tra 100 cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tam Đảo về vấn đề Lập dự toán chi NSNN thì cho ta kết quả sau:

- Đánh giá về lập và phân bố chi NSNN: có tới 27% cho rằng công tác lập và phân bố chi NSNN là kém và rất kém, 59% đánh giá trung bình. Chỉ có 14% cho rằng công tác này làm tốt. Nguyên nhân là do: Căn cứ để xây dựng định mức chưa thật sự bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân. Đối với khối huyện, thị xã, các định mức phần lớn chỉ dựa trên tiêu chí dân số mà chưa xem xét đến điều kiện KT-XH và các yếu tố đặc thù của từng nơi, nhất là đối với huyện Tam Đảo, là một huyện miền núi nhưng định mức phân bổ ngân sách chi thấp hơn bình quân khối huyện là chưa hợp lý. Một số nội dung chi không có định mức cụ thể là chỉ quy định một tỷ lệ trên tổng chi thường xuyên không thật sự hợp lý (như chi SNKT được tính 12 /chi thường xuyên, chi khác ngân sách tính 2/tổng chi thường xuyên …). Định mức chi quản lý hành chính cũng mang tính bình quân giữa các lĩnh vực quản lý nhà nước, các tổ chức Chính trị - Xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp là chưa phù hợp.

- Đối với việc xây dựng định mức phân bổ ngân sách: là đơn vị hành chính thuộc tỉnh quản lý nên huyện không có thẩm quyền ban hành các định mức phân bổ ngân sách, thẩm quyền này thuộc về HĐND và UBND tỉnh. Trong giai đoạn 2010-2015 tỉnh đã ban hành định mức phân bổ ngân sách cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, các định mức này tương đối toàn diện trên các lĩnh vực để làm cơ sở xây dựng dự toán chi ngân sách cho các cấp ngân sách và các đơn vị sử dụng ngân sách.

Bảng 4.18. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức

Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Do định mức phân bổ thấp, định mức phân

bổ chưa phù hợp 76 76

Do người làm công tác phân bổ chưa nắm đầy đủ

những quy định của định mức 21 21

Khác 3 3

- Định mức phân bổ chưa phù hợp với thực tiễn. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở định mức chi hành chính, dẫn đến trong quá trình chấp hành dự toán các đơn vị sử dụng ngân sách gặp khó khăn, thường là các đơn vị có tổng hệ số lương cao thì gặp khó khăn. Điều này cũng gây khó khăn trong công tác quản lý của ngành tài chính, phải xem xét bổ sung dự toán chi thường xuyên mới đảm bảo hoạt động của đơn vị dẫn đến chi hành chính thường xuyên vượt dự toán. Theo khảo sát thì nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình lập và phân bố chưa lường trước được những nhiệm vụ phát sinh trong năm nên phân bổ thấp (có 38 người chọn) và do người làm công tác phân bổ chưa nắm đầy đủ những quy định của định mức (31 người chọn). Dự toán chi hàng năm đều phải thực hiện bổ sung, điều chỉnh do vậy công tác lập dự toán là chưa sát thực tế dẫn đến tình trạng gặp khó khăn trong quá trình chấp hành dự toán, không chủ động trong quá trình điều hành mà phải chờ khi HĐND họp cho phép điều chỉnh, bổ sung dự toán mới được thực hiện. Dự toán được lập chưa sát với thực tế nguyên nhân là do thời gian lập, phân bổ dự toán bị giới hạn, năng lực của một số cán bộ chuyên môn ở các đơn vị, chủ đầu tư, phòng, ban, nghành, UBND các xã, thị trấn liên quan đến việc lập, phân bổ dự toán có mặt còn hạn chế chưa hiểu rõ các quy định, chưa hiểu sâu, chưa nắm rõ thực tế về nhận biết các khoản chi, xây dựng, tính toán sự biến động, các thay đổi của khoản chi... trong quá trình lập dự toán và quá trình lập dự toán chi phải từ đơn vị sử dụng ngân sách, từ cấp dưới lên dẫn đến việc lập dự toán còn chậm, còn phải đôn đốc nhiều, gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp số liệu ở phòng Tài chính - Kế hoạch và số liệu còn mang nặng tính hình thức

Bảng 4.19. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân lập dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức

Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)

- Thời gian lập dự toán bị giới hạn 18 18

- Chưa căn cứ vào tình hình thực hiện của những năm liền

kề và nhiệm vụ của năm kế hoạch 11 11 - Năng lực của người được giao nhiệm vụ còn hạn chế 31 31

- Chưa lường trước được những nhiệm vụ phát sinh trong

năm 38 38

- Khác 2 2

Nhiều nội dung chi chưa thể hiện được vào định mức phân bổ ngân sách như chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định, những nội dung này thường chỉ giải quyết được trong quá trình thực hiện dự toán trên cơ sở khả năng tăng thu của ngân sách. Điều này cũng có nguyên nhân nhiều khi do khả năng ngân sách chưa thể cân đối được khi xây dựng định mức.

4.1.6.2. Đánh giá công tác chấp hành chi NSNN tại huyện Tam Đảo

Tốc độ tăng trưởng GTSX hàng năm của Tam Đảo đạt khá cao (khoảng 30,35/năm), trong khi đó tốc độ tăng chi XDCB hàng năm có dấu hiệu tăng liên tục (năm 2015 so với năm 2014 đạt 100,18; năm 2016 so với năm 2015 đạt 133,11 Mặt khác tỉ lệ chi XDCB/GTSX rất thấp (năm 2014 là 0,04; năm 2015 là 0,03 và năm 2016 là 0,02. Các chỉ tiêu trên cho thấy, công tác đầu tư công ở Tam Đảo đang từng bước đem lại hiệu quả rõ rệt.

Bảng 4.20. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi NSNN huyện Tam Đảo Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung 2014 2015 2016 Tốc độ tăng trưởng 2015 /2014 2016 /2015 BQ 1 Chi NSNN 315.501 334.559 403.824 106,04 101,76 103,90 Chi XDCB 132.176 132.415 134.741 100,18 133,11 116,65 Chi thường xuyên 183.325 202.144 269.083 110,27 126,51 118,39

2 Giá trị sản xuất 3.149.065 4.319.578 5.464.863 137,17 118,34 127,76 Nông nghiệp 1.406.712 2.152.321 2.547.141 153,00 121,55 137,28 Công nghiệp 721.032 815.784 991.571 113,14 142,52 127,83 Dịch vụ 1.021.321 1.351.473 1.926.151 132,33 142,52 137,42 3 Các chỉ tiêu so sánh GTSX/ chi NSNN 9,98 12,91 13,53 GTSX/XDCB 0,42 0,40 0,33 XDCB/GTSX 0,04 0,03 0,02

Hoạt động chi đầu tư phát triển tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách huyện là do chủ trương của huyện ưu tiên giành nguồn lực cho đầu tư phát triển: tiết kiệm chi thường xuyên để chi cho đầu tư phát triển, chi từ nguồn đấu giá QSD đất, từ nguồn mục tiêu của tỉnh,…

Có thể thấy rằng, mặc dù nguồn lực ngân sách huyện rất khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện đã thực hiện tốt công tác đấu giá QSD đất và cấp quyền sử dụng đất tạo nguồn để thực hiện đầu tư phát triển. Điều này, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng cho huyện Tam Đảo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH những năm tiếp theo.

15% 39% 25% 12% 9% rất tốt tốt TB Kém Rất kém

Hình 4.3. Đánh giá công tác quản lý chấp hành chi NSNN

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Theo khảo sát có 89 người cho rằng công tác quản lý chấp hành chi NSNN đánh giá là TB, tốt và rất tốt. Tuy nhiên vẫn có 21 người đánh giá công tác này chưa hiệu quả.

Phòng Tài chính - kế hoạch, KBNN huyện theo chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện cấp phát, kiểm soát các khoản chi đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Quá trình chi ngân sách được thực hiện cấp phát bằng dự toán ngân sách đối với các đơn vị dự toán, các đơn vị khoán chi, các đơn vị sự nghiệp thường xuyên có quan hệ đối với ngân sách nhà nước; cấp phát bằng lệnh chi tiền đối với các đơn vị không có giao dịch thường xuyên đối

với ngân sách nhà nước và thực hiện ghi chi ngân sách đối với những khoản chi từ nguồn học phí, học phí nghề, thu đóng góp tự nguyện. Kho bạc nhà nước huyện chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với những đơn vị được giao dự toán: Những đơn vị khoán chi hành chính, những đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các đơn vị dự toán. Phòng Tài chính - kế hoạch chịu trách nhiệm kiểm soát chi đối với những đơn vị cấp phát bằng lệnh chi tiền: Huyện ủy và các đơn vị không có quan hệ thường xuyên với ngân sách huyện. Ngân sách huyện đã được tham gia vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách nhà nước(chương trình Tabmis) áp dụng chung trong cả nước, việc khai thác thông tin quản lý được thuận tiện hơn, nhanh hơn, chính xác hơn thay vì trước đây cuối tháng Kho bạc nhà nước mới gửi báo cáo tháng thì nay cơ quan tài chính tự khai thác báo cáo và kiểm soát được quá trình thực hiện chi ngân sách của từng đơn vị sử dụng ngân sách theo hàng ngày do đó đã hạn chế được những đơn vị sử dụng ngân sách rút vượt dự toán chi và cùng phối hợp với cơ quan Kho bạc nhà nước kiểm soát chi theo dự toán đã giúp cho công tác quản lý chi ngân sách ngày càng chặt chẽ, hạn chế dần những sai sót trong công tác quản lý chi.

Bảng 4.21. Tỷ lệ ý kiến trả lời về phương thức cấp phát chi ngân sách

Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Rất thuận tiện 31 31

Thuận tiện 59 59

Chưa thuận tiện 10 10

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Trong 3 năm qua, việc kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc nhà nước còn bộc lộ những hạn chế, bất cập: Công tác kiểm soát chi đối với các hồ sơ, chứng từ chi chưa được chặt chẽ, chỉ kiểm soát chi trên bảng kê, không kiểm soát chứng từ gốc nên để xảy ra tình trạng một số đơn vị chi không đúng dự toán ngân sách đã ñược thẩm định; Chứng từ chi của các đơn vị chưa đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp; Chi vượt định mức, chế ñộ, tiêu chuẩn; Chi trả thừa, thiếu lương của cán bộ công nhân viên chức, chi thanh toán không đúng các khoản đóng góp; Chi sai nguồn, Chi sai mục lục ngân sách nhà nước…

Bảng 4.22. Kết quả đánh giá nguyên nhân của quản lý chi NSNN

STT Tiêu chí Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Do chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định chưa phù hợp 23 23

2

Do năng lực quản lý của chủ tài khoản, trình độ kế

toán đơn vị sử dụng NS chưa đáp ứng được yêu cầu 13 13

3 Do cấp chậm nguồn NS 26 26

4

Do văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi, các

đơn vị chưa năm bắt kiẹp 25 25

5

Do công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa

thường xuyên 21 21

6

Công tác phối hợp giữa các phòng ban liên quan chưa

chặt chẽ, chưa thống nhất 15 15

7

Do thiếu sự hướng dẫn của cơ quan quản lý về chuyên

môn nghiệp vụ 35 35

9 Khác 5 5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Nguyên nhân là do thiếu sự hướng dẫn của cơ quan quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ (35 người); cấp chậm và thiếu văn bản hướng dẫn chặt (chiếm 51 người); công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và do chế độ tiêu chuẩn định mức chưa phù hợp (21 người).

Nhìn chung, về cơ bản các hoạt động chi thường xuyên của huyện những năm qua là thực hiện theo dự toán UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị dự toán cấp huyện, các xã, thị trấn bám sát quyết định UBND huyện giao, làm cơ sở để điều hành chi thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và quản lý ngân sách, nhằm đảm bảo chi lương và các khoản có tính chất lương được kịp thời, đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị dự toán Ngoài ra, thực hiện chi các chương trình mục tiêu khác do ngân sách tỉnh bổ sung về ngân sách huyện, những nội dung phát sinh theo chỉ đạo của Huyện uỷ và UBND huyện.

4.1.6.3. Đánh giá công tác quyết toán chi NSNN 26% 64% 10% 0% 0% Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém

Hình 4.4. Đánh giá công tác quyết toán NS huyện Tam Đảo

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm…), chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách.

Bảng 4.23. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân của việc lập báo cáo quyết toán chi ngân sách chậm

Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Trình độ năng lực kế toán còn yếu kém 74 74

Thiếu tinh thần trách nhiệm 86 86

Văn bản hướng dẫn không rõ ràng 22 22

Khối lượng công việc nhiều 54 54

Khác 12 12

Có 86 ý kiến cho rằng do thiếu tinh thần trách nhiệm; 74 ý kiến là do trình độ năng lực của kế toán còn yếu kém, 54 ý kiến là do khối lượng công việc nhiều, 22 ý kiến do văn bản hướng dẫn không rõ ràng và 12 ý kiến là do lý do khác. Thật vậy, ở cấp huyện có 42 đơn vị sử dụng ngân sách trong đó trình độ đại học chiếm 38,6 nhưng chỉ có 04 kế toán có trình độ đại học được đào tạo chính quy còn lại là đào tạo tại chức; kế toán có trình độ cao đẳng chiếm 20,5 và kế toán có trình độ trung cấp chiếm 40,9. Bên cạnh đó kế toán thuộc các đơn vị sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)