Những giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 95 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Những giải pháp nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp

4.4.2. Những giải pháp chủ yếu

4.4.2.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình

 Lý do: Thực tế, kế hoạch DA XDCB cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Bình được lập khơng sát với thực tế khiến cho khối lượng thi công và nguồn vốn đầu tư thay đổi so với kế hoạch làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng cơng trình.

 Hướng giải pháp:

- Có kế hoạch thực hiện DA XDCB trong từng giai đoạn; ưu tiên bố trí những cơng trình hạ tầng cơ sở như: hệ thống cấp thốt nước, giao thơng, trường học, trung tâm văn hóa, thể thao, y tế, các cụm công nghiệp, công viên vui chơi giải trí, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống các chợ; các di tích lịch sử văn hóa, trụ sở xã, phường và các cơ quan...

- Cải tiến phương pháp lập kế hoạch ĐTXDCB từng cấp phải bảo đảm được tính ổn định và khả thi của các kế hoạch trung và dài hạn, từ đó mới có đủ thời gian để cơng tác chuẩn bị đầu tư thực hiện chính xác và hiệu quả, chấm dứt kiểu điều hành công tác xây dựng cơ bản theo kiểu "nghe ngóng tình hình vốn ngân sách cấp trên" và chạy theo các nhu cầu đầu tư đột xuất. Tình trạng này hiện đang trở nên phổ biến dẫn tới sự lộn xộn, ngẫu hứng trong quản lý đầu tư. Cơng tác lập kế hoạch hàng năm có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình giải ngân của dự án, kế hoạch lập không sát với thực tế, nếu lập cao sẽ khơng có tính khả thi, khơng thực hiện được, ngược lại nếu lập kế hoạch thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người hưởng thụ đến các nhà thầu vì sẽ xảy ra tình huống là tuy có khối lượng thực hiện nhưng khơng có nguồn vốn để thanh tốn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiên dự án, chậm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, khối lượng dở dang lớn, giảm hiệu quả vốn đầu tư, gây lãng phí khơng cần thiết.

- Việc xây dựng kế hoạch trung hạn nhằm từng bước minh bạch. Tiếp tục cải cách cơ chế chi ngân sách địa phương sao cho hợp lý nhằm tăng tỷ trọng chi cho đầu tư. Thực hiện tốt các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý đầu tư, quản lý xây dựng để tránh thất thốt, lãng phí.

- Kế hoạch DA XDCB phải đảm bảo tập trung mọi khả năng có thể huy động vốn, huy động tiền nhàn rỗi trong dân tài sản và tiềm năng của mọi thành

phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư. Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn thu chi, thực hiện triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tích lũy đầu tư từ ngân sách địa phương. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu, các chương trình quốc gia trên địa bàn. Khuyến khích đầu tư theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực hiện tốt được phương châm đó cần huy động thêm ngày công của nhân dân tham gia thi cơng xây dựng các cơng trình, đặc biệt là đối với các cơng trình giao thơng, cơng tác giải phóng mặt bằng.

 Hiệu quả của giải pháp

- Hạn chế được tình trạng thiếu vốn khi thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ của dự án theo đúng kế hoạch.

- Dự án XDCB được xây dựng phát huy tính hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

 Khó khăn khi thực hiện giải pháp: Kế hoạch được lập đảm bảo sát với

thực tế địi hỏi trình độ cán bộ lập kế hoạch phải cao và có hiểu biết về chuyên môn. Tuy nhiên, số lượng cán bộ có chun mơn cao trên địa bàn khơng nhiều. 4.4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình

 Lý do: Chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý DA

XDCB trên địa bàn mỏng về số lượng, hạn chế về chuyên môn và phải kiêm nhiệm nhiều công việc.

 Hướng giải pháp

- Phân cấp quản lý trong bộ máy một cách rõ ràng, việc phân công cán bộ thực thi quản lý Nhà nước về lĩnh vực quản lý dự án ở cấp xã, phường phải có hướng tập trung, không phân tán như hiện nay, một cán bộ thực hiện rất nhiều việc nhưng từng nghiệp vụ lại không sâu, dẫn đến bất cập trong công tác quản lý.

- Củng cố đội ngũ cán bộ quản lý về lĩnh vực quản lý dự án như: Tài chính - Kế hoạch, quản lý xây dựng... bằng cách tích cực mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát, công tác nghiệp vụ như lập dự án, đấu thầu, thanh quyết tốn cơng trình....đặc biệt là phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý XDCB ở cấp xã, phường. Tuyển dụng cán bộ vào cơ quan quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đúng trình độ, đúng ngành nghề và có đạo đức tốt.

- Khi xây dựng nội dung đào tạo quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải kết hợp lý luận cơ bản với khoa học quản lý hiện đại, chuyên môn nghiệp vụ phải gắn với kiến thức kinh tế thị trường, phù hợp yêu cầu của cơ chế thị trường. Trước hết, cần thường xuyên tổ chức nâng cao bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án. Đối với đội ngũ lãnh đạo yêu cầu phải là những người vừa có khả năng nghiệp vụ, vừa có khả năng về trình độ quản lý, có trình độ và kinh nghiệm. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý dự án thì cần phải xây dựng những tiêu chuẩn có thể đối với lãnh đạo như: Có năng lực điều hành hệ thống tổ chức, nắm vững quy trình nghiệp vụ, nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng, thường xuyên được đào tạo nâng cao năng lực. Đối với đội ngũ trực tiếp tham gia quá trình quản lý dự án u cầu phải có năng lực, trình độ và nắm vững quy trình nghiệp vụ quản lý dự án. Đồng thời, phải nghiêm túc trong công việc và luôn đặt mục tiêu chất lượng của dự án lên hàng đầu. Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, cần nâng cao công tác đào tạo, tập huấn các cán bộ quản lý. Việc đào tạo cán bộ quản lý đầu tư xây dựng rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác quản lý. Do vậy, cần phải sắp xếp cán bộ cho phù hợp, đi đơi với đó là phải bồi dưỡng năng cao kiến thức về quản lý kinh tế cho các cán bộ nhằm đạt được hiệu quả quản lý về đầu tư. Nghiêm túc thực hiện việc chọn lọc cán bộ nhằm bảo đảm một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp tại địa phương, bộ máy quản lý tinh gọn.

- Có chính sách hợp lý ưu đãi trong sử dụng, thu hút cán bộ có chun mơn, tay nghề cao về cơng tác trên địa bàn nói chung cũng như trong lĩnh vực quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản. Xử lý nghiêm trước pháp luật những trường hợp tham nhũng làm thất thoát ngân sách Nhà nước đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản. Khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, hối lộ, tiêu xài lãng phí đi đơi với xây dựng phong cách quản lý có văn hố; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.

 Hiệu quả giải pháp

Nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ quản lý dự án ĐTXDCB cấp xã, phường.

Động viên, khuyến khích qua chính sách hỗ trợ sẽ giúp đội ngũ cán bộ quản lý DA ĐTXDCB n tâm cơng tác.

 Khó khăn khi thực hiện giải pháp

- Gia tăng chi phí cho địa phương.

- Khó bố trí thời gian để tổ chức các khóa đào tạo.

4.4.2.3. Hồn thiện hệ thống văn bản trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

 Lý do: Văn bản sử dụng trong công tác quản lý chưa hiệu quả, triệt để

 Hướng giải pháp:

- Trong Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng Thay vì việc xác định chi phí thiết kế, thẩm tra các cơng trình xây dựng được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị xây lắp của cơng trình XDCB thì thời gian tới nhằm phát huy tính sáng tạo của các đơn vị tư vấn, cần nghiên cứu điều chỉnh lại cách tính chi phí thiết kế, thẩm tra theo hướng tính theo quy mơ và mức độ phức tạp của cơng trình mà khơng theo giá trị xây lắp cơng trình. Ví dụ đối với đường giao thơng thì đơn giá thiết kế tính thêm m2 (hoặc chiều dài) của đường tùy theo bề rộng mặt cắt ngang đường (đường trong hay ngồi đơ thị, có hay khơng có dải phân cách); đối với cầu thì đơn giá tính theo chiều dài nhịp, kết cấu nhịp đơ giản hay liên tục, áp dụng công nghệ mới hay công nghệ thông thường…

- Từ 2016, tỉnh Thái Bình đã đẩy mạnh việc phân cấp trong quản lý các DA XDCB cho UBND cấp huyện, xã. Tuy nhiên, trong văn bản hướng dẫn phân cấp quản lý mà UBND tỉnh ban hành lại không phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp trong quản lý DA XDCB gây khó khăn trong nghiên cứu văn bản. Vì vậy, thời gian tới UBND tỉnh cần rà soát lại văn bản và chỉnh sửa nội dung văn bản phân cấp theo hướng chia cụ thể nhóm những dự án sẽ thuộc UBND tỉnh, thành phố, huyện, xã làm chủ đầu tư. Sau đó xây dựng quy trình quản lý dự ánvới những dự án do UBND xã làm chủ đầu tư thay vì việc ban hành văn bản hướng dẫn phân cấp quản lý theo giai đoạn của dự án đầu tư như hiện nay.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống các thể chế quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, bao gồm: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường, Luật Ngân sách Nhà nước, tuy nhiên cần phải tăng cường quản lý, rà soát các văn bản quy định hiện hành để sửa đổi kịp thời với tiến trình phát triển. Đơn giản hố thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng như: lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng; lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán

 Hiệu quả giải pháp: Dễ dàng trong tra cứu, áp dụng văn bản trong thực

tế đồng thời giải quyết được những bất cập đang tồn tại hiện nay.

 Khó khăn khi thực hiện giải pháp: Việc đề xuất điều chỉnh chính sách

Trung Ương và soạn thảo mới chính sách địa phương mất nhiều thời gian.

4.4.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình

 Lý do: Vẫn cịn tình trạng điều chỉnh vốn đầu tư và khối lượng thi công

 Hướng giải pháp:

- Chất lượng phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự tốn khơng chỉ là cơ sở pháp lý, là căn cứ để quản lý và điều hành thực hiện dự án đầu tư cả về chất lượng và chi phí xây dựng dự án mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của dự án. Vì thế, chất lượng phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán ảnh hưởng rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến lãng phí, thất thốt, tiêu cực vốn đầu tư trong quá trình xây dựng. Để nâng cao chất lượng ra quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự tốn cần thực hiện tốt cơng tác thẩm tra, thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Nhà nước thực hiện việc quản lý chặt chẽ đối với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước từ khâu lập, đấu thầu, thực hiện, thẩm định, thanh tra, kiểm tra là rất cần thiết nó giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính hợp lý của các dự án đầu tư xây dựng từ góc độ hiệu quả kinh tế xã hội, giúp cho các chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất theo quan điểm hiệu quả và mang tính khả thi, giúp cho các cơ quan quản lý nguồn vốn xây dựng ra các quyết định đầu tư chính xác và tránh sự tham ơ, lãng phí gây thất thoát trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng.

- Nâng cao chất lượng thiết kế kỹ thuật bảo đảm đầy đủ các chi tiết, tránh lãng phí, gây tốn kém khơng cần thiết. Nâng cao chất lượng thiết kế nhằm nâng cao chất lượng tổng dự tốn cơng trình chính xác, khơng cịn hiện tượng bổ sung gây nên kẽ hở để tham ô, tiêu cực trong thực hiện đầu tư xây dựng. Việc thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật phải có căn cứ thực tế, dựa trên các quy định về chất lượng các cơng trình xây dựng ban hành theo các văn bản pháp luật của Bộ Xây dựng, của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư vấn trong việc lập dự án và thiết kế dự tốn các cơng trình nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ, giảm thiểu việc điều chỉnh sửa đổi, bổ sung nhiều lần.

- Các Sở chuyên ngành thường xuyên, tăng cường rà sốt năng lực các cơ quan tư vấn và có chế tài để loại bỏ những đơn vị không đủ năng lực tham gia hoạt động thẩm tra, thẩm định dự án. Thẩm định dự án cần phải bảo đảm tính khả thi, khoa học, khách quan. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực, có phẩm chất đạo đức và phong cách làm việc khoa học, khách quan, chặt chẽ.

- Cần có những quy định rõ hơn để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư và tư vấn thiết kế, kiên quyết thực hiện việc xác định trách nhiệm của người khảo sát, tư vấn thiết kế, thẩm tra với những sai sót trong cơng tác khảo sát, thiết kế và dự tốn giá trị cơng trình.

 Hiệu quả giải pháp: Tránh được tình trạng bố trí thiếu vốn đầu tư, đảm

bảo tiến độ các DA XDCB

 Khó khăn khi thực hiện giải pháp: Mất thời gian và nguồn lực cho việc

xây dựng quy định trách nhiệm giữa các bên và rà soát năng lực cơ quan tư vấn. 4.4.2.5. Hoàn thiện cơng tác quản lý chất lượng cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình

 Lý do: Số lượng các DA XDCB phát hiện sai phạm còn nhiều

 Hướng giải pháp:

- Cần phối hợp hoạt động thường xuyên giữa bộ phận thực hiện công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng cơng trình xây dựng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thốt, tham nhũng trong xây dựng. Bảo đảm rằng chất lượng cơng trình xây dựng luôn được theo dõi, đôn đốc nhằm phát hiện nhanh chóng và kịp thời những sự cố cơng trình phát sinh để tìm biện pháp hữu hiệu, tháo gỡ kịp thời, tránh hiện tượng dự án bị bỏ lỡ gây lãng phí vốn và thời gian đầu tư.

- Thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng khác đối với nhà thầu thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng, điều kiện năng lực, nhiệm vụ được giao. Đối với công tác kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc trong giai đoạn thẩm định. Nâng cao vai trò của các Trung tâm kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng, mức độ phát huy của các đơn vị thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng trên địa bàn, đề xuất các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 95 - 105)