Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 48)

xã, phường tại thành phố Thái Bình

Qua bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhật Bản, Singapore và một số địa phương trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã tại thành phố Thái Bình như sau:

- Cần chú trọng đến công tác lập kế hoạch dự án nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án, dự án đầu tư thực sự phát huy hiệu quả và ý nghĩa. Từ đó tránh được tình trạng dàn trải vốn đầu tư và đầu tư không hiệu quả.

- Cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về các công trình XDCB tại địa phương cũng như phân cấp quản lý, cơ cấu nguồn vốn nhằm thực hiện nhanh quyết toán vốn đầu tư và minh bạch trước dân.

- Xây dựng bộ máy quản lý điều hành dự án đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ. Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân để nâng cao tinh thần trách nhiệm.

- Trong suốt quá trình thực hiện xây dựng các công trình xây dựng cơ bản phải có sự tham gia của giám sát cộng đồng để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công.

- Định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án, phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý.

- Thường xuyên phối hợp với các đơn vị, phòng ban tăng cường kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các công trình.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên thành phố Thái Bình 3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình 3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Thành phố Thái Bình nằm ở trung tâm của tỉnh, phía Đông Nam và Nam giáp huyện Kiến Xương, Tây và Tây Nam giáp huyện Vũ Thư, Bắc giáp huyện Đông Hưng. Thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km theo Quốc lộ số 10 và Quốc lộ số 1 về phía Tây Bắc, cách thành phố Nam Định 20 km về phía Tây, cách Thành phố Hải Phòng 60 km về phía Đông - Bắc theo quốc lộ số 10 và cách cảng biển Diêm Điền 30 km theo Quốc lộ 39 về phía Đông - Nam.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Thái Bình

Với vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn, đặc biệt đối với vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Thành phố Thái Bình là vùng đất bằng phẳng, có độ cao 2,6 m, có sông Trà Lý chảy qua với chiều dài 6,7 km, có hệ thống sông đào đã được nâng cấp, kè bờ. Chất đất ở đây có nguồn gốc phát sinh từ các cồn và bãi cát biển nhưng được bồi đắp phù sa nên rất thích hợp cho việc gieo trồng lúa nước và cây rau hoa màu. Nơi đây cũng rất ổn định về địa chất, phù hợp với việc phát triển các ngành công nghiệp hay xây dựng những công trình cao tầng (Cổng thông tin điện tử thành phố Thái Bình, 2017).

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Thành phố Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn với tổng bức xạ trên 100 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm và có tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.5000C. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, lượng mưa trung bình trong năm 1.500 - 1.900 mm, độ ẩm từ 80 - 90%, mùa đông lạnh mưa ít, mùa hạ nóng mưa nhiều.

- Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 10, khí hậu đặc trưng nóng, ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất 39,20C, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, cường độ rất lớn từ 200 - 300 mm/ngày. Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam.

Từ tháng 11 kết thúc vào tháng 4 năm sau, khí hậu đặc trưng lạnh và mưa ít. Nhiệt độ trung bình 200C, thấp nhất 5 - 60C. Độ ẩm không khí 70 - 80%, những ngày cuối đông sang hè thường có mưa phùn, độ ẩm trên 90%. Lượng mưa nhỏ chiếm từ 15 đến 20% lượng mưa cả năm. Hướng gió thịnh hành là gió Đông - Bắc, tuy gió không mạnh nhưng thường gây ra lạnh đột ngột (Cổng thông tin điện tử thành phố Thái Bình, 2017).

Nhìn chung thời tiết khí hậu của thành phố là khí hậu nóng, ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên vào thời gian chuyển tiếp giữa các mùa, có sự biến động mạnh về thời tiết với các hiện tượng xấu như: giông, bão, gió Tây Nam, gió Đông Bắc... đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Theo đó, khí hậu cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai, xây dựng các công trình thuộc dự án

XDCB, trong năm từ tháng 3 đến tháng thời tiết thuận lợi nên chủ yếu các công trình sẽ được xây dựng nhiều vào khoảng thời gian trên. Do vậy, công tác quản lý thanh kiểm tra sẽ tập trung vào khoảng thời gian này.

3.1.1.3. Thủy văn

Thành phố Thái Bình nằm ở hạ lưu sông Hồng nên có mật độ sông, hồ khá lớn, bao gồm:

- Sông Trà Lý là một nhánh của sông Hồng, bắt nguồn từ xã Hồng Lý - huyện Vũ Thư và đổ ra biển tại cửa Trà Lý. Đoạn chạy qua thành phố dài 9 km, chiều rộng trung bình 150 - 200 m. Sông Trà Lý là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đồng thời hàng năm cũng cung cấp một lượng phù sa rất lớn bồi đắp cho các cánh đồng.

- Sông Vĩnh Trà chạy từ Tây sang Đông qua trung tâm thành phố, đoạn qua thành phố dài 4 km, rộng từ 15 m đến 30 m.

- Sông Kiến Giang bắt nguồn từ sông Vĩnh Trà tại cầu Phúc Khánh chảy qua xã Vũ Phúc, Vũ Chính và xuôi về phía Nam, có chiều dài 6,5 km, chiều rộng 20 - 40 m.

- Sông Bạch chảy từ phía Bắc thành phố qua xã Phú Xuân, đổ vào sông Kiến Giang tại cầu Phúc Khánh, chiều dài 7,5 km, chiều rộng 20 m.

- Sông Bồ Xuyên bắt nguồn từ cầu Phúc Khánh chảy qua các phường nội thị đổ ra sông Trà Lý, dài 5 km, rộng 10-20 m.

- Sông 3/2 nằm ở phía Nam thành phố, dài 4,8 km, chiều rộng trung bình 15 m, bắt nguồn từ sông Trà Lý chảy qua phường Kỳ Bá, Trần Lãm, Quang Trung rồi đổ ra sông Kiên Giang.

Ngoài hệ thống sông ngòi, thành phố còn có nhiều hồ, ao đây là nguồn nước dự trữ quan trọng khi mực nước các sông xuống thấp vào mùa khô hạn (Cổng thông tin điện tử thành phố Thái Bình, 2017).

Nhìn chung mật độ sông, ngòi của thành phố khá dày, đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ thuỷ văn của sông Hồng thông qua sông Trà Lý. Về mùa mưa, cường độ mưa lớn và tập trung, khả năng tiêu úng chậm đã gây ra úng ngập cục bộ cho các vùng thấp, trũng. Đặc biệt sông Trà Lý vào mùa lũ, tốc độ dòng chảy lớn, mực nước

sông cao, dễ gây lũ lụt, cần được nạo vét và củng cố hệ thống đê điều. Do mật độ sông, ngòi của thành phố khá dày nên số lượng công trình XDCB về thủy lợi có nhiều hơn so với các địa phương khác và công tác quản lý với loại công trình này cũng có những đặc trưng nhất định.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội thành phố Thái Bình 3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế 3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Trong 3 năm từ 2014-2016, tình hình kinh tế của Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực, đạt kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2016 đạt 10,53%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Ngành công nghiệp xây dựng chiếm 69,98%; thương mại, dịch vụ chiếm 26,77%; nông nghiệp chiếm 3,25%.

Với mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế, trọng tâm là công nghệp và thương mại, dịch vụ, ưu tiên hoàn thiện hạ tầng các khu - cụm công nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làm tốt công tác xúc tiến thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp, cơ cấu các ngành phát triển đúng hướng. Các dự án đầu tư vào thành phố có xu hướng gia tăng. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tại 2 cụm công nghiệp Phong Phú, trần lãm ổn định. Hoạt động của nghề và làng nghề được duy trì và tiếp tục phát triển ổn định.

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế thành phố Thái Bình giai đoạn từ 2014 - 2016 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Giá trị SX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Nông nghiệp 727 3,66 748 3,40 789 3,25 102,89 105,48 104,18

Công nghiệp, xây dựng 13.865 69,79 15.354 69,85 16.984 69,98 110,74 110,62 110,68

Thương mại, dịch vụ 5.276 26,56 5.880 26,75 6.498 26,77 111,45 110,51 110,98

Tổng giá trị sản xuất 19.868 100,00 21.982 100,00 24.271 100,00 110,64 110,41 110,53

Trong 3 năm, ngành thương mại và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân 10,98%/năm đạt 6.498 tỷ đồng trong năm 2016. Số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thương mại tăng 7,4% so với năm 2015. Trong đầu năm 2016 đã có 2 Trung tâm thương mại lớn đi vào hoạt động là Trung tâm thương mại Vincom và Trung tâm thương mại Trần Anh tại đường Lý Bôn, khởi công 2 dự án dịch vụ thương mại có quy mô lớn là Trung tâm thương mại số 61, phố Lê Lợi và khu vui chơi giải trú phường Hoàng Diệu. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại được duy trì tốt, kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Về nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng có giảm xuống từ 3,66% (2014) xuống còn 3,25% (2016) trong cơ cấu kinh tế nhưng về giá trị sản xuất nông nghiệp lại tăng từ 727 tỷ đồng (2104) lên 789 tỷ đồng (2016) với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014 - 2016 là 4,18%/năm. Thành phố tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới; tổ chức thực hiện vùng sản xuất theo quy hoạch Nông thôn mới như trồng hoa (Vũ Chính); cây cảnh, cây ăn quả (Hoàng Diệu, Đông Hòa); Cây màu, cây vụ đông (Vũ Phúc, Vũ Lạc, Vũ Đông)… gắn phát triển nông nghiệp với thương mại, du lịch sinh thái.

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn thành phố với tỷ trọng 69,98% (2016). Tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm (2014 - 2016) đạt 10,68%/năm. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH), làm tốt công tác xúc tiến thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ưu tiên các dự án quy mô đầu tư lớn, công nghệ thiết bị hiện đại ít ảnh hưởng đến môi trường nhằm tạo sự tăng trưởng cao và ổn định, đồng thời tạo quỹ đất thu thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư. Tập trung xây dựng và hoàn thành những công trình trọng điểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội như hệ thống thoát nước, đường vành đai phía Nam, đường Kỳ Đồng, đường Trần Phú kéo dài, đường Trần Lãm, cầu Vũ Phúc, nút giao thông Phúc Khánh, đường chân đê hữu Trà Lý… (Phòng Kinh tế thành phố Thái Bình, 2017).

Bảng 3.2. Cơ cấu dân số, lao động trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014 – 2015

Chỉ tiêu ĐVT

2014 2015 2016 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Dân số Người 272.779 100,00 277.798 100,00 282.941 100,00 101,84 101,85 101,85 - Thành thị Người 177.715 65,15 182.691 65,76 187.618 66,31 102,80 102,70 102,75

- Nông thôn Người 95.064 34,85 95.107 34,24 95.323 33,69 100,05 102,23 100,14

Lao động Người 171.305 62,80 174.262 62,73 175.068 61,87 101,73 100,46 101,09

Hộ gia đình Hộ 90.624 90.631 90.643 100,01 100,01 100,01

Năm 2016, dân số trung bình của Thành phố 282.914 người (trong đó thành thị 1187.618 người, chiếm 66,31%; nông thôn 95.323 người, chiếm 33,69%). Giai đoạn từ 2014 - 2016 tốc độ tăng dân số trên địa bàn tăng khá nhanh với mức tăng bình quân giai đoạn này là 1,85%/năm. Dân số của thành phố tăng nhanh chủ yếu là tăng cơ học, do thu hút được số lượng đáng kể lao động từ các địa phương.

Dân số trong độ tuổi lao động của thành phố năm 2016 khoảng 175.068 người, chiếm 61,87 % dân số toàn thành phố. Số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,5%; nông nghiệp 34% và dịch vụ 28,5%. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã giảm một cách đáng kể nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố là 5,78%. Trong thời gian tới, khi các khu công nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động sẽ thu hút được số lượng đáng kể lao động của địa phương vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp (Phòng Thống Kê thành phố Thái Bình, 2017).

3.1.2.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được giữ vững và phát triển, đa dạng hóa các loại mô hình trường, lớp với 100% trường đạt chuẩn quốc gia và chất lượng giáo dục nhiều năm liền đứng hàng đầu của tỉnh. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm với 84% phường, xã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 về y tế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,43%; công tác an sinh xã hội được chú trọng, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội (Phòng Văn hóa – thông tin thành phố Thái Bình, 2017).

Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới; Thực hiện tốt công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, không có dịch bệnh lớn xẩy ra; Các chính sách xã hội đối với người và gia đình có công với cách mạng và các đối tượng chính sách được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều hoạt động văn hóa thể thao được tổ chức sôi nổi chào mừng ngày lễ lớn. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được chú trọng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp (Phòng Văn hóa – thông tin thành phố Thái Bình, 2017).

Công tác cải cách hành chính tiếp tục được tập trung chỉ đạo, ban hành Chỉ thị về việc tăng cường, đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, nâng cao tính minh bạch trong chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc của các cấp chính quyền; Chỉ đạo rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các cơ chế chính sách đã ban hành; sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư trong các ngành, lĩnh vực theo các quy định hiện hành của Nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh (Phòng Văn hóa – thông tin thành phố Thái Bình, 2017).

Công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 48)