Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 44 - 49)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của một số nước trên thế giới thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Trên nền tảng các dự án được xác định theo thứ tự ưu tiên, việc lập dự án khả thi được tiến hành. Các dự án phát triển đô thị gồm: dự án phát triển các khu vực dân cư đô thị và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật… tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể giao cho các đối tác có đủ tiềm lực về tài chính và chun mơn khác nhau thực hiện. Các dự án đều địi hỏi phải nâng cấp được chất lượng mơi trường đơ thị và thoả mãn các nhóm lợi ích tham gia phát triển. Dự án phát triển khu dân cư đô thị được phân thành 2 loại: dự án phát triển đô thị mới gắn với các khu công nghiệp, khu kinh tế và dự án tái phát triển các khu dân cư đơ thị hiện có (Tâm An, 2016).

Trong các khu vực lập dự án, việc cấp giấy phép chuyển đổi chức năng sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng tới việc xây dựng cơng trình kiến trúc đều được coi trọng. Để hạn chế tình trạng sử dụng đất thiếu kiểm sốt, việc cấp phép đầu tư cho tư nhân được khống chế rất nghiêm ngặt thông qua việc đánh thuế chuyển nhượng, thừa kế... rất cao. Bên cạnh đó, các khu vực đã lập dự án khả thi (quy hoạch 1/500) thì ngay lập tức được chuyển tải thành quy chế với các quy định về sử dụng đất mang tính bắt buộc (quy định cứng). Các quy định về thiết kế kỹ thuật đơ thị thì cho phép mềm dẻo hơn trên cơ sở tuân thủ luật tiêu chuẩn quy chuẩn và các quy định của quy hoạch chung đơ thị (Tâm An, 2016).

Chính quyền đơ thị địa phương triển khai các hạng mục trong quy hoạch được duyệt phù hợp với phân công về quản lý Nhà nước. Các cơ sở hạ tầng như đường sá với ít nhất 4 làn xe, các dự án cải tạo nâng cấp các khu dân cư đô thị có quy mơ ít nhất 50 ha do cấp tỉnh quản lý thực hiện. Quy hoạch và lập các dự án phát triển đô thị vùng trực thuộc 2 tỉnh hoặc nhiều hơn thế sẽ được phê duyệt bởi Bộ xây dựng, Đất đai, Giao thơng, Du lịch. Cán bộ tham gia xây dựng chính sách, được tuyển dụng từ các ban ngành có liên quan đến quy hoạch và các phịng xúc tiến đơ thị hố hoặc phịng quản lý xây dựng. Các dự án cấp Vùng và quốc gia sẽ được thực hiện bởi các cơ quan tầm cỡ quốc gia và phối kết hợp với tổng công ty lớn của Nhật ví dụ như Tổng cơng ty đường bộ Nhật đảm nhận (Tâm An, 2016).

Các dự án khác được thực hiện trên có sở có đồng thuận của Nhà nước (về cơ quan Xây dựng, Đất đai, Giao thông, Du lịch) và chính quyền địa phương. Các đơn vị tham gian thực hiện dự án có thể là các tổ chức Nhà nước, các công ty tư nhân và các công ty cổ phần đăng ký thực hiện (Tâm An, 2016).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Chính quyền Singapore quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Ngay từ giai đoạn lập dự án, chủ đầu tư phải thỏa mãn các yêu cầu về quy hoạch xây dựng, an tồn, phịng, chống cháy nổ, giao thơng, mơi trường thì mới được cơ quan quản lý về xây dựng phê duyệt (Thảo Trang, 2013). Ở Singapore khơng có đơn vị giám sát xây dựng hành nghề chuyên nghiệp. Giám sát xây dựng cơng trình là do một kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành thực hiện. Họ nhận sự ủy quyền của Chủ đầu tư, thực hiện việc quản lý giám sát trong suốt q trình thi cơng xây dựng cơng trình. Theo quy định của Chính phủ thì đối với cả 02 trường hợp Nhà nước đầu tư hoặc cá nhân đầu tư đều bắt buộc phải thực hiện việc giám sát. Do vậy, các chủ đầu tư phải mời kỹ sư tư vấn giám sát để giám sát cơng trình xây dựng (Thảo Trang, 2013).

Đặc biệt, Singapore yêu cầu rất nghiêm khắc về tư cách của kỹ sư giám sát. Họ nhất thiết phải là các kiến trúc sư và kỹ sư chuyên ngành đã đăng ký hành nghề ở các cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước xác định. Chính phủ khơng cho phép các kiến trúc sư và kỹ sư chun nghiệp được đăng báo quảng cáo có tính thương mại, cũng khơng cho phép dùng bất cứ một phương thức mua chuộc nào để mơi giới mời chào giao việc. Do đó, kỹ sư tư vấn giám sát thực tế chỉ nhờ vào danh dự uy tín và kinh nghiệm của các cá nhân để được các chủ đầu tư giao việc (Thảo Trang, 2013).

2.2.2. Thực tiễn quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam

2.2.2.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương cần nhận thức rõ và quán triệt các yêu cầu tăng cường quản lý đầu tư phát triển trong tất cả các khâu, từ quy hoạch, kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án, bố trí vốn đến triển khai, giám sát thực hiện, kiểm toán quyết toán...; việc giao cho các bộ, ngành, địa phương lựa chọn danh mục dự án, dự kiến phân bổ vốn ngân sách Trung ương, bổ sung có mục tiêu nhằm tạo quyền chủ động trong việc bố trí kế hoạch đầu tư, lồng ghép các nguồn vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư; bố trí vốn tập trung hơn cho các dự án đã hoàn thành, các dự án quan trọng, cấp bách, hạn chế khởi công mới các dự án chưa thật sự cần thiết; cơng tác rà sốt, thẩm định dự án. Trong đó có thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn được chú trọng hơn, bảo đảm các dự án được triển khai thực hiện có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; các dự án đầu tư về cơ bản được thực hiện đúng theo mức vốn kế hoạch đã giao, góp phần hạn chế nợ đọng xây dựng cơ bản (Lê Nguyên, 2016).

Với chủ trương trên, thời gian qua Nhà nước đã ban hành một số văn bản sử dụng trong công tác quản lý đối với các DA ĐTXDCB cấp xã, phường như:

- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình.

- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

- Luật Xây dựng 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của một số địa phương trong nước

* Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại xã Xuân Phú huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

Trong 2 năm qua, UBND xã Xuân Phú huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã làm chủ đầu tư của 15 cơng trình XDCB. Trong đó có 12 cơng trình kênh cứng, đường giao thơng nơng thơn, cơng trình nhà 3 tầng trụ sở HĐND-UBND xã, cơng trình trụ sở trạm y tế, cơng trình nhà văn hóa thơn Xn Thượng với tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách của huyện và tỉnh theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới (NTM) là gần 2 tỷ đồng (Thy Lan, 2014).

Đảng ủy, UBND xã Xuân Phú đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các hội nghị chi bộ Đảng, trên các phương tiện thông tin, qua các cuộc họp nhằm triển khai, quán triệt rõ các quy định trong xây dựng cơ bản thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM về phân cấp quản lý, cơ cấu nguồn vốn- tỷ lệ vốn NSNN và nguồn vốn từ nhân dân đóng góp… thực hiện thanh quyết tốn vốn đầu tư công khai, minh bạch trước dân. Việc nghiệm thu, thanh tốn khối lượng cơng việc, tiến độ giải ngân, bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng và thủ tục hồ sơ thực hiện việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư (VĐT) đúng theo quy định. Chính vì vậy đã tạo dựng được sự đồng thuận, thống nhất cao của nhân dân trong việc xây dựng các cơng trình cơ bản trên địa bàn xã (Thy Lan, 2014)

* Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm vừa qua, các xã trên địa bàn huyện nghèo Thường Xuân ln được tỉnh Thanh Hóa quan tâm, ưu tiên đầu tư xây dựng với tổng số hang trăm cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh. Vì vậy, cơng tác quản lý cơng trình XDCB ln được các xã và huyện quan tâm tăng cường (Thụy Châu, 2016).

Lương Sơn là một xã cịn nhiều khó khăn của huyện Thường Xn. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh thông qua các chương trình, dự án diện mạo nông thôn của xã đã khởi sắc. Giai đoạn 2011-2015, xã được đầu tư 21 cơng trình giao thơng, nhà văn hóa, kênh mương, đập thủy lợi nhỏ. Nhằm bảo đảm tính bền vững của các cơng trình, xã thực hiện bàn giao cho cộng đồng thơn quản lý. Trên cơ sở quy chế, hương ước các thôn thành lập ban giám sát cộng đồng để quản lý, giám sát các cơng trình. Đồng thời, hàng năm xã trích ngân sách để tu sửa kịp thời những cơng trình bị hư hỏng, xuống cấp. Trong năm 2016, xã được đầu tư 5 cơng trình gồm: Trạm y tế xã, nhà ăn bán trú cho học sinh, đường giao thông nông thôn và đài tưởng niệm liệt sỹ xã. Để giúp các nhà thầu sớm thi cơng các cơng trình, ngay từ đầu năm xã đã đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải

phóng mặt bằng, kịp thời bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu thi công theo đúng kế hoạch. Mặt khác, xã thường xuyên phối hợp với các phòng ban của huyện tăng cường kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng thi cơng các cơng trình (Thụy Châu, 2016).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường tại thành phố Thái Bình xã, phường tại thành phố Thái Bình

Qua bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhật Bản, Singapore và một số địa phương trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã tại thành phố Thái Bình như sau:

- Cần chú trọng đến công tác lập kế hoạch dự án nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án, dự án đầu tư thực sự phát huy hiệu quả và ý nghĩa. Từ đó tránh được tình trạng dàn trải vốn đầu tư và đầu tư không hiệu quả.

- Cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về các cơng trình XDCB tại địa phương cũng như phân cấp quản lý, cơ cấu nguồn vốn nhằm thực hiện nhanh quyết toán vốn đầu tư và minh bạch trước dân.

- Xây dựng bộ máy quản lý điều hành dự án đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ. Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân để nâng cao tinh thần trách nhiệm.

- Trong suốt quá trình thực hiện xây dựng các cơng trình xây dựng cơ bản phải có sự tham gia của giám sát cộng đồng để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công.

- Định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện dự án, phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý.

- Thường xuyên phối hợp với các đơn vị, phòng ban tăng cường kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các cơng trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 44 - 49)