Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 57)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận lịch sử: Tiếp cận cách thức quản lý đầu tư XDCB tại địa phương từ trong quá khứ, đồng thời học hỏi kinh nghiệm quản lý hiệu quả của các nước, các địa phương khác để từ đó rút ra được kinh nghiệm quý báu áp dụng trong thời gian tới.

- Tiếp cận theo hành vi và so sánh: Theo cách tiếp cận này, tác giá sẽ nghiên cứu công tác quản lý đầu tư XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình biệt lập với các địa phương khác trên toàn tỉnh Thái Bình. Từ đó có thể nhận thực được sự khác biệt trong công tác quản lý đầu tư XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình.

- Tiếp cận hệ thống: Với cách tiếp cận hệ thống mang tính chặt chẽ và logic, đề tài sử dụng phương pháp này để tiếp cận công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã trên địa bàn thành phố Thái Bình theo hai phân hệ gồm: văn bản sử dụng trong quản lý và hoạt động quản lý (quản lý vốn đầu tư XDCB, quản lý số lượng, quản lý chất lượng và quản lý tiến độ).

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện ở thành phố Thái Bình. Trên địa bàn thành phố có 10 phường và 9 xã và đề tài lựa chọn nghiên cứu công tác quản lý ĐTXDCB mẫu tại 7 phường và 5 xã của thành phố. Tác giả lựa chọn nghiên cứu mẫu tại 12/19 xã, phường theo tiêu chí phân loại quy mô nhỏ, trung bình, lớn về diện tích, số lượng dân số và điều kiện kinh tế bao gồm: Phường Bồ Xuyên, phường Kỳ Bá, phường Trần Lãm, phường Tiền Phong, phường Lê Hồng Phong, phường Phú Khánh, phường Trần Hưng Đạo, xã Vũ Chính, xã Vũ Lạc, xã Đông Mỹ, xã Đông Thọ, xã Bình Tân.

Tính đến năm 2016, toàn thành phố có 90.643 hộ gia đình sinh sống, tác giả tiến hành điều tra mẫu số lượng hộ gia đình về công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố theo công thức:

n = N

1+N (e)2 Trong đó:

+ n: Cỡ mẫu

+ N: Số lượng tổng thể

+ e: Sai số tiêu chuẩn (± 10%)

Như vậy, với 90.643 hộ gia đình hiện tại, tác giả sẽ khảo sát mẫu với số lượng

N = 90643 = 100 (HGĐ)

1+90643(0.1)2

Bảng 3.3. Đối tượng điều tra phỏng vấn trên địa bàn thành phố Thái Bình

STT Đối tượng điều tra, phỏng vấn Số lượng

(người) Ghi chú

1 Phó chủ tịch thành phố 1

Điều tra ngẫu nhiên 12/19 xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình 2

3

Cán bộ kế toán thành phố (TC-KH; Kho bạc) Ban QLDA XD cơ sở hạ tầng thành phố

3 3 4 Chủ tịch, phó chủ tịch xã, phường (1CB/xã) 12

5 Cán bộ kế toán xã, phường 12

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về tổ chức quản lý và chính sách pháp luật sử dụng trong công tác quản lý

- Số lượng đơn vị tham gia công tác quản lý.

- Số lượng văn bản pháp luật sử dụng trong quản lý (văn bản Trung ương và địa phương).

- Lực lượng cán bộ tham gia công tác quản lý.

- Trình độ chuyên môn của các cán bộ tham gia công tác quản lý.

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về số lượng, công trình XDCB trên địa bàn nghiên cứu - Số lượng công trình XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố từ 2014-2016.

- Số lượng vốn đầu tư phê duyệt cho các hoạt động ĐTXDCB cấp xã, phường.

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động ĐTXDCB cấp xã, phường. - Số lượng vốn đầu tư thực tế cho các hoạt động ĐTXDCB cấp xã, phường. 3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về tiến độ, chất lượng công trình XDCB trên địa bàn nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu về tiến độ thực hiện các công trình (thời gian thi công thực tế so với thời gian thi công trên thiết kế).

- Nhóm chỉ tiêu về chất lượng công trình so với thiết kế (thông số chất lượng công trình thực tế so với thông số theo thiết kế).

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kiểm tra chất lượng công trình đầu tư XDCB cấp xã, phường: số lần kiểm tra, kiểm soát; số vụ vi phạm....

3.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu về tình hình sai phạm trong công trình XDCB trên địa bàn nghiên cứu

- Số lượng công trình thanh, kiểm tra.

- Số lượng sai phạm phát hiện trong quá trình thanh, kiểm tra.

3.2.3.5. Nhóm chỉ tiêu về thanh quyết toán công trình XDCB trên địa bàn nghiên cứu

- Số lượng công trình chậm thanh quyết toán.

3.2.4. Phương pháp thu thập tài liệu * Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp * Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các tài liệu, tạp chí, trên internet... Nội dung thu thập bao gồm số lượng, loại văn bản sử dụng trong công tác quản lý về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và kinh nghiệm quản lý về hoạt động ĐT XDCB của các địa phương, các nước trên thế giới.

Ngoài ra, số liệu thứ cấp còn bao gồm cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với cơ cấu và tốc độ tăng dân số trên địa bàn thành phố Thái Bình; Số lượng dự án đầu tư cơ bản trên địa bàn đã và đang được triển khai trong 3 năm trở lại đây; số lượng các bên tham gia trong quản lý; số lượng và nguồn vốn dành cho các dự án: số vốn dự kiến, số vốn thực tế; Số sai phạm phát hiện được trong quản lý dự án. Tác giả thu thập số liệu trên tại phòng Tài chính kế hoạch; Ban Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; Đội thanh tra xây dựng và Quản lý trật tự đô thị.

* Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

- Dữ liệu sơ cấp dùng cho nghiên cứu bao gồm các dữ liệu có liên quan đến công tác quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình được thu thập tại các điểm khảo sát điển hình thông qua việc tham khảo ý kiến của các lãnh đạo, thủ trưởng, kế toán các đơn vị liên quan đến quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường cùng với ý kiến của người dân về hiệu quả quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố.

- Dữ liệu này được thu thập bằng cách chọn mẫu đại diện phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo TT HĐND, UBND thành phố, thủ trưởng, kế toán các đơn vị dự toán, Ban Quản lý dự án, Chủ tịch và kế toán tài chính UBND các xã, phường những người trực tiếp thực hiện công tác quản hoạt động ĐTXDCB để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý ĐTXDCB trong thực tiễn tại cấp cơ sở. Số lượng phiếu hỏi với nhóm đối tượng cán bộ quản lý là 31 phiếu. Ngoài ra, tác giả còn điều tra, phỏng vấn 100 hộ dân trên địa bàn nghiên cứu để nắm được hiệu quả quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn nghiên cứu.

3.2.5. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ được kiểm tra, đánh giá và tiến hành điều tra bổ sung, thay thế các phiếu không đạt yêu cầu.

Tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được sẽ lọc và chỉ sử dụng tài liệu cần thiết. Số liệu thu thập được sẽ tổng hợp và phân loại theo từng nội dung như số liệu về kinh tế, xã hội của địa phương; Số liệu về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện những năm gần đây…

Số liệu sơ cấp, thứ cấp sau khi thu thập sẽ được nhập vào máy tính và sử dụng phần mềm Excel để xử lý nội dung đã được xác định

Sử dụng công cụ Excel, chúng tôi tiến hành sắp xếp lại dữ liệu, phân tổ theo các tiêu thức nghiên cứu và xây dựng các bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ làm căn cứ phân tích thông tin.

3.2.6. Phương pháp phân tích

* Phương pháp thống kê mô tả: Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu: số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để mô tả thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình.

* Phương pháp định tính: Do công tác quản lý có nhiều yếu tố không thể định lượng một cách cụ thể, chính xác như năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng kinh nghiệm và sự am hiểu kiến thức xã hội của chủ thể tiến hành trong công tác quản lý mà những yếu tố này không thể lượng hóa được như các chỉ số khác.

* Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích số liệu bao gồm nguồn vốn, số lượng công trình, ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, người dân nhằm hiểu bản chất vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở số liệu đã phân tích tác giả tổng hợp thành một hệ thống để thấy được mối quan hệ của các yếu tố, từ đó hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sách, đối chiếu tình hình sử dụng vốn đầu tư thực tế so với kế hoạch ban đầu; so sánh số lượng các dự án; số dự án sai phạm về xây dựng cơ bản...qua các năm. Từ đó giúp cho quá trình nghiên cứu đưa ra những kết luận, nhận xét để đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác quản lý ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CẤP XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Trong những năm qua cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước theo nền kinh tế thị trường mở cửa, thu hút đầu tư từ bên ngoài nhằm phát huy nội lực trong nước. Thành phố Thái Bình cũng đạt được nhiều thành tựu nhất định về kinh tế xã hội, nâng cao mức sống dân cư. Trong các thành tựu trên thì vấn đề đáng quan tâm hơn cả đó là tình hình đầu tư trên địa bàn. Thống kê các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố được thể hiện:

Bảng 4.1. Số lượng dự án ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014-2016

ĐVT: Công trình

Loại công trình ĐTXDCB 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ

Công trình cơ quan Nhà nước 28 44 29 157,14 65,91 101,77

Công trình phúc lợi, công cộng 48 41 39 85,42 95,12 90,14

Công trình giao thông 33 28 12 84,85 42,86 60,30

Công trình thủy lợi 7 9 9 128,57 100,00 113,39

Tổng cộng 116 122 89 105,17 72,95 87,59

Nguồn: UBND thành phố Thái Bình (2017) Qua bảng 4.1. cho thấy số lượng ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình có xu hướng giảm trong năm 2016. Bởi trên thực tế, từ Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới gian đoạn 2010 – 2020 thì trong những năm đầu các xã trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh hoạt động xây dựng cơ bản nên càng về những năm sau việc đầu tư xây dựng chủ yếu tập trung vào việc xây dựng những công trình nhỏ hoặc tu sửa những công trình đã được xây dựng từ trước đó. Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các xã, phường như công trình Trụ sở làm việc, hệ thống giao thông, cơ sở vật chất trường học, giáo dục đào tạo, y tế để phục vụ nhu cầu dân sinh, đây là những lĩnh vực chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần, sức khoẻ của nhân dân nên cần được coi trọng. Chưa có các dự án đầu tư mang tính đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng của xã như các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ.

Bảng 4.2. Nguồn vốn ĐTXDCB cấp xã, phường theo loại hình công trình trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014 - 2016 Đơn vị tính: triệu đồng

Loại công trình ĐTXDCB 2014 2015 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 BQ

Công trình cơ quan Nhà nước 47.302,3 68.101,2 49.142,2 138,93 72.16 101,93

Công trình phúc lợi, công cộng 187.595,9 71.439,2 54.311,9 37,55 76.03 53,81

Công trình giao thông 148.247,1 51.788,5 21.377,5 34,93 41,28 37,97

Công trình thủy lợi 8.109,0 8.813,5 20.602,5 108,68 233,76 159,39

Tổng cộng 391.254,3 200.142,4 145.434,1 50,29 72,67 60,97

Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là các công trình phúc lợi, công cộng chiếm tới 52,89% số công trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố, công trình chủ yếu tập trung là xây dựng, tu sửa nghĩa trang liệt sỹ, trường học, cơ sở y tế…

Vốn ĐTXDCB cấp xã, phường phân bổ theo loại hình công trình trên địa bàn thành phố Thái Bình được thể hiện ở bảng 4.2.

Giai đoạn 2014 - 2016 công trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình tập trung chủ yếu vào xây dựng các công trình phúc lơi, công cộng. Vì vậy, phần lớn vốn đầu tư XDCB dành cho các công trình này, theo đó tổng số vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình phúc lợi, công cộng là 313.347.181.659 VNĐ (chiếm 42,52%) tổng vốn ĐTXDCB. Tiếp theo là nguồn vốn bố trí cho xây dựng đường giao thông là 221.413.150.600 VNĐ (chiếm 30,04%). Mặc dù số lượng công trình cơ quan Nhà nước trên địa bàn xã, phường khá nhiều (101 công trình) nhưng nguồn vốn bố trí không nhiều chỉ là 164.545.402.500 VNĐ (chiếm 22,33%) đó là do các công trình này chỉ là những công trình tu sửa, sửa chữa nên không đòi hỏi nhiều nguồn vốn.

Hoạt động ĐTXDCB tạo ra cơ sở vật chất cho hạ tầng kỹ thuật như: Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình đê kè v.v... Do đó chi phí trong ĐTXDCB luôn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ các nguồn như Ngân sách Trung ương đầu tư hàng năm, vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn tín dụng ưu đãi.

Cụ thể các công trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên bàn thành phố Thái Bình nguồn vốn này được hình thành từ các nguồn như sau:

Bảng 4.3. Cơ cấu nguồn vốn ĐT XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn vốn 2014 2015 2016 So sánh (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ Vốn ngân sách tập trung 290.780,2 74,32 148.125,4 74,01 110.486,3 75,97 50,94 74,59 61,64 Vốn hỗ trợ theo mục tiêu 91.905,6 23,49 46.032,7 23,00 29.232,3 20,10 50,09 63,50 56,40 Vốn khác 8.568,5 2,19 5.984,3 2,99 5.715,5 3,93 69,84 95,51 81,67 Tổng 391.254,3 100,00 200.142,4 100,00 145.434,1 100,00 50,29 72,67 60,97

Vốn ngân sách tập trung: Bao gồm vốn ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm cho ĐTXDCB và vốn cân đối ngân sách địa phương. Đây là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn ĐTXDCB hàng năm (luôn trên 74% tổng nguồn vốn ĐTXDCB).

Vốn hỗ trợ theo mục tiêu: Là vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu cho các chương trình trọng điểm quốc gia, các chương trình mục tiêu như đầu tư huyện mới chia tách, chương trình huyện nghèo 30a, chương trình mục tiêu Văn hóa, Y tế, Giáo dục Đào tạo... Đây là những dự án có ý nghĩa thiết thực và quan trọng do đó cần có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, tránh tình trạng tham nhũng và thất thoát lãng phí trong đầu tư. Nguồn vốn này phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và số lượng công trình thuộc các chương trình hỗ trợ được xây dựng trên địa bàn các xã từng thời kỳ và trên thực tế tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm sau mỗi năm từ 91.905 triệu đồng (2014) xuống chỉ còn 29.232 triệu đồng (2016). Điều này là dễ hiểu vì đặc điểm nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu chỉ được sử dụng để ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 57)