Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 62 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Trong những năm qua cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước theo nền kinh tế thị trường mở cửa, thu hút đầu tư từ bên ngoài nhằm phát huy nội lực trong nước. Thành phố Thái Bình cũng đạt được nhiều thành tựu nhất định về kinh tế xã hội, nâng cao mức sống dân cư. Trong các thành tựu trên thì vấn đề đáng quan tâm hơn cả đó là tình hình đầu tư trên địa bàn. Thống kê các dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa bàn thành phố được thể hiện:

Bảng 4.1. Số lượng dự án ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014-2016

ĐVT: Cơng trình

Loại cơng trình ĐTXDCB 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ

Cơng trình cơ quan Nhà nước 28 44 29 157,14 65,91 101,77

Cơng trình phúc lợi, cơng cộng 48 41 39 85,42 95,12 90,14

Cơng trình giao thơng 33 28 12 84,85 42,86 60,30

Cơng trình thủy lợi 7 9 9 128,57 100,00 113,39

Tổng cộng 116 122 89 105,17 72,95 87,59

Nguồn: UBND thành phố Thái Bình (2017) Qua bảng 4.1. cho thấy số lượng ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình có xu hướng giảm trong năm 2016. Bởi trên thực tế, từ Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới gian đoạn 2010 – 2020 thì trong những năm đầu các xã trên địa bàn đã tích cực đẩy mạnh hoạt động xây dựng cơ bản nên càng về những năm sau việc đầu tư xây dựng chủ yếu tập trung vào việc xây dựng những cơng trình nhỏ hoặc tu sửa những cơng trình đã được xây dựng từ trước đó. Chú trọng đầu tư xây dựng các cơng trình thiết yếu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các xã, phường như cơng trình Trụ sở làm việc, hệ thống giao thơng, cơ sở vật chất trường học, giáo dục đào tạo, y tế để phục vụ nhu cầu dân sinh, đây là những lĩnh vực chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần, sức khoẻ của nhân dân nên cần được coi trọng. Chưa có các dự án đầu tư mang tính đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng của xã như các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ.

Bảng 4.2. Nguồn vốn ĐTXDCB cấp xã, phường theo loại hình cơng trình trên địa bàn thành phố Thái Bình từ 2014 - 2016 Đơn vị tính: triệu đồng

Loại cơng trình ĐTXDCB 2014 2015 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 BQ

Cơng trình cơ quan Nhà nước 47.302,3 68.101,2 49.142,2 138,93 72.16 101,93

Cơng trình phúc lợi, cơng cộng 187.595,9 71.439,2 54.311,9 37,55 76.03 53,81

Cơng trình giao thơng 148.247,1 51.788,5 21.377,5 34,93 41,28 37,97

Cơng trình thủy lợi 8.109,0 8.813,5 20.602,5 108,68 233,76 159,39

Tổng cộng 391.254,3 200.142,4 145.434,1 50,29 72,67 60,97

Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là các cơng trình phúc lợi, cơng cộng chiếm tới 52,89% số cơng trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố, công trình chủ yếu tập trung là xây dựng, tu sửa nghĩa trang liệt sỹ, trường học, cơ sở y tế…

Vốn ĐTXDCB cấp xã, phường phân bổ theo loại hình cơng trình trên địa bàn thành phố Thái Bình được thể hiện ở bảng 4.2.

Giai đoạn 2014 - 2016 cơng trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình tập trung chủ yếu vào xây dựng các cơng trình phúc lơi, cơng cộng. Vì vậy, phần lớn vốn đầu tư XDCB dành cho các cơng trình này, theo đó tổng số vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa cơng trình phúc lợi, công cộng là 313.347.181.659 VNĐ (chiếm 42,52%) tổng vốn ĐTXDCB. Tiếp theo là nguồn vốn bố trí cho xây dựng đường giao thông là 221.413.150.600 VNĐ (chiếm 30,04%). Mặc dù số lượng cơng trình cơ quan Nhà nước trên địa bàn xã, phường khá nhiều (101 cơng trình) nhưng nguồn vốn bố trí khơng nhiều chỉ là 164.545.402.500 VNĐ (chiếm 22,33%) đó là do các cơng trình này chỉ là những cơng trình tu sửa, sửa chữa nên khơng địi hỏi nhiều nguồn vốn.

Hoạt động ĐTXDCB tạo ra cơ sở vật chất cho hạ tầng kỹ thuật như: Hệ thống điện, đường, trường, trạm, các cơng trình đê kè v.v... Do đó chi phí trong ĐTXDCB ln chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ các nguồn như Ngân sách Trung ương đầu tư hàng năm, vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn tín dụng ưu đãi.

Cụ thể các cơng trình ĐTXDCB cấp xã, phường trên bàn thành phố Thái Bình nguồn vốn này được hình thành từ các nguồn như sau:

Bảng 4.3. Cơ cấu nguồn vốn ĐT XDCB cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Bình giai đoạn 2014 – 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn vốn 2014 2015 2016 So sánh (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 15/14 16/15 BQ Vốn ngân sách tập trung 290.780,2 74,32 148.125,4 74,01 110.486,3 75,97 50,94 74,59 61,64 Vốn hỗ trợ theo mục tiêu 91.905,6 23,49 46.032,7 23,00 29.232,3 20,10 50,09 63,50 56,40 Vốn khác 8.568,5 2,19 5.984,3 2,99 5.715,5 3,93 69,84 95,51 81,67 Tổng 391.254,3 100,00 200.142,4 100,00 145.434,1 100,00 50,29 72,67 60,97

Vốn ngân sách tập trung: Bao gồm vốn ngân sách Trung ương phân bổ hàng năm cho ĐTXDCB và vốn cân đối ngân sách địa phương. Đây là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn ĐTXDCB hàng năm (luôn trên 74% tổng nguồn vốn ĐTXDCB).

Vốn hỗ trợ theo mục tiêu: Là vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu cho các chương trình trọng điểm quốc gia, các chương trình mục tiêu như đầu tư huyện mới chia tách, chương trình huyện nghèo 30a, chương trình mục tiêu Văn hóa, Y tế, Giáo dục Đào tạo... Đây là những dự án có ý nghĩa thiết thực và quan trọng do đó cần có sự quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả, tránh tình trạng tham nhũng và thất thoát lãng phí trong đầu tư. Nguồn vốn này phụ thuộc vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và số lượng cơng trình thuộc các chương trình hỗ trợ được xây dựng trên địa bàn các xã từng thời kỳ và trên thực tế tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm sau mỗi năm từ 91.905 triệu đồng (2014) xuống chỉ còn 29.232 triệu đồng (2016). Điều này là dễ hiểu vì đặc điểm nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu chỉ được sử dụng để ưu tiên cho các lĩnh vực và địa bàn gặp khó khăn.

Vốn khác: Bao gồm vốn huy động từ các tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng, từ dân cư. Tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng tăng lên sau mỗi năm, từ 2,19% lên 3,93%. Mục đích của nguồn vốn này là để bù đắp cho những khoản thiếu hụt hoặc trực tiếp thực hiện ĐTXDCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cấp xã, phường trên địa ban thành phố thái bình tỉnh thái bình (Trang 62 - 66)