Tên dự án Số công nhân theo hồ sơ mời thầu
Số công nhân thực tế
Số công nhân thiếu Cty CP tư vấn thiết kế và dịch
vụ thương mại Sông Hồng thi công dự án 1
35 33 02
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Việt Tiến thi công dự án 2
40 35 05
Công ty TNHH Quân Trang
thi công dự án 3 38 36 02
Nguồn: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín (2017) - Kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị đưa vào xây dựng công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế được duyệt. Các dự án xây dựng muốn đảm bảo chất lượng thì công tác kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị đưa vào xây dựng
phải được chú trọng hàng đầu. Trước khi ký hợp đồng thi công xây dựng của cả 3 dự án trên Ban QLDA đều yêu cầu đơn vị thi công cam kết các vật liệu đầu vào đưa vào thi công để lấy làm căn cứ kiểm tra, các loại vật liệu này phải có nguốn gốc xuất xứ rõ rãng, chứng chỉ hợp chuẩn. Ban QLDA đã tiến hành kiểm tra vật tư, vật liệu và thiết bị theo các nội dụng chính như: Nguồn gốc xuất xứ của chúng, chứng chỉ chất lượng, các thí nghiệm vật liệu…
Bảng 4.6. Bảng thương thảo vật liệu chính đưa vào công trình: Trường THCS xã Văn Bình (giai đoạn 2)
STT TÊN DANH
MỤC VẬT LIỆU NƠI SẢN XUẤT
NHÃN HIỆU QUY CÁCH 1. Xi măng PC30 (P400) Bút Sơn,Bỉm sơn TCVN 2682- 2009 2. Đá dăm(1x2; 2x4;4x6)
Đá Xuân Mai hoặc đá
Phủ Lý (có nguồn gốc hợp pháp) TCVN 1771-2006 3. Cát vàng Việt Trì (có nguồn gốc hợp pháp) TCVN 7570 – 2006 4. Cát đen Sông Hồng (có nguồn gốc hợp
pháp) TCVN 7570 – 2006
5. Thép xây dựng Hoà Phát, Việt Úc TCVN 1651 - 2008
6. Gạch ốp lát Prime, Viglacera TCVN 6415 - 2005
7. d Dây điện các loại Trần Phú, Lioa Tiêu chuẩn IEC
8. Thiết bị điện Seno, Lioa Tiêu chuẩn IEC
9. Thiết bị vệ sinh Viglacera TCVN
10. Tôn mái Hoa sen TCVN
Nguồn: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín (2017) Ở cả 3 dự án trên việc kiểm tra vật liệu đầu vào đều được Ban QLDA và các đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra chặt chẽ không có trường hợp nào về không đúng chủng loại. Các loại vật liệu đem về trước khi thi công đều được kiểm tra các bên nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm tra, giám sát các biện pháp thi công của nhà thầu xây dựng công trình theo hồ sơ dự thầu. Trong quá trình thực thi các nhà thầu đã sử dụng các biện pháp thi công theo đúng hồ sơ dự thầu.
thực hiện triển khai các nội dung công việc tại hiện trường.
Công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, có hệ thống quá trình thi công thực hiện của các nhà thầu để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình,
+ Kiểm tra căn cứ hồ sơ thiết kế của các công trình. + Kiểm tra căn cứ quy trình, quy phạm hiện trường.
+ Kiểm tra nhật ký, các công trình xây dựng phải có nhật ký ghi chép theo dõi hàng ngày.
+ Kiểm tra thực tế: Kiểm tra các biên bản nghiệm thu, kiểm tra vật liệu, vật tư, thiết bị máy móc, các chứng chỉ thí nghiệm vật liệu tại hiện trường.
- Tổ chức nghiệm thu các giai đoạn của công trình theo quy định, tập hợp và kiểm tra các tài liệu phục vụ nghiệm thu.
Trong quá trình thực hiện thi công cả 3 dự án trên đều chậm về hồ sơ hoàn công, các biên bản nghiệm thu.
Theo ý kiến đánh giá thu thập qua phiếu điều tra chất lượng công trình thực hiện tại với 62,3 % ý kiến đánh giá chất lượng công trình tốt, 37,7 % ý kiến đánh giá chất lượng không tốt. Việc quản lý chất lượng làm một việc làm khó khăn đòi hỏi nhiều bên phải tham gia vào quản lý chất lượng. Một mặt khác phải tăng cường công tác giám sát, phải chọn được nhà thầu tư vấn giám sát có năng lực, có trình độ chuyên môn tốt, và phải thường xuyên có mặt tại công trường thì mới đảm bảo được chất lượng công trình ngày càng tốt hơn nữa.
Quản lý tiến độ thi công xây dựng
Tại Ban QLDA tiến độ thi công xây dựng được quản lý như Đối với công tác thi công xây dựng: Đây là công tác chiếm phần lớn thời gian của dự án. Trong thời gian thực hiện công tác này, Ban QLDA luôn phải đối mặt với việc chậm trễ trong tiến độ thi công công trình.
Từ mốc thời gian dự kiến ban đầu của dự án, nhà thầu thi công xây dựng công trình sẽ lập bảng tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải đảm bảo phù hợp với tổng tiến độ dự án. Bảng tiến độ sẽ được lập theo một phương pháp cụ thể, thông thường là phương pháp sơ đồ Gantt vì đây là sơ đồ đơn giản, dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng của dự án, lại biểu diễn được thứ tự trước sau giữa các công việc, trình tự thực hiện các công việc là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch tiến độ.
Bảng 4.7. Ví dụ một phần bảng tiến độ thi công lập theo phương pháp sơ đồ Gantt
ID Tên công việc Thời gian
1 TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG 180 days
2 Chuẩn bị mặt bằng, lán trại, tập kết vật tư,
thiết bị, máy móc, nhân lực
10 days
3 Phần móng: 36 days
4 Định vị mặt bằng, đào móng nhà, vận chuyển
đất thải 7 days
5 Đóng cọc tre gia cố đáy móng 3 days
6 Thi công đổ lớp lót đáy móng bằng BTXM
mác 100
1 day
7 Gia công cốt thép móng, giằng móng, cổ cột 12 days
8 Lắp đặt cốt thép, ván khuôn móng nhà 5 days
9 Đổ bê tông móng nhà 1 day
10 Xây tường móng 5 days
11 Lắp đặt cốt thép giằng, ván khuôn giằng, đổ
bê tông giằng móng 1 day
12 Đắp cát hố móng, đầm chặt K90 4 days
13 Phần thân: 102 days
14 Gia công cốt thép cột tầng 1 6 days
15 Lắp dựng cốt thép cột, ván khuôn cột tầng 1 4 days
16 Đổ bê tông cột tầng 1 3 days
17 Xây tường tầng 1 15 days
18 Gia công cốt thép dầm, sàn tầng 2 15 days
19 Lắp dựng ván khuôn dầm sàn tầng 2 5 days
20 Lắp dựng cốt thép dầm sàn tầng 2 5 days
21 Đổ bê tông dầm sàn tầng 2 1 day
22 Thi công tầng 2 45 days
23 Thi công phần mái 10 days
24 Phần hoàn thiện 82 days
25 Trát tường 60 days
26 Lát nền, ốp tường 20 days
27 Lắp đặt cửa 10 days
28 Lắp đặt thiết bị 10 days
29 Sơn tường 12 days
01/06 180 days 27/11 01/06 10/06 01/06 36 days 06/07 01/06 07/06 08/06 10/06 11/06 11/06 01/06 12/06 15/06 19/06 20/06 20/06 24/06 28/06 29/06 29/06 03/07 06/07 25/06 102 days 04/10 25/06 30/06 07/07 10/07 09/07 11/07 14/07 28/07 18/07 01/08 27/07 31/07 02/08 06/08 07/08 07/08 11/08 24/09 25/09 04/10 07/09 82 days 27/11 07/09 05/11 22/10 10/11 06/11 15/11 12/11 21/11 16/11 27/11 -3 -1 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28
May '13 Jun '13 Jul '13 Aug '13 Sep '13 Oct '13 Nov '13 Dec '13
Việc quản lý tiến độ thực hiện thi công xây dựng của các nhà thầu được chọn do bộ phận Quản lý dự án đảm nhiệm. Công việc này được thực hiện trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Việc thực hiện theo đúng kế hoạch là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà thầu theo hợp đồng đã được ký kết. Nếu tiến độ thi công không đạt, bị chậm trễ thì nhà thầu phải chịu phạt theo những điều khoản ghi rõ trong hợp đồng ký kết giữa hai bên mà phạt thông thường là về mặt tài chính. Đã có một số dự án bị phạt hành chính do vi phạm tiến độ của hợp đồng, số tiền sẽ bị trừ thẳng vào giá trị xây lắp hoàn thành của nhà thầu thi công.
Nhưng đối với tiến độ thi công dự án thì trong 03 dự án được lựa chọn phân tích chỉ có 02 dự án được thực hiện đúng tiến độ là dự án Trường mầm non trung tâm xã Hồng Vân (giai đoạn 2) huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội, Nâng cấp cải tạo cứng hóa kênh B7 kết hợp làm đường liên xã Nhị Khê – Hòa Bình (đoạn quán Phượng – thôn Thụy Ứng) huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội. Còn dự án Trường THCS xã Văn Bình (giai đoạn 2) chậm so với kế hoạch đề ra 50 ngày. Cụ thể thời gian thi công theo kế hoạch và thời gian thực hiện trên thực tế được thể hiện dưới bảng sau: