Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Khái quát Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện ThườngTín
3.1.3.1.Ví trí và chức năng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín
Hiện nay UBND huyện Thường Tín áp dụng mô hình chủ đầu tư tự tổ chức quản lý các dự án, UBND Huyện thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng để quản lý các dự án do Huyện làm Chủ đầu tư.
Ban QLDA đầu tư xây dựng là cơ quan sự nghiệp kinh tế trực thuộc UBND huyện Thường Tín có tư cách pháp nhân, kinh phí hoạt động của Ban QLDA dựa trên cơ sở các nguồn thu trích trong tỷ lệ % từ nguồn kinh phí quản lý các dự án đầu tư, nguồn kinh phí tư vấn đầu tư xây dựng do Ban QLDA thực hiện và kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Ban quản lý dựa án thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Ban QLDA huyện Thường Tín có chức năng nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn ngân sách của Thành phố và ngân sách huyện Thường Tín từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư và phê duyệt quyết toán đối với các dự án.
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng bằng các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và các dự án có nguồn vốn hỗ trợ của các ngân sách khi được giao nhiệm vụ.
Phối hợp các tổ chức, đơn vị liên quan trong công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư đối các dựa án khi được giao nhiệm vụ.
Sơ đồ 3.1. Mô hình quản lý dự án tại UBND huyện Thường Tín
Nguồn: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín (2017) Theo mô hình quản lý này thì Phòng Quản lý đô thị huyện và Phòng Tài chính - kế hoạch huyện là hai cơ quan chuyên trách tham mưu cho UBND huyện trong quá trình tổ chức thẩm định dự án, nghiệm thu các bước trong quá trình triển khai thi công, thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín là đơn vị được UBND huyện Thường Tín giao nhiệm vụ thay mặt UBND huyện quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư. Việc quản lý các dự án
Phòng Quản lý đô thị huyện UBND huyện Thường Tín Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kế hoạch
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bộ phận quản lý Dự án Các đơn vị tư vấn Tư vấn khảo sát
Các ĐV thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị
Tư vấn
Thiết kế Đấu thầu Tư vấn Giám sát Tư vấn
Nhà thầu Thi công xây lắp Nhà thầu Lắp đặt thiết bị
được giao cho từng cán bộ quản lý trong Ban thực hiện. Chủ nhiệm dự án trong bộ phận quản lý dự án có trách nhiệm triển khai công tác quản lý dự án trong toàn bộ các giai đoạn của dự án từ chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban QLDA và trước pháp luật.
3.1.3.2.Tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín
Ban QLDA huyện Thường Tín có Giám đốc, các Phó giám đốc và các bộ phận công tác chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể như sau:
Giám đốc Ban QLDA là người quản lý và điều hành toàn diện mọi hoạt động của cơ quan theo chế độ thủ trưởng, theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được cấp trên giao; Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động của Ban QLDA và việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
Các Phó giám đốc Ban QLDA là người giúp việc cho Giám đốc Ban QLDA, được Giám đốc ban phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, được Giám đốc ban QLDA ủy quyền giải quyết một số công việc phát sinh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc ban QLDA, trước cấp trên và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công và công việc được giao. Thay mặt Giám đốc ban QLDA khi Giám đốc ban QLDA đi vắng và khi được ủy quyền.
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy ban quản lý dự án
GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH – KẾ HOẠCH BỘ PHẬN QUẢN LÝ DỰ ÁN BỘ PHẬN KẾ TOÁN TÀI VỤ
Các bộ phận công tác chuyên môn, nghiệp vụ:
Bộ phận Hành chính - Kế hoạch: Quản lý nhân lực, hồ sơ cán bộ, nhân viên, quản lý hồ sơ lưu trữ các công trình trong quá trình quản lý dự án. Quản lý các loại công văn đi, công văn đến; Quản lý tài sản, trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động bình thường của Ban QLDA; Phối hợp các bộ phận khác trong Ban QLDA cũng như các phòng ban khác trong huyện như Phòng quản lý đô thị, Phòng tài chính – kế hoạch, Ban bồi thường GPMB để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ do Giám đốc Ban QLDA giao.
Tham mưu cho Giám đốc Ban QLDA xây dựng kế hoạch, điều hành kế hoạch của Ban QLDA theo kế hoạch của thành phố và huyện giao, tham gia phối hợp với các bộ phận trong Ban QLDA giải quyết các công việc quản lý dự án theo trình tự quản lý đầu tư và xây dựng, các công việc khác do Giám đốc ban QLDA giao; Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm của Ban QLDA. Làm báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định. Phối hợp với các bộ phận trong Ban làm báo cáo khác khi được Giám đốc ban QLDA giao.
Bộ phận Quản lý dự án: Quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách và các nguồn vốn khác theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc dự án bàn giao đưa vào khai thác sử dụng và quyết toán; Thực hiện giám sát thi công xây dựng các công trình khi được Ban Giám đốc ban QLDA giao (khi có đầy đủ năng lực theo đúng quy định của Nhà nước); Phối hợp với Ban bồi thường GPMB triển khai công việc thuộc trách nhiệm của Ban đối với các dự án giải phải GPMB để thực hiện dự án.
Bộ phận quản lý dự án chính là xương sống của Mô hình tổ chức Ban QLDA. Tuy nhiên trong thời gian qua, bộ phận quản lý dự án cũng bộc lộ rõ một số nhược điểm cần phải nghiên cứu điều chỉnh. Đó là việc phối hợp với các bộ phận liên quan chưa tốt, các chủ nhiệm dự án do trình độ nghiệp vụ chưa cao, kinh nghiệm quản lý dự án còn thiếu nên dẫn đến việc điều hành dự án chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bộ phận Kế toán tài vụ: Kết hợp với Phòng tài chính – kế hoạch huyện để quản lý việc cấp phát các nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch Thành phố và Huyện giao; Quản lý công tác, chi thường xuyên của Ban QLDA theo chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị Chủ đầu tư và các quy định của Nhà nước về quản
lý dự án đầu tư xây dựng, về tài chính; Quản lý thu và cấp phát cho các dự án huy động bằng các nguồn vốn ngoài ngân sách theo đúng các quy định, chế độ tài chính kế toán hiện hành; Quyết đoán vốn đầu tư theo kế hoạch được Thành phố và Huyện giao.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu một số nội dụng chuyên sâu về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín, tôi đã chọn điểm nghiên cứu là:
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.
- Ba dự án đại diện cho các công trình xây dựng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín làm đại diện chủ đầu tư tại các xã Nhị Khê, xã Hòa Bình, xã Văn Bình, xã Hồng Vân ở đây là: Trường mầm non trung tâm xã Hồng Vân (giai đoạn 2) huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội; Trường THCS xã Văn Bình (giai đoạn 2) huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội; Nâng cấp cải tạo cứng hóa kênh B7 kết hợp làm đường liên xã Nhị Khê – Hòa Bình (đoạn quán Phượng – thôn Thụy Ứng) huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội.
- Đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên: phòng quản lý đô thị, phòng tài chính kế hoạch, kho bạc nhà nước...
- Đại diện 12 nhà thầu: nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn xây dựng tham gia các dự án trên.
- Bốn xã Nhị Khê, xã Hòa Bình, xã Văn Bình, xã Hồng Vân nơi có thực hiện các dự án trên.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1.Dữ liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là các thông tin đã được công bố qua sách báo, tài liệu... tôi thu thập thông tin thứ cấp như sau:
Bảng 3.4. Thu thập dữ liệu thứ cấp
STT Nội dung thu thập Nguồn thu thập
1 Cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước
Sách, báo, tài liệu, chính sách có liên quan, qua mạng internet.
2 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thường Tín
Các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phương các năm; báo cáo đại hội đảng bộ huyện, xã; Các báo cáo HĐND huyện, xã của huyện Thường Tín. Số liệu thống kê về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện. Thu thập số liệu quyết toán chi ngân sách cho đầu tư XDCB huyện giai đoạn 2013- 2016.
3 Tình hình quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Ban QLDA
Các báo cáo kết quả triển khai các công trình hàng năm, các báo cáo giám sát đánh giá thực hiện đầu tư hàng năm của các công trình, các báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu, Báo cáo thanh quyết toán vốn đầu tư hàng năm của Ban QLDA.
Nguồn: Điều tra phân tích (2017)
3.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu này thu thập từ các cán bộ lãnh đạo UBND huyện Thường Tín: 03 phiếu, các phòng: Tài chính – Kế hoạch 06 phiếu, Quản lý đô thị 06 phiếu, Kho bạc nhà nước 03 phiếu, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín 15 phiếu, các đơn vị nhà thầu: thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn mời thầu, tư vấn giám sát tham gia thực hiện 3 dự án 36 phiếu, đại diện các xã Nhị Khê, xã Hòa Bình, xã Văn Bình, xã Hồng Vân 09 phiếu.
Các dữ liệu này được thu thập bằng cách: điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên các cán bộ tham gia quản lý dự án thuộc các phòng ban của huyện, các cán bộ tham gia thực hiện 3 dự án ở các xã Nhị Khê, xã Hòa Bình, xã Văn Bình, xã Hồng Vân.. và người đại diện đơn vị quản lý và sử dụng sau khi kết thúc dự án.
Biểu mẫu phiếu điều tra được xây dựng với một số nội dung như sau: Bao gồm các dữ liệu về thông tin cơ bản của dự án, về số liệu chất lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, những khó khăn, thuận lợi thực hiện dự án, các kiến nghị, ý kiến đóng góp...
Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra
STT Đơn vị điều tra Số lượng
mẫu
1 Đại diện lãnh đạo UBND huyện Thường Tín 03
2 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín 15
3 Phòng quản lý đô thị huyện Thường Tín 06
4 Phòng Tài chính Kế hoạch huyện 06
5 Kho bạc Nhà nước huyện 03
6 Đại diện các đơn vị tham gia thực hiện dự án tại các xã Nhị Khê, xã Hòa Bình, xã Văn Bình, xã Hồng Vân
36
7 Đại diện đơn vị quản lý và sử dụng sau khi kết thúc dự án. 09
8 Tổng số mẫu: 78
Nguồn: Điều tra phân tích (2017)
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng
các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướngmô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.
Để phân tích các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả để để tính toán các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Phương pháp thống kê so sánh: Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản đề tài tiến hành so sánh các chỉ tiêu tương ứng. Phương pháp nhằm so sánh việc triển khai thực hiện các nguồn vốn so với kế hoạch đề ra như thế
nào. Từ đó thấy được những mặt thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.
Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Trên cơ sở xác định điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA , chúng tôi đã kết hợp các điểm mạnh với cơ hội và thách thức; điểm yếu với cơ hội và thách thức để tìm các giải pháp phù hợp. Nội dung của phương pháp này tóm tắt dưới đây:
Bảng 3.6. Ma trận phân tích SWOT
SWOT S (điểm mạnh) W (điểm yếu)
O (cơ hội)
SO: Kết hợp điểm mạnh và cơ hội. Tìm giải pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội.
WO: Kết hợp điểm yếu và cơ hội. Tìm giải pháp tận dụng cơ hội khắc phục điểm yếu.
T (thách thức)
ST: Kết hợp điểm mạnh và thách thức. Tìm giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức
WT: Kết hợp điểm yếu và thách thức. Tìm giải pháp khắc phục điểm yếu và đối phó với thách thức.
Nguồn: Thu thập từ các tài liệu liên quan (2017)
3.2.4. Hệ số các chỉ tiêu phân tích
3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý lập dự án đầu tư xây dựng
- Công tác khảo sát thiết kế: Yêu cầu về các thông số, số liệu.
- Công việc thiết kế cơ sở: Yêu cầu về kỹ thuật, kinh tế, số lượng và chất lượng.
- Số lượng Các hồ sơ, tài liệu của dự án như các văn bản pháp lý, hợp đồng...
- Số lượng dự án ĐTXCD, tổng mức đầu tư dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phê duyệt qua các năm.
3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác quản lý và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động XDCB
- Công tác mời thầu thực hiện theo quy định như của nhà nước. - Tổ chức đấu thầu.
- Chất lượng hồ sơ, năng lực của các nhà thầu tham gia.
- Thẩm tra, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của các đơn vị có liên quan đến các dự án đầu tư XDCB.
3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý thi công xây dựng trong hoạt động xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Các chỉ tiêu về quản lý chất lượng công trình. - Tiến độ thi công xây dựng công trình.
- Khối lượng thi công xây dựng công trình. - An toàn lao động trên công trường xây dựng.
3.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Chỉ tiêu nguồn vốn cấp cho dự án.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN