Vị trí địa lý huyện ThườngTín – Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 45)

Vị trí địa lý huyện rất thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá cũng như các thông tin thị trường và thông tin khoa học kỹ thuật.

Địa hình của huyện nằm trên quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ); chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (Hồng Vân) qua cầu vượt Khê Hồi đến thị trấn Thường Tín sang phía tây huyện và tỉnh lộ 429 (73 cũ) từ thị trấn Phú Minh (Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến Ngã 3 Đỗ Xá giao với quốc lộ 1A. Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là Thường Tín và Tía. Đường thủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.1.2. Đất đai

Thường Tín cũng như các vùng khác thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thường Tín là 12.738,64ha. Đất đai phần lớn được sử dụng để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thường Tín

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 13/12 14/13 BQ Diện tích tự nhiên 12.738,64 100 12.738,64 100 12.738,64 100 100 100 100 Đất nông nghiệp 7.835,43 61,51 7.827,64 61,5 7.818,17 61,38 99,90 99,87 99,88 Đất phi nông nghiệp 4.800,34 37,69 4.808,2 37,7 4.817,72 37,82 100,16 100,19 105,17 Đất chưa sử dụng 102,87 0,8 102,8 0,8 102,75 0,8 99,93 99,95 99,94 Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Thường Tín (2017)

Cơ cấu diện tích đất sử dụng cho nhóm ngành nông nghiệp có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2014 diện tích đất nông nghiệp chiếm 61,5% đến năm 2016 giảm còn 61,38%. Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng năm 2014 chiếm 4.800,34ha đến năm 2016 tăng lên đạt 4.817,72ha. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do các ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đều có sự thu hẹp về diện tích. Do dân số của huyện có xu hướng gia tăng nên nhu cầu sử dụng đất chuyên dùng tăng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng diện tích đất phi nông nghiệp và giảm diện tích đất nông nghiệp.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Tình hình dân số trên địa bàn huyện Thường Tín từ năm 2014 đến năm 2016 tương đối ổn định và có sự tăng nhẹ qua các năm. Năm 2014 trên địa bàn huyện Thường Tín có 233.412 người đến năm 2016 đã tăng lên là 237.963 người. Dưới bảng 3.2 cho thấy lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn so với lao động phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động nông nghiệp hiện nay đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Lao động nông nghiệp năm 2014 là 57.423 người chiếm 46,13% tổng số lao động đến năm 2016 giảm còn 44,23%. Lao động phi nông nghiệp đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2014 có 67.506 lao động phi nông nghiệp đến năm 2016 đã tăng lên đạt 71.266 người chiếm 55,77% tổng số lao động. Các thành phần lao động phi nông nghiệp bao gồm lao động trong các cơ quan hành chính, lao động xây dựng cơ bản, vận tải, lao động thương nghiệp, dịch vụ, lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang có xu hướng tăng dần qua các năm.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Thường Tín (2014-2016) Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh(%) SL CC (%) SL CC(%) SL CC (%) 13/12 14/13 BQ I Tổng dân số Người 233.412 100,00 234.388 100,00 237.963 100,00 100,42 101,53 100,97 1 Nam Người 112.878 48,36 114.771 48,97 116.433 48,93 101,68 101,45 101,56 2 Nữ Người 120.534 51,64 119.617 51,03 121.530 51,07 99,24 101,60 100,42 II Tổng số hộ Hộ 59.123 100,00 64.221 100,00 64.231 100,00 108,62 100,02 104,32 1 Hộ nông nghiệp Hộ 30.820 52,13 32.829 51,12 32.767 51,01 106,52 99,81 103,16

2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 28.303 47,87 31.392 48,88 31.464 48,99 110,91 100,23 105,57

III Tổng số lao động Người 124.479 100,00 126.804 100,00 127.786 100,00 101,87 100,77 101,32 + Lao động nông nghiệp Người 57.423 46,13 56.637 44,67 56.520 44,23 98,63 99,79 99,21 + Lao động phi nông nghiệp Người 67.056 53,87 70.167 55,33 71.266 55,77 104,64 101,57 103,10

IV Chỉ tiêu bình quân Người/hộ

1 BQLĐ/hộ Người/hộ 2,11 1,97 1,99

2 BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 3,95 3,65 3,70

3.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của huyện Thường Tín tương đối tốt. Hệ thống đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa khoảng 95%; đường trục thôn, xóm được cứng hóa 76%; đường ngõ, xóm đạt 85% không còn đường lầy lội vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện tương đối hoàn chỉnh với tổng số hơn 1.084 công trình thủy lợi lớn, nhỏ đã được đưa vào khai thác, phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống điện nông thôn được quan tâm cải tạo, củng cố, nâng cấp cơ bản đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ cho sản xuất, dân sinh. Mạng lưới bưu chính viễn thông từng bước được nâng cấp và hiện đại hoá, 100% số xã có điểm bưu điện xã. Mạng lưới hệ thống chợ nông thôn và siêu thị đã được đầu tư, nâng cấp và hình thành để thu hút nguồn hàng phục vụ nhu cầu của nhân dân. Tính đến năm 2016 trên địa bàn huyện có 02 siêu thị và 21 chợ trong đó có 01 chợ hạng 1; 01 chợ hạng 2 và 19 chợ hạng 3 đảm bảo cho hàng nghìn tiểu thương kinh doanh ổn định, thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, trật tự văn minh thương mại.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Cơ cấu kinh tế của huyện có xu hướng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất nhóm ngành nông nghiệp. Ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất. Nhìn chung, tuy có sự thay đổi về tỷ trọng nhưng giá trị sản xuất của các ngành đều gia tăng. Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Thường Tín giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh %

SL (triệu đồng) CC (%) SL (triệu đồng) CC (%) SL (triệu đồng) CC (%) 2013/2012 2014/2013 BQ Tổng giá trị sản xuất 13.102.300 100,00 14.402.000 100,00 16.205.000 100,00 109,92 112,52 111,22 Công nghiệp - xây dựng 7.881.800 60,16 8.670.000 60,19 9.754.000 60,19 110,00 112,50 111,25 Nông nghiệp - thủy sản 1.282.500 16,27 1.321.000 9,17 1.378.000 8,50 103,00 104,31 103,66 Thương mại - dịch vụ 3.938.000 23,57 4.411.000 30,64 5.073.000 31,31 112,01 115,01 113,51 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thường Tín (2017)

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng giá trị sản xuất và giảm dần qua các năm. Năm 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp- thủy sản chiếm 16,27% tổng giá sản xuất, năm 2016 giảm xuống còn 8,5%. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng lên qua các năm, cho thấy sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế địa phương với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, của thành phố.

Trong nhóm ngành nông nghiệp thì nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, chiếm tỷ trọng chủ yếu và có sự gia tăng giá trị sản xuất qua các năm. Trong sản xuất, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được áp dụng để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường như giống mới, giống chất lượng.

Kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế của nhóm ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình đều có sự phát triển mạnh, số hộ sản xuất giỏi ngày một tăng. Hoạt động kinh tế của trang trại đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nguồn vốn, sức lao động, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp và còn một bộ phận không nhỏ nông dân chưa mạnh dạn phát triển kinh tế nông nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhóm ngành nông nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng không cao và giảm dần trong tổng giá trị sản xuất.

Công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 7.881.800 triệu đồng chiếm 60,16% tổng giá trị sản xuất. Đến năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đã tăng lên đạt 9.754.000 triệu đồng. Tuy giá trị sản xuất của ngành vẫn tăng nhưng năm tốc độ tăng chậm. Nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao; sức mua trên thị trường giảm dẫn đến sản phẩm tồn kho lớn.

Thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng trong giá trị sản xuất tương đối cao do huyện Thường Tín có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu hàng hóa, phát triển thị trường thương mại. Giá trị thương mại dịch vụ năm 2014 đạt 3.938.000 triệu đồng, đến năm 2016 đã tăng lên đạt 5.073.000 triệu đồng. Qua việc thực hiện quy hoạch rà soát quy hoạch hệ thống chợ ở các xã, thị trấn như chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Lê Lợi), chợ Mới (Hồng Vân), chợ Liên Phương, tổ chức và tham gia các

hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, quảng bá hàng hóa truyền thống, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh lưu thông hàng hóa, thương mại dịch vụ đã đạt được các bước đáng kể..

3.1.3. Khái quát Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín

3.1.3.1.Ví trí và chức năng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín

Hiện nay UBND huyện Thường Tín áp dụng mô hình chủ đầu tư tự tổ chức quản lý các dự án, UBND Huyện thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng để quản lý các dự án do Huyện làm Chủ đầu tư.

Ban QLDA đầu tư xây dựng là cơ quan sự nghiệp kinh tế trực thuộc UBND huyện Thường Tín có tư cách pháp nhân, kinh phí hoạt động của Ban QLDA dựa trên cơ sở các nguồn thu trích trong tỷ lệ % từ nguồn kinh phí quản lý các dự án đầu tư, nguồn kinh phí tư vấn đầu tư xây dựng do Ban QLDA thực hiện và kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Ban quản lý dựa án thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Ban QLDA huyện Thường Tín có chức năng nhiệm vụ:

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn ngân sách của Thành phố và ngân sách huyện Thường Tín từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư và phê duyệt quyết toán đối với các dự án.

Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng bằng các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và các dự án có nguồn vốn hỗ trợ của các ngân sách khi được giao nhiệm vụ.

Phối hợp các tổ chức, đơn vị liên quan trong công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư đối các dựa án khi được giao nhiệm vụ.

Sơ đồ 3.1. Mô hình quản lý dự án tại UBND huyện Thường Tín

Nguồn: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín (2017) Theo mô hình quản lý này thì Phòng Quản lý đô thị huyện và Phòng Tài chính - kế hoạch huyện là hai cơ quan chuyên trách tham mưu cho UBND huyện trong quá trình tổ chức thẩm định dự án, nghiệm thu các bước trong quá trình triển khai thi công, thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thường Tín là đơn vị được UBND huyện Thường Tín giao nhiệm vụ thay mặt UBND huyện quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình do UBND huyện làm chủ đầu tư. Việc quản lý các dự án

Phòng Quản lý đô thị huyện UBND huyện Thường Tín Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Kế hoạch

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bộ phận quản lý Dự án Các đơn vị tư vấn Tư vấn khảo sát

Các ĐV thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị

Tư vấn

Thiết kế Đấu thầu Tư vấn Giám sát Tư vấn

Nhà thầu Thi công xây lắp Nhà thầu Lắp đặt thiết bị

được giao cho từng cán bộ quản lý trong Ban thực hiện. Chủ nhiệm dự án trong bộ phận quản lý dự án có trách nhiệm triển khai công tác quản lý dự án trong toàn bộ các giai đoạn của dự án từ chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban QLDA và trước pháp luật.

3.1.3.2.Tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín

Ban QLDA huyện Thường Tín có Giám đốc, các Phó giám đốc và các bộ phận công tác chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể như sau:

Giám đốc Ban QLDA là người quản lý và điều hành toàn diện mọi hoạt động của cơ quan theo chế độ thủ trưởng, theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được cấp trên giao; Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động của Ban QLDA và việc thi hành nhiệm vụ của cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

Các Phó giám đốc Ban QLDA là người giúp việc cho Giám đốc Ban QLDA, được Giám đốc ban phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, được Giám đốc ban QLDA ủy quyền giải quyết một số công việc phát sinh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc ban QLDA, trước cấp trên và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công và công việc được giao. Thay mặt Giám đốc ban QLDA khi Giám đốc ban QLDA đi vắng và khi được ủy quyền.

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy ban quản lý dự án

GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH – KẾ HOẠCH BỘ PHẬN QUẢN LÝ DỰ ÁN BỘ PHẬN KẾ TOÁN TÀI VỤ

Các bộ phận công tác chuyên môn, nghiệp vụ:

Bộ phận Hành chính - Kế hoạch: Quản lý nhân lực, hồ sơ cán bộ, nhân viên, quản lý hồ sơ lưu trữ các công trình trong quá trình quản lý dự án. Quản lý các loại công văn đi, công văn đến; Quản lý tài sản, trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động bình thường của Ban QLDA; Phối hợp các bộ phận khác trong Ban QLDA cũng như các phòng ban khác trong huyện như Phòng quản lý đô thị, Phòng tài chính – kế hoạch, Ban bồi thường GPMB để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ do Giám đốc Ban QLDA giao.

Tham mưu cho Giám đốc Ban QLDA xây dựng kế hoạch, điều hành kế hoạch của Ban QLDA theo kế hoạch của thành phố và huyện giao, tham gia phối hợp với các bộ phận trong Ban QLDA giải quyết các công việc quản lý dự án theo trình tự quản lý đầu tư và xây dựng, các công việc khác do Giám đốc ban QLDA giao; Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm của Ban QLDA. Làm báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định. Phối hợp với các bộ phận trong Ban làm báo cáo khác khi được Giám đốc ban QLDA giao.

Bộ phận Quản lý dự án: Quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách và các nguồn vốn khác theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc dự án bàn giao đưa vào khai thác sử dụng và quyết toán; Thực hiện giám sát thi công xây dựng các công trình khi được Ban Giám đốc ban QLDA giao (khi có đầy đủ năng lực theo đúng quy định của Nhà nước); Phối hợp với Ban bồi thường GPMB triển khai công việc thuộc trách nhiệm của Ban đối với các dự án giải phải GPMB để thực hiện dự án.

Bộ phận quản lý dự án chính là xương sống của Mô hình tổ chức Ban QLDA. Tuy nhiên trong thời gian qua, bộ phận quản lý dự án cũng bộc lộ rõ một số nhược điểm cần phải nghiên cứu điều chỉnh. Đó là việc phối hợp với các bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 45)