Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

ngân sách nhà nước ở các địa phương tại Việt Nam

Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nước ở lĩnh vực XDCB. Qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý xây dựng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội, cụ thể:

- Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý xây dựng của Trung Ương ban hành, UBND Thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của Đà Nẵng là UBND Thành phố đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai xây dựng từ xin chủ trương và chọn địa điểm xây dựng; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án; thanh toán chi phí lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự toán; thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký vốn đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn xây dựng; nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các

bước theo trình tự bên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nước đã tạo bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.

- Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung Ương cũng như của các địa phương chậm tiến độ gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất: UBND Thành phố đã ban hành được bản quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định nếu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với thu hồi đất để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND Thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này được dựa trên logic: Khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện môi trường sống của khu vực này thì người được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ hoạt động xây dựng của Nhà nước phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.

Thứ hai: Ngoài định chế đền bù chi tiết và cụ thể, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của Ủy ban Mặt trận tổ quốc các cấp gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn XDCB của NSNN nói chung. Thứ ba: Trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ

chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Thực tế vai trò trách nhiệm của cá nhân chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng thể hiện qua xử lý công việc còn vướng mắc với dân bằng giải pháp- cá nhân. Chủ tịch đối thoại trực tiếp với dân theo từng nội dung công việc còn vướng mắc, đồng thời giải quyết trực tiếp cho các đối tượng trên cơ sở quy định của pháp luật. Hình ảnh cá nhân Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng giải quyết công việc trực tuyến với công dân được phát sóng qua Đài truyền hình Việt Nam và trực tuyến trên internet đã chứng minh điều đó. Xử lý công việc trực tiếp với công dân của cá nhân Chủ tịch đối với các vấn đề còn vướng mắc, một mặt nó tác động tới niềm tin của dân đối với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mặt khác nó gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng trau dồi chất lượng nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng yêu cầu công việc.

Qua một số kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN ở Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của cả nước (Nguyễn Mạnh Hà, 2012).

Kinh nghiệm ở tỉnh Quảng Ninh

* Phân công, phân cấp về quản lý dự án đầu tư XDCB bằng vốn NSNN địa phương

Tại tỉnh Quảng Ninh việc phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về XDCB tại Quyết định số: 1678/2005/QĐ-UBND ngày 01/6/2005 cụ thể như sau: Thứ nhất, thẩm quyền quyết định xây dựng công trình: UBND tỉnh quyết định xây dựng công trình nhóm A, B, C theo quy của Chính phủ (trừ các dự án phân cấp cho UBND các Huyện, Thị xã). UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố được quyền quyết định xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách do địa phương quản lý (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp cụ thể: Ủy ban nhân dân Thành phố Hạ Long được quyền quyết định xây dựng cáccông trình có mức vốn không lớn hơn 5 tỷ đồng. UBND các Thị xã: Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái được quyền quyết định xây dựng các công trình có mức vốn không lớn hơn 4 tỷ đồng. UBND các Huyện được quyền quyết định đầu tư các dự án có mức vốn không lớn hơn 3 tỷ đồng.

dựng bao gồm: Thẩm định phần thuyết minh và thẩm định phần thiết kế cơ sở của dự án.

Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định: Các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thì do Sở Kế hoạch và Đầu tư; các dự án do cấp Huyện phê duyệt thì UBND Huyện chỉ định đơn vị đầu mối để thẩm định.

Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở các dự án xây dựng thực hiện theo khoản 4, 5, 6, 8, 9 điều 9 Nghị định 16/CP của Chính phủ và khoản 9, mục III, phần I, Thông tư số 08/BXD. Riêng thiết kế cơ sở các công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện như sau:

- Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở các công trình: Cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên, cây xanh, xử lý rác thải đô thị, nghĩa trang và cơ sở hạ tầng đô thị.

- Sở Giao thông - Vận tải thẩm định thiết kế cơ sở các công trình: Hè đường đô thị, bãi đỗ xe trong đô thị có tính chất độc lập, riêng biệt sau khi lấy ý kiến tham gia của Sở Xây dựng.

Thứ ba, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình: Chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán đối với các công trình xây dựng phải lập dự án.

Đối với các dự án xây dựng - kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở, các dự án đầu tư xây dựng công trình theo phương thức BOT, BT, việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình thực hiện như sau: Dự án nhóm A, B do Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngànhthẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; dự án nhóm C, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định và phê duyệt.

Thứ tư, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình: Giám đốc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng: Công trình tôn giáo, di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài trên địa bàn tỉnh.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà riêng lẻ đô thị thuộc địa giới hành chính do UBND cấp

Huyện quản lý (trừ các công trình quy định trên đây).

Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do UBND Xã quản lý theo quy định của UBND Huyện.

* Một số biện pháp quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN

địa phương:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác bồi thường giải tỏa theo hướng tăng cường quản lý quy hoạch, một số quy hoạch công nghiệp và dân cư. Tỉnh sẽ tiến hành thu hồi đất, tiến hành đền bù, giải tỏa trước khi có chủ đầu tư hạ tầng huy động các nguồn vốn ngân sách ứng trước để xây dựng quỹ nhà đất phục vụ tái định cư. Tăng cường giám sát đồng thời phân cấp mạnh hơn cho UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố trong công tác phê duyệt phương án đền bù và tiến hành đền bù giải tỏa.

Thứ hai, xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững, giải pháp lâu dài là ngăn chặn về cơ bản mức độ ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, trước mắt chú trọng việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.

Thứ ba, tăng cường năng lực cho các Ban Quản lý dự án Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về xây dựng, thông qua phát triển giáo dục, đào tạo bồi dưỡng. Kiện toàn lại các Ban Quản lí dự án XDCB trên toàn tỉnh, thành lập các Ban Quản lí dự án XDCB theo chuyên ngành và Ban Quản lý khu vực (Nguyễn Mạnh Hà, 2012).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thường tín, thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)