TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của đất nước, đây là nơi tập trung rất nhiều các trường Đại học khác nhau. Mỗi năm đều đón hàng ngàn sinh viên từ khắp các tỉnh thành về nhập học chính vì thế ở đây rất đa dạng về các thành phần sinh viên xuất thân từ thành thị, nông thôn tới vùng đang đô thị hóa. Bên cạnh điều kiện học tập, sinh hoạt tại thành phố vô cùng thuận lợi, thì các bạn sinh viên cũng phải đối mặt với một áp lực không nhỏ từ chi phí sinh hoạt đắt đỏ, sự khác biệt trong văn hóa và lối sống. Chính điều này tác động mạnh đến sinh viên học tập trên địa bàn, trong đó có sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Hà Nội, Trung cấp mẫu giáo, Cao đẳng Y tế công cộng, Đại học Mỏ và Địa Chất.
Hải Phòng cũng là một trong các thành phố lớn có lượng sinh viên theo học tương đối lớn ở khu vực phía Bắc. Với lợi thế về kinh tế, các trường không ngừng mở rộng, nâng cao cơ sở vật chất như: khu nhà thể chất, khu thực hành, khu nhà ở ký túc khang trang cho sinh viên,… Bên cạnh hoạt động học tập, nhà trường cũng luôn chú trọng phát triển sinh viên trên các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn cũng được đẩy mạnh. Do vậy sinh viên có nhiều cơ hội được học tập và giao lưu phát triển nhân cách. Tuy nhiên, môi trường tại các thành phố lớn nhiều biến động cũng tác động không nhỏ tới sinh viên, nhất là các sinh viên từ các vùng nông thôn, vùng đô thị hóa phải chuyển sang khu vực đô thị. Tiêu biểu phải kể đến là sinh viên học tập tại hai trường Đại học Hàng Hải và Đại học Hải Phòng.
Hà Giang & Nghệ An là những địa bàn xa trung tâm thành phố. Điều kiện sinh sống và học tập tại hai nơi này cũng có nhiều điểm khác biệt so với hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Ở đây có nhiều sinh viên hệ tại chức của trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân Văn đang theo học và họ sẽ là nguồn nhân lực bổ sung cho lực lượng lao động có trình độ tạo địa phương.
Mặc dù sinh viên ở các địa bàn này chưa phải là đại diện cho toàn bộ sinh viên nhưng cũng bao quát được các nhóm sinh viên ở các địa bàn khác nhau với xuất thân, mức sống của gia đình khác nhau….Đây cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc mà chúng tôi muốn tìm hiểu trong nghiên cứu này.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm 188 sinh viên trên địa bàn Hà Nội; 187 sinh viên trên địa bàn Hải Phòng, 89 sinh viên trên địa bàn Nghệ An, 91 sinh viên trên địa bàn Hà Giang. Chúng tôi phát ra 618 phiếu trưng cầu ý kiến và thu về 555 phiếu hợp lệ; loại bỏ 63 phiếu không hợp lệ do trả lời không đúng hoặc không thu hồi được, như vậy kết quả có 188 phiếu tại Hà Nội, 187 phiếu tại Hải phòng, 89 phiếu tại Nghệ An và 91 phiếu tại Hà Giang.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, ban đầu chúng tôi dự kiến lựa chọn mẫu là sinh viên thuộc 4 khối lớp: năm 1, 2, 3, 4 ở các trường đại học và phân bố theo nhóm ngành học khoa học xã hội, kinh tế, kỹ thuật với mục đích tìm hiểu xem liệu có sự khác nhau giữa sinh viên ở các năm học trong cảm nhận hạnh phúc. Nhưng sau quá trình điều tra thử, chúng tôi đã quyết định đổi sang phân chia theo khu vực (Hà Nội – Hải Phòng – Hà Giang – Nghệ An), hoàn cảnh xuất thân và phân theo giới tính để thấy rõ hơn sự khác biệt này. Chúng tôi dự kiến chọn mẫu như vậy vì một số lý do như sau:
Ở mỗi khu vực khác nhau (cụ thể là 4 tỉnh Hà Nội, Hà Giang, Hải Phòng, Nghệ An) thì điều kiện sinh sống và học tập của sinh viên cũng có sự chênh lệch đáng kể. Mặt khác, mỗi vùng đều có những đặc trưng văn hóa riêng, điều này cũng tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của sinh viên. Chúng tôi giả định rằng sinh viên ở môi trường học tập khác nhau sẽ có mức độ cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Do đó khi điều tra chúng ta sẽ kiểm chứng được giả định này.
- Về độ tuổi khách thể, chúng tôi đo cả ở sinh viên đại học và sinh viên cao học. Chúng tôi cho rằng khoảng độ tuổi càng rộng thì sẽ thấy được càng rõ
hơn trong mức độ cảm nhận hạnh phúc. Ở độ tuổi thấp (những sinh viên năm 1, năm 2) là những người mới bước vào môi trường đại học vẫn còn niềm vui, sự háo hức khi đạt được một đích lớn (đỗ đại học) thì sẽ có cảm nhận hạnh phúc cao hơn là những người đã trải qua cuộc sống sinh viên kèm theo đó là áp lực tìm việc làm, công việc, ….
Mục đích của chúng tôi là muốn tìm ra một sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh phúc giữa nam và nữ; tìm ra tương qua giữa yếu tố độ tuổi, mức sống, một số phẩm chất cá nhân, các nhóm cảm xúc với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Chính vì thế chính tôi đã thay đổi mẫu dự kiến và điều tra trên mẫu mới, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Mẫu phân bố theo giới tính và nhóm tuổi
Giới tính và nhóm tuổi % Giới tính Nam 47.1 Nữ 52.7 Khác 0.2 Nhóm tuổi Khoảng 1: Tuổi 17- 20 28.9 Khoảng 2: Tuổi 21- 23 31.5 Khoảng 3: Tuổi 24 – 31 22.1 Khoảng 4: Tuổi > = 32 17.5
Bảng 2.2. Mẫu phân bố theo địa bàn
Địa bàn Số lƣ ng %
Hà Nội 188 33.9
Hải phòng 187 33.7
Nghệ An 89 16
Hà Giang 91 16.4
Nơi ở Số lƣ ng %
Nông thôn 177 48.2
Vùng đang đô thị hóa 85 23.2
Thành phố 105 28.6
2.1.2. Tiến trình nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
Mục đích của giai đoạn này là xác định hệ thống cơ sở lý luận cho việc thực hiện và triển khai nghiên cứu đề tài. Tiến trình xây dựng cơ sở lý thuyết được thực hiện như sau:
- Thu thập tài liệu, các luận án, luận văn, tạp chí, sách, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Đọc, dịch, ghi chép, xử lý và lựa chọn các thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Hình thành giả thuyết khoa học.
- Xây dựng hệ thống phương pháp tiếp cận đối tượng và khách thể nghiên cứu.. Xây dựng cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực hiện triển khai đề tài.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trên bốn địa bàn: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên nói riêng, con người nói chung.
Ở giai đoạn này, chúng tôi thu thập thông tin chủ yếu bằng hệ thống các phương pháp điều tra như bảng hỏi, phỏng vấn sâu sinh viên. Để tiến hành công việc điều tra thuận lợi, chúng tôi đã thực hiện những công việc sau:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia Tâm lý học, các cán bộ quản lý và giáo viên các trường Đại học về các bộ công cụ nghiên cứu. Tiến hành điều tra thử trên 30 sinh viên tại trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn HN để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy và độ hiệu lực của phiếu hỏi.
- Khảo sát thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: tiến hành trên số lượng 618 sinh viên ở các trường Đại học trên bốn địa bàn: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đề tài nghiên cứu như: Các công bố về chỉ số hạnh phúc trên thế giới, công thức tính hạnh phúc. Các số liệu báo cáo trong các văn bản: Kết quả nghiên cứu của ngành Tâm lý học tích cực (lấy hạnh phúc làm đối tượng nghiên cứu) trên tạp chí tâm lý học các nước Mỹ, Nga, Ba Lan,.. của các trường Đại học, các tạp chí về sức khỏe, đời sống; Kết quả nghiên cứu, thống kê mang tính định lượng của các nhà kinh tế học.
Nội dung thông tin thu được qua phương pháp này là:
+ Các kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình trước đó về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của con người.
+ Hệ thống cơ sở lý luận, lý thuyết, quan điểm về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc chủ quan, về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của con người.. của các tác giả khác khi nghiên cứu vấn đề hạnh phúc nói chung và cảm nhận hạnh phúc chủ quan nói riêng.
+ Các khái niệm cơ bản về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc, sinh viên... + Các lý thuyết về đặc điểm tâm – sinh lý sinh viên
+ Các yếu tố cấu tạo nên hạnh phúc theo các quan điểm của các nhà tâm lý học khác nhau.
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của con người.
+ Cách để con người hạnh phúc hơn, mối quan hệ giữa hạnh phúc với các yếu tố khác như sự hài lòng cuộc sống, chất lượng cuộc sống, gen,...
Tất cả những thông tin trên là những nguồn dữ liệu, căn cứ khoa học quan trọng để chúng ta xây dựng cơ sở lý luận của đề tài cũng như, đó là đối tượng để chúng ta có thể so sánh sự giống và khác nhau giữa những kết quả thu được của đề tài này với các đề tài đã được thực hiện trước đó.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích để thu thập ý kiến đánh giá bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi có nhiều lựa chọn, đây là phương pháp chính của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và các yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Phương pháp này được thực hiện theo địa bàn, mỗi địa bàn chọn 2 trường Đại học: 1 trường tại trung tâm thành phố; 1 trường ở ngoại ô cách thành phố 20 – 30km. Thời gian trả lời phiếu hỏi của mỗi sinh viên là 45 phút, bao gồm cả thời gian phát bảng hỏi, hướng dẫn làm bài.
Phiếu hỏi được thiết kế xoay quanh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên được biểu hiện trên ba mặt: cảm xúc, xã hội, tâm lý. Kết hợp với sự hài lòng: về điều kiện sống, mức sống, sức khỏe; nhận định về các khía cạnh trong cuộc sống và mức độ của các cảm xúc cá nhân. Trước khi phát phiếu hỏi, chúng tôi dành khoảng 5 – 7 phút để trao đổi với sinh viên về mục đích, cách trả lời, phương pháp sử dụng kết quả của bảng hỏi nhằm tạo không khí thoải mái, nghiêm túc, đảm bảo số liệu thu được chính xác. Mỗi sinh viên được phát một phiếu hỏi và được hướng dẫn cách trả lời câu hỏi. Trường hợp không trực tiếp đến lớp, chúng tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp cách thức trả lời phiếu hỏi và đề xuất giáo viên làm mẫu. Sau đó giáo viên về lớp phổ biến lại và hướng dẫn sinh viên làm phiếu.
Việc xác định kết cấu bảng hỏi được tiến hành theo cấu trúc như sau:
Câu 1: Bao gồm 9 items được dùng để đo mức độ hài lòng của sinh viên nói chung và ở 8 khía cạnh trong cuộc sống: mức sống, sức khỏe, các mối quan hệ cá nhân, những gì đã đạt được, sự an toàn trong tương lai, đời sống tâm linh hay tôn
giáo. (Mức độ hài lòng của sinh viên với mức sống, sức khỏe, các mối quan hệ cá nhân, gắn kết cộng đồng, sự an toàn, đời sống tâm linh,...)
Câu 2: Chúng tôi sử dụng thang đo SLWB của Diener bao gồm 5 items, nhằm tìm hiểu mức độ đồng ý của sinh viên về một số nhận định khi đánh giá về cuộc sống của mình ở thời điểm hiện tại. (Đánh giá của sinh viên về điều kiện sống, mục tiêu, về những điều đã đạt được trong cuộc sống)
Câu 3: Bao gồm 23 items được dùng nhằm tìm hiểu mức độ các cảm xúc ở sinh viên. (Thực trạng cảm nhận của sinh viên về những cảm xúc, tâm trạng khác nhau như: quan tâm, thích thú, buồn khổ, mạnh mẽ, rối tung, tội lỗi, cảm hứng, tích cực chủ động, sợ hãi,...) Các cảm xúc này được chia làm 4 nhóm: Nhóm 1 là những cảm xúc cá nhân tiêu cực (bao gồm 8 items); Nhóm 2 bao gồm 5 items những cảm xúc cá nhân tích cực; Nhóm 3 những cảm xúc liên cá nhân tích cực (4 items) và nhóm 4 bao gồm 3 items những cảm xúc liên cá nhân tiêu cực.
Câu 4: Đây là thang đo cảm nhận hạnh phúc chính trên 3 mảng hạnh phúc xã hội, hạnh phúc cảm xúc và hạnh phúc tâm lý của cá nhân. Thang đo bao gồm 14 items để đo thực trạng mức độ trải nghiệm cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trong thời gian 1 tháng trước đó như: yêu thích cuộc sống, tin tưởng bản thân, ý nghĩa cuộc sống,..
Câu 5: Bao gồm 23 items là những nhận định về 4 nội dung: quan điểm người thắng – kẻ thua, thái độ thù địch, đòi hỏi quyền lợi từ chính phủ, đòi hỏi quyền hưởng lợi cho cá nhân nhằm tìm hiểu đánh giá của sinh viên về các hành động (việc làm) mang lại cảm nhận hạnh phúc cho họ hoặc không: giúp đỡ người khác, đạt kết quả học tập cao, tự kiếm tiền (làm thêm), có nhiều mối quan hệ bạn bè, được người khác tin tưởng, khen ngợi, giải trí, ....
Câu 6: Cho biết tình hình kinh tế của gia đình sinh viên so với mức trung bình nơi họ sinh sống. (Mức sống của gia đình sinh viên).
Câu 7: Chúng tôi giả định rằng nếu ai có lòng biết ơn hơn thì người đó sẽ hạnh phúc hơn. 22 items là các nhận định về lòng biết ơn, nhằm đánh điều tra sự tương quan giữa lòng biết ơn với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Câu 8: Bao gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên như: giới tính, tuổi, ngành học, trường học, nơi ở.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài. Với phương pháp này, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở là những câu hỏi tìm hiểu về cuộc sống của sinh viên nói chung và đánh giá của họ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trao đổi về một số những trải nghiệm cụ thể của sinh viên qua đó để thấy được rõ hơn biểu hiện các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, chúng tôi cố gắng tạo được sự ủng hộ và sự tin cậy của các bạn sinh viên. Đồng thời người phỏng vấn cũng tu tình huống để đưa ra một số câu hỏi khác nhau để kiểm tra độ chính xác của những thông tin mà người được phỏng vấn cung cấp. Do đó kết quả thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu là chính xác và đáng tin cậy.
Lựa chọn ở 4 địa bàn, mỗi địa bàn 10 sinh viên để phỏng vấn các thông tin liên quan đến đề tài để có thêm được những nhận xét cụ thể hơn phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mỗi sinh viên được phỏng vấn 1 lần, với khoảng thời gian từ 20 –