So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 63 - 65)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các nhóm

3.3.2. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các nhóm tuổi

Bên cạnh việc tìm hiểu sự khác biệt về giới trong cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, chúng tôi cũng rất quan tâm tới khía cạnh tuổi tác. Có hai luồng ý kiến khác nhau khi xem xét về vấn đề này: hướng ý kiến thứ nhất cho rằng, những người lớn tuổi hơn (ở ngưỡng 30 trở lên) thường gặp "khủng hoảng" về nhan sắc và tâm lý, và từ 50 tuổi trở đi, khi mà chuyện tình dục trở nên khó khăn, thì cuộc sống thực là "vui ít buồn nhiều". Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới đây lại chứng minh điều ngược lại: là ở tuổi 21-23, người ta cảm thấy ít hạnh phúc nhất và từ 25 tuổi trở đi, con người ngày càng hạnh phúc hơn [42]. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các nhóm tuổi thu được kết quả như sau:

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 CNHP về mặt cảm xúc CNHP về mặt xã hội CNHP về mặt tâm lý CNHP chung Nhóm 1 (18-20) Nhóm 2 (21-23) Nhóm 3 (24-31) Nhóm 4 (32-52)

Biểu đồ 3.1: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên theo các nhóm tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận hạnh phúc có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm tuổi thể hiện ở mức cảm nhận hạnh phúc chung, trong đó nhóm 2 có mức cảm nhận thấp nhất (ĐTB=3.63 ; p<0,05), nhóm 4 cao nhất (ĐTB=4.52), tiếp đến lần lượt là nhóm 3 (ĐTB=3.93) và nhóm 1 (ĐTB=3.9). Sự khác biệt này cũng được tìm thấy ở cả ba mặt của cảm nhận hạnh phúc, nhóm tuổi từ 21-23 vẫn có mức cảm nhận hạnh phúc thấp nhất và nhóm tuổi 32-52 ở mức cao nhất. Cụ thể, điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc ở các mặt của các nhóm tuổi như sau: về mặt cảm xúc nhóm 4 là 4.35, nhóm 3 là 4.00, nhóm 2 là 3.74 và nhóm 1 là 4.08; Về mặt xã hội lần lượt là 4.49, 3.74, 3.36, 3.64 ; Tương tự về mặt tâm lý 4.73, 4.09, 3.87, 4.02. Điều này được lý giải bởi khi nhiều tuổi hơn nhất là những giai đoạn sau con người càng trưởng thành hơn, trải nghiệm nhiều hơn chính vì thế cách nhìn cuộc sống cũng tích cực. Trải qua những khó khăn, thăng trầm của cuộc sống người trưởng thành cảm nhận tốt hơn về tổng thể sự việc diễn ra trong cuộc sống cũng như đánh giá sâu sắc hơn về giá trị của cuộc sống. Mặt khác, nhóm khách thể ở độ tuổi 32-52 (nhóm 4) mà chúng tôi lựa chọn trong nghiên cứu là các học viên theo hệ tại chức vừa học vừa làm, họ đều là những người đã có công việc và một vị trí nhất định

trong xã hội ít phải lo lắng về tài chính và tương lai hơn chính vì thế họ cũng cảm thấy hạnh phúc hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đi trước mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)