Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 56 - 59)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên

3.1.4. Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý

Với sinh viên, cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý được biểu hiện qua các khía cạnh sinh viên có một mối quan hệ tin tưởng, ấm áp với những người xung quanh; tin tưởng bản thân mình sẽ phát triển thành người tốt hơn; có định hướng cho cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, các bạn tự tin thể hiện quan điểm, ý tưởng của riêng mình, vượt qua các thử thách để phát triển và trở thành người tốt hơn. Bảng số liệu dưới đây là kết quả “cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý” của sinh viên:

Bảng 3.4: Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý

STT Mệnh đề ĐTB ĐLC

1 Bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân cách của bạn 4.14 1.38 2 Bạn cảm thấy có khả năng quản lý tốt các trách nhiệm

trong cuộc sống hàng ngày của bạn. 4.12 1.39

3 Bạn cảm thấy rằng bạn có những mối quan hệ tin tưởng và

ấm áp với những người khác 4.22 1.25

4 Bạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách để phát triển và

trở thành người tốt hơn 4.02 1.48

5 Bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý

tưởng và quan điểm riêng của bạn 3.95 1.40

6 Bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng và có ý nghĩa. 4.27 1.42 Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý chung 4.12 1.06

Nhìn chung, kết quả này cao hơn hẳn so với cảm nhận hạnh phúc ở các mặt cảm xúc và xã hội. Phân tích các mệnh đề trong thang đo cho thấy: điểm trung bình ở từng mệnh đề đều ở mức tương đối cao dao động từ 3.95 lên đến 4.27, và có mệnh đề đạt mức đánh giá rất cao (mệnh đề: 11, 14). Cụ thể, ở mệnh đề có ĐTB cao nhất “bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng và có ý nghĩa.”

(ĐTB=4.27), có tới 52,7% lớn sinh viên cảm thấy ở mức “hàng ngày và gần như hàng ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 31,8 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”, còn lại một tỷ lệ nhỏ 11,5% - “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, “không lần nào” (4,0%). Ở mệnh đề có điểm trung bình cao thứ hai “bạn cảm thấy rằng bạn có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác” (ĐTB= 4.22), có 64,5% sinh viên cảm thấy ở mức “hàng ngày và gần như hàng ngày”, 40% - “mỗi tuần một lần, 2-3 lần”, còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ 11,4% - “khoảng 1 lần hoặc không lần nào trong tháng”.

Từ số liệu này, chúng ta có thể thấy rằng đa số sinh viên đều có một định hướng cho cuộc sống của mình, xác định được ý nghĩa của cuộc sống và có niềm tin vào những người xung quanh mình. Bên cạnh đó, họ còn xây dựng và cảm nhận được sự tin tưởng và ấm áp trong mối quan hệ của mình. Đây là điều hết sức quan trọng, bởi vì nó là cơ sở để sinh viên phát triển các mối quan hệ tình cảm của mình, tiến tới là tìm được người bạn đời. Các bạn sinh viên, mỗi người đều đến từ một vùng quê khác nhau, chính vì thế có được một các mối quan hệ an toàn sẽ như sợi dây kết nối các bạn hòa nhập với xã hội. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt so với các nghiên cứu khác mà chúng tôi đã trình bày trong phần trên. Theo khảo sát của Viktor Frankl thì có tới 25% sinh viên Châu Âu và 60% sinh viên Mỹ hiện cảm thấy đang sống một “cuộc đời vô nghĩa”, một trạng thái “trống rỗng bên trong, trống rỗng trong sâu thẳm con người”. Và tỉ lệ này ngày càng tăng trong xã hội hiện đại. Để lý giải điều này chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu và thu được kết quả như sau:

“Mục tiêu của em là trở thành một cô y tá điều dưỡng giỏi, có thể một mình chăm sóc một phòng bệnh. Ngay từ hồi học cấp 2 em đã cảm thấy yêu thích nghề

bác sỹ rồi. Vì người làm nghề này không chỉ giúp ích cho người bệnh mà còn giúp đỡ được cả những người thân bên cạnh mình nữa. Đến khi đi học, đi thực tập em càng thấy công việc này có ý nghĩa hơn. Mỗi ngày có thể đem sức mình giúp đỡ được nhiều người em lại thấy mình sống có ích hơn”. (Nữ SV, Cao đẳng Y tế Công cộng, HN).

“Ngày em đỗ Đại học cả nhà em tự hào về em lắm. Bố mẹ em còn thưởng cho em hẳn một chiếc xe đạp điện và mời cả lớp em tới ăn bánh kẹo mừng. Em thì vừa vui vừa lo, vui vì em có thể trở thành một nhà công tác xã hội đem sức mừng giúp cho những người nghèo khó còn lo vì mọi người bảo con gái làm nghề này sẽ vất vả lắm. Thế nhưng mỗi lần em gọi điện về than thở là bố mẹ lại động viên em cố gắng lên, em lại thấy quyết tâm hơn để thực hiện ước mơ của mình. Gia đình chính là chỗ dựa vững chắc nhất của em.” (Nam SV, ĐH Hàng Hải, HP).

“Công việc của em sau này là cô nuôi dạy hổ. Hồ đầu em đi học chỉ vì là thích trẻ con thôi, nhưng đi dạy rồi mới biết chơi với trẻ con thì dễ chứ dạy được chúng thì khó hơn nhiều. Mình không chỉ cần lòng yêu nghề còn phải có cả sự kiên trì nhẫn nại nữa. Nhưng vất vả đến mấy mà nhìn thấy các con tiến bộ, mỗi ngày đều nói Con yêu Cô thì lại hết ngay Chị. Chúng nó đáng yêu lắm. Với em công việc này có ý nghĩa vô cùng”. (Nữ SV, Trung cấp mẫu giáo mầm non, HN).

Như vậy, có thể thấy rằng chính sợi dây liên kết từ mối quan hệ với mọi người xung quanh đã góp phần làm tăng cảm nhận của sinh viên về định hướng và ý nghĩa cuộc sống. Trong số sinh viên chúng tôi điều tra, có rất nhiều bạn thiết lập mục tiêu sống dựa trên sự định hướng của người thân như bố mẹ, bạn bè, thầy cô. Và rồi chính nó lại tác động trở lại, củng cố hơn niềm tin của sinh viên vào định hướng, mục tiêu mà mình đã chọn. Tóm lại, khi sinh viên có một mối quan hệ ấm áp, tin tưởng, có sự gắn kết với mọi người xung quanh thì sinh viên cũng cảm nhận thấy cuộc sống của mình có định hướng, có ý nghĩa hơn.

Tiếp đến, các mệnh đề có ĐTB cao như “bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân cách của bạn” (ĐTB=4.14), “bạn cảm thấy có khả năng quản lý

tốt các trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày của bạn.” (ĐTB= 4.12), “bạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách để phát triển và trở thành người tốt hơn”

(ĐTB=4.02), “bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan điểm riêng của bạn” (ĐTB=3.95). Đây là các mệnh đề thể hiện sự đánh giá của sinh viên với bản thân mình. Từ kết quả này cho thấy, phần lớn các bạn sinh viên có một thái độ tích cực đối với sự thừa nhận và chấp nhận các khía cạnh con người mình, có khả năng làm chủ cuộc sống hay tự tin để suy nghĩ, thể hiện những ý tưởng và quan điểm của riêng mình. Như chúng ta thấy thì ở đuổi này, sinh viên đã có sự trưởng thành về mặt suy nghĩ, ý thức tự lập cao và bắt đầu tự ra quyết định cho các vấn đề trong cuộc sống của mình nên những điểm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các bạn sinh viên. Chia sẻ về vấn đề này, các bạn sinh viên cho ý kiến như sau:

“Là sinh viên thì khác với lúc học ở phổ thông lắm Chị ạ. Ngày trước, ở lớp thì Cô nói học sinh nghe, nhiều khi các Thầy Cô có giảng sai hay cách làm bài không giống cách Thầy Cô đã giảng thì bọn em cũng không dám lên tiếng. Nhưng trên Đại học thì khác, bọn em có quyền nêu quan điểm, suy nghĩ của riêng mình. Nếu sai thì cả lớp phản bác lại, rồi tranh luận, tìm mọi lý lẽ để thuyết phục, chứng minh. Môn nào cũng như vậy, có bạn lúc đầu nhút nhát nhưng sau một vài lần thì tự tin, hùng biện giỏi luôn”. (Nam SV, ĐH Mỏ địa chất, HN).

Tóm lại, sinh viên tự đánh giá hạnh phúc về mặt tâm lý của mình ở mức khá cao. Nhìn chung, các bạn hài lòng với các phẩm chất nhân cách của mình; có một ý thức tự chủ, có trách nhiệm, có mục tiêu và định hướng cuộc sống; và tự tin phát triển bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)