Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 76 - 82)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố có mối quan hệ tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc

3.4.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc

3.4.2.1. Các nhóm cảm xúc cơ bản

Theo chúng tôi, để xác định được tác động của các nhóm cảm xúc tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thì cần phải trả lời hai câu hỏi: thứ nhất, có những cảm xúc nào có tác động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, mức độ cảm nhận về các cảm xúc đó của sinh viên như thế nào? Và thứ hai, những cảm xúc đó có mối liên hệ như thế nào với nhau, cảm xúc nào sẽ ảnh hưởng mạnh theo hướng tích cực hoặc tiêu cực đến cảm nhận hạnh phúc? Theo như phân tích thực trạng cảm nhận

hạnh phúc của sinh viên ở trên, chúng tôi thu được kết quả là hầu hết sinh viên có cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc ở mức cao (ĐTB=4.0). Vậy thì cảm xúc nào có tác động quan trọng tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, tác động đó như thế nào và thúc đẩy sinh viên mưu cầu hạnh phúc? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và kết quả cụ thể như sau:

Trước hết chúng tôi phân loại những cảm xúc hiện đang tác động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Ở đây chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 3 “Thang đo này gồm một số từ miêu tả những cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Bạn thường cảm thấy cảm xúc này (một cách chung nhất) ở mức nào?” với 20 items miêu tả những cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Để xác định được những cảm xúc trên, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố. Trong phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi phải căn cứ vào hệ số KMO - một chỉ tiêu để xem xét sự phù hợp cho việc phân tích EFA (0.5< KMO). Với hệ số KMO = 0,87 (> 0,5) đủ để cho phép chúng ta nhận định những giá trị có được qua phân tích những cảm xúc tác động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đảm bảo độ tin cậy.

Từ 20 items ban đầu, bằng phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi đã lọc ra được 4 nhân tố, tương ứng với 4 nhóm cảm xúc hiện đang có tác động đến cảm nhận hạnh phúc của các bạn sinh viên:

Nhân tố 1: nhân tố cảm xúc cá nhân tiêu cực (nhóm cảm xúc cá nhân tiêu cực) gồm các cảm xúc sau: Rối tung; Buồn khổ; Căng thẳng, bồn chồn; Căng thẳng, hồi hộp; Sợ sệt; Sợ hãi; Tội lỗi; Xấu hổ.

Nhân tố 2, nhân tố cảm xúc liên cá nhân tích cực (nhóm cảm xúc liên cá nhân tích cực): Kiên quyết; Chu đáo, niềm nở; Tích cực chủ động; Nhiệt tình.

Nhân tố 3, nhân tố cá nhân tích cực (những cảm xúc cá nhân tích cực): Sôi nổi, phấn khích; Cảm hứng; Quan tâm, thích thú; Tự hào; Mạnh mẽ.

Nhân tố 4: Nhân tố liên cá nhân tiêu cực (cảm xúc liên cá nhân tiêu cực): Đề phòng; Thù địch; Cáu kỉnh.

Tương ứng với 4 nhân tố nêu trên là 4 nhóm cảm xúc được mô tả (xem bảng chi tiết trong phụ lục), đó là: Nhóm cảm xúc cá nhân tiêu cực, những cảm

xúc liên cá nhân tích cực, những cảm xúc cá nhân tích cực, những cảm xúc liên cá nhân tiêu cực.

3.4.2.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc của sinh viên

Sau khi xác định được các nhóm cảm xúc cơ bản có tác động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, chúng tôi tiến hành phân tích mối tương quan giữa chúng với các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.10: Mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc

Cá nhân tiêu cực Cá nhân tích cực Liên cá nhân tích cực Liên cá nhân tiêu cực r p r p r p r P Cảm xúc - 0,275** 0,000 0,374 ** 0,000 0,371** 0,000 -0,154** 0,000 Xã hội - 0,185** 0,000 0,364 ** 0,000 0,429** 0,000 -0,138** 0,000 Tâm lý - 0,199** 0,000 0,445 ** 0,000 0,541** 0,000 -0,138** 0,000 CNHP chung - 0,257** 0,000 0,454 ** 0,000 0,514** 0,000 -0,165** 0,000 Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01

Qua hệ số tương quan biểu thị trên bảng cho thấy, các yếu tố chia làm 2 nhóm với sự tương quan khác nhau.

Nhóm thứ 1: các yếu tố có mối tương quan là tỷ lệ thuận (r>0). Nhóm này bao gồm các yếu tố: cảm nhận hạnh phúc chung, cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội, cảm xúc, tâm lý; Nhóm cảm xúc cá nhân tích cực, liên cá nhân tích cực và liên cá nhân tiêu cực, cá nhân tiêu cực. Tất cả các mối tương quan trong các yếu tố này trong cảm nhận hạnh phúc chủ quan của sinh viên là mối tương quan thuận, nghĩa là khi mức độ của một yếu tố mà tăng thì nó đều đóng góp cho mức độ tăng của cảm nhận hạnh phúc chủ quan nói chung và ngược lại. Riêng mối tương quan giữa yếu

tố các đặc điểm cá nhân tiêu cực với các đặc điểm liên cá nhân tiêu cực thì được hiểu là khi một cá nhân có các đặc điểm cá nhân tiêu cực cao thì đóng góp cho mức độ tăng của các đặc điểm liên cá nhân tiêu cực và ngược lại.

Nhóm thứ 2: các yếu tố có mối tương quan là tỷ lệ nghịch (r<0). Nhóm này bao gồm 2 yếu tố là: liên cá nhân tiêu cực, cá nhân tiêu cưc và các yếu tố còn lại. Ngược lại với nhóm 1 thì tất cả các mối tương quan giữa hai yếu tố liên cá nhân tiêu cực và cá nhân tiêu cực trong cảm nhận hạnh phúc chủ quan của sinh viên là mối tương quan nghịch, nghĩa là khi mức độ của một yếu tố mà tăng thì nó làm giảm mức độ của cảm nhận hạnh phúc chủ quan nói chung và ngược lại.

Nhìn tổng quát bảng số liệu cho thấy, tất cả các nhóm cảm xúc đều có tương quan có ý nghĩa với mức độ cảm nhận hạnh phúc về các mặt khác nhau: mối tương quan chặt chẽ là nhóm cảm xúc liên cá nhân tích cựcnhóm cảm xúc cá nhân tích cực. Ít tương quan (tương quan yếu) là nhóm cảm xúc liên cá nhân tiêu cựcnhóm cảm xúc cá nhân tiêu cực. Kết quả trên phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa các nhóm cảm xúc cá nhân với các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: cụ thể là sinh viên có nhóm cảm xúc cá nhân và liên cá nhân tích cực thì có mức cảm nhận hạnh phúc càng cao, và ngược lại sinh viên càng có nhiều cảm xúc cá nhân và liên cá nhân tiêu cực thì mức cảm nhận hạnh phúc càng thấp. Điều này được thể hiện ở tất cả các mặt của cảm nhận hạnh phúc, cụ thể như sau:

Mối quan hệ giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc cá nhân tiêu cực của sinh viên:

Một điều đáng lo ngại là nhóm cảm xúc này xuất hiện với mức khá cao ở sinh viên, kết quả điểm trung bình cho thấy mức độ cảm nhận khá cao (ĐTB dao động từ 2.16 đến 3.02), tương đương với mức cảm nhận ở sinh viên là “có một chút” và “ở mức vừa phải”. Cụ thể ĐTB của từng cảm xúc trong nhóm: rối tung (ĐTB=2.53); Buồn khổ (ĐTB=2.51); Căng thẳng, bồn chồn (ĐTB=2.75); Căng thẳng, hồi hộp (ĐTB=3.02); Sợ sệt (ĐTB=2.17); Sợ hãi (ĐTB=2.33); Tội lỗi (ĐTB=2.16); Xấu hổ (ĐTB=2.57).

May mắn là kết quả hệ số tương quan của nhóm cảm xúc này thấp nhất (r<0), thể hiện qua tất cả các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Khi các bạn sinh viên có những cảm xúc tiêu cực như rối tung, buồn khổ, căng thẳng, bồn chồn, sợ sệt, sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ dễ làm giảm mức cảm nhận hạnh phúc của bản thân. Cụ thể là nhóm cảm xúc này làm giảm mức cảm nhận hạnh phúc chung (r= - 0,257), về mặt cảm xúc (r= -0,275), về mặt xã hội (r=-0,185) và về mặt tâm lý (r=- 0.199) ở sinh viên. Trong đó, xét về độ tin cậy (p<0.01) cho thấy, sinh viên có cảm nhận hạnh phúc rất thấp ở các mặt xã hội, mặt cảm xúc, mặt tâm lý, từ đó cũng sẽ có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc tổng thể của sinh viên. Tóm lại khi sinh viên cảm thấy nhóm cảm xúc cá nhân tích cực ở tần suất cao thì mức cảm nhận hạnh phúc sẽ giảm.

Mối quan hệ giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc liên cá nhân tiêu cực của sinh viên:

Có một điều đáng mừng là mức độ các cảm xúc liên cá nhân tiêu cực trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi là ở mức thấp (ĐTB=1.82 đến 2.89), gần tương đương với mức mức “hầu như không có” và “có một chút”. Hệ số tương quan của nhóm cảm xúc này không đáng kể, (r lần lượt = -0,154; -0,138; -0,138; -0,165). Về mặt ý nghĩa tương quan cho thấy, khi sinh viên có cảm xúc thù địch, đề phòng, cáu kỉnh thì họ có xu hướng giảm cảm nhận hạnh phúc về tất cả các mặt.

Mối quan hệ giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc cá nhân tích cực của sinh viên:

Như chúng tôi đã giới thiệu trong phần trên, các cảm xúc tích cực có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta về cả hai mặt tâm lý và sinh lý. Nó giúp con người năng động hơn, hoạt bát hơn, giàu lòng vị tha, quan tâm và chân thành với nhau hơn. Thật đáng mừng là nhóm cảm xúc này xuất hiện với mức khá cao ở sinh viên, kết quả điểm trung bình cho thấy mức độ cảm nhận khá cao, đặc biệt có cảm xúc có ĐTB gần mức tối đa là Quan tâm, thích thú (ĐTB=4.44). Các cảm xúc còn lại trong nhóm cũng có ĐTB tương đối cao, cụ thể: Sôi nổi, phấn khích (ĐTB=3.35); Cảm hứng (ĐTB=3.34); Tự hào (ĐTB=3.20); Mạnh mẽ (ĐTB=3.49).

Kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy, nhóm cảm xúc cá nhân tích cực của sinh viên tương quan có ý nghĩa với mức độ cảm nhận hạnh phúc về cảm nhận hạnh phúc chung và cả ba mặt biểu hiện, mối tương quan tương đối chặt chẽ. Hệ số tương quan cụ thể như sau: về mặt cảm xúc (r= 0,374), về mặt xã hội (r=0,364), về mặt tâm lý (r=0,445) và về cảm nhận hạnh phúc chung (r=0,454). Trong đó, xét về độ tin cậy (p<0.01), trong tất cả các mối tương quan thì mối tương quan giữa nhóm cảm xúc này và mặt tâm lý là tương quan chặt chẽ nhất. Điều này có nghĩa là, nếu sinh viên cảm thấy sôi nổi, phấn khích, mạnh mẽ, tự hào, cảm hứng thì họ cũng hài lòng với bản thân hơn, có những mối quan hệ tích cực với mọi người xung quanh, có thể làm chủ môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, và làm chủ những quyết định của bản thân. Và ngược lại, những sinh viên có hạnh phúc tâm lý cao thì cũng cảm nhận các cảm xúc này ở mức rõ hơn.

Mối quan hệ giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc liên cá nhân tích cực của sinh viên:

Môi trường học tập trên đại học đòi hỏi sinh viên phải có sự năng động, hòa đồng được với tập thể, xây dựng cộng đồng để phục vụ cho công việc học tập và làm việc sau này. Nhưng bên cạnh đó, mỗi người cũng phải giữ được quan điểm riêng của mình, lựa chọn cho mình mối quan hệ phù hợp. Chính vì thế sinh viên không chỉ cần có tính tích cực chủ động, sự nhiệt tình, chu đáo, niềm nở mà cũng cần phải có sự kiên quyết để làm chủ môi trường xung quanh mình.

Kết quả số liệu cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa tất cả các mặt cảm nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc liên cá nhân tích cực của sinh viên r>0 (r lần lượt = 0,371; 0,429; 0,541; 0,514). Kết quả mối tương quan cho thấy: khi sinh viên thường xuyên cảm thấy những cảm xúc liên các nhân tích cực, sinh viên sẽ có mức cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với các bạn xuất hiện nhiều cảm xúc liên cá nhân và cá nhân tiêu cực. Cụ thể là các cảm xúc như kiên quyết (ĐTB=3.61); Chu đáo, niềm nở (ĐTB=3.71); Tích cực chủ động (ĐTB=3.66); Nhiệt tình (ĐTB=3.88). Nó được biểu hiện ra bên ngoài qua các hành động như sinh viên tích cực tham gia vào các hoạt động ở trường, lớp, cộng đồng; Tự tin để suy nghĩ hay thể hiện

những ý tưởng và quan điểm riêng của mình; có khả năng quản lý tốt các trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày và có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác.

Phỏng vấn sâu một số sinh viên, chúng tôi hiểu rõ hơn điều này:

Mỗi khi làm việc nhóm với các bạn trong lớp, em đều cố gắng hết sức để hoàn thành phần công việc được giao. Nhưng có một lần, em tự ứng cử mình làm nhóm trưởng và tổng hợp các bài của các bạn trong nhóm rồi hoàn thiện. Đến khi công bố điểm, bài của nhóm được điểm rất cao, các bạn đều vui. Riêng em, cả tuần sau đó em vẫn thấy hạnh phúc lâng lâng” (Sinh viên ĐH Hải Phòng).

“Đến tận bây giờ em vẫn không quên cảm giác lúc đó. Chuyện là, đứa bạn cùng phòng có rủ em tham gia vào mạng mua bán trực tuyến MB24. Nó dẫn em tới một khu văn phòng sang trọng lắm, rồi cho em gặp từng tuyến trên, rồi gặp hẳn lãnh đạo cấp cao Diamond gì đó. Ai cũng kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng và họ đều bảo em có tố chất để trở thành người thành công sau này. Lúc đầu em đến là vì nể bạn chứ bản thân đã nghĩ không bao giờ đi theo con đường đa cấp này. Thế mà sau đó em suýt nữa thì đã xiêu lòng trước những lời thuyết phục hấp dẫn đó. May mắn, đến cuối cùng em vẫn kiên quyết từ chối lời mời của bạn” (Sinh viên ĐH Công nghiệp HN, nữ giới).

Nhìn chung, các nhóm cảm xúc có tương quan có ý nghĩa với cảm nhận hạnh phúc. Kết quả đánh giá cũng cho thấy các nhóm cảm xúc có mối tương quan mạnh với các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc. Trong các nhóm cảm xúc: cá nhân tích cực, liên cá nhân tích cực là có tương quan mạnh nhất đến các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Các sinh viên thường xuyên có cảm xúc tự tin, kiên quyết, chu đáo, niềm nở với mọi người xung quanh, khi giải quyết các vấn đề của bản thân thì sẽ dễ có cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với các bạn sinh viên thường xuyên thấy lo âu, chán nản, khổ sở, xấu hổ. …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)