So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 66 - 70)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các nhóm

3.3.4. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các tỉnh

Bên cạnh việc tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên xét về khía cạnh giới tính, khu vực sinh sống, chúng tôi cũng rất quan tâm tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở các địa bàn khác nhau, bởi mỗi địa bàn lại có những đặc trưng riêng về điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội, chính vì thế nó cũng có tác động không nhỏ tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trên địa bàn đó. Vậy thì, sinh viên ở địa bàn nào sẽ có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn, hay ở địa bàn nào sinh viên cũng có mức cảm nhận hạnh phúc tương đương nhau? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi tiến hành so sánh điểm trung bình của các địa bàn, kết quả có được như sau:

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5

CNHP về mặt cảm xúc CNHP về mặt xã hội CNHP về mặt tâm lý CNHP chung

Hà Nội Hải Phòng Nghệ An Hà Giang

Biểu đồ 3.3: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các tỉnh.

Khi xem xét trên góc độ giữa các địa bàn, kết quả so sánh điểm trung bình cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa bốn địa bàn trong cả cảm nhận hạnh phúc chung và trong các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Sự khác biệt thể hiện lớn nhất ở kết quả của sinh viên tại địa bàn Nghệ An cao hơn rất nhiều so với sinh viên tại địa bàn Hà Nội và Hải Phòng. Riêng với địa bàn Hà Giang, cũng có sự chênh lệch đáng kể với hai địa bàn này. Cụ thể:

Về cảm nhận hạnh phúc chung: Qua bảng số liệu cho thấy sinh viên trên địa bàn Nghệ An có điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc cao nhất (ĐTB=4.63). Ở vị trí thứ hai là Hà Giang (ĐTB=4.03), sinh viên ở hai địa bàn Hà Nội và Hải Phòng có kết quả tương đương nhau và cũng là thấp nhất trong bốn địa bàn được điều tra. Cụ thể cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên trên địa bàn Hà Nội có ĐTB=3.7 và 3.77 là ĐTB cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trên địa bàn Hải Phòng.

Về cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc: Nhìn chung, ĐTB cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc của sinh viên ở bốn địa bàn đều ở mức cao. Tuy nhiên, có sự

khác biệt rất lớn trong các địa bàn. Cụ thể là sinh viên trên địa bàn Nghệ An có mức cảm nhận hạnh phúc rất cao (ĐTB=4.60), hai địa bàn Hải Phòng (ĐTB=3.93) và Hà Giang (ĐTB=3.93) là tương đương nhau, địa bàn Hà Nội (ĐTB=3.82) là mức thấp nhất.

Về cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội: Một điều dễ nhận thấy là cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội ở trên tất cả bốn địa bàn có ĐTB thấp nhất so với cảm nhận hạnh phúc đối với các mặt khác và thấp hơn cả số ĐTB cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên (lần lượt theo các địa bàn là: ĐTB Hà Nội = 3.48; ĐTB Hải Phòng = 3.46; ĐTB Nghệ An = 4.59; ĐTB Hà Giang =3.90). So sánh ĐTB giữa các địa bàn với nhau thì CNHP đối với xã hội của sinh viên ở 2 tỉnh Hà Nội (ĐTB=3.48) và Hải Phòng (3.46) thấp hơn hẳn so với tỉnh Nghệ An (ĐTB=4.59) và Hà Giang (ĐTB=3.90).

Về cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý: Nhìn chung, ở cả bốn địa bàn thì cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý có ĐTB cao nhất. Cụ thể là ở địa bàn Hà Nội ĐTB=3.91 cao hơn cảm nhận hạnh phúc chung (ĐTB=3.70) và cao hơn nhiều so với cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội (ĐTB=3.48). Tại Hải Phòng cũng thu được kết quả tương tự như vậy (ĐTB cảm nhận hạnh phúc chung=3.77; ĐTB cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý = 3.93). Riêng kết quả đánh giá cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý của sinh viên ở hai địa bàn Nghệ An và Hà Giang có cao hơn nhưng chỉ chênh lệch không đáng kể so với cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về các mặt còn lại.

Tóm lại, kết quả trên cho thấy, có sự chênh lệch rõ rệt trong cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở bốn địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang. Xem xét về khía cạnh khu vực, trong bốn địa bàn nghiên cứu thì sinh viên tại địa bàn Nghệ An có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn các địa bàn còn lại. Đặc biệt là so với sinh viên tại địa bàn Hà Nội thì sự khác biệt là lớn nhất. Trong khi đó, sinh viên tại địa bàn Hà Nội có cảm nhận hạnh phúc ở mức độ thấp nhất. Xem xét giữa các

bàn nghiên cứu đó là cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội là thấp nhất so với các mặt cũng như so với cảm nhận hạnh phúc chung. Ngược lại, cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc và về mặt tâm lý của sinh viên lại có kết quả cao hơn hẳn. Như vậy, chúng ta có thể thấy được, phần đa các bạn sinh viên cảm thấy hài lòng hơn với bản thân mình với những phẩm chất cá nhân mà các bạn đang có cũng như thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa, có niềm yêu thích với cuộc sống. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên chưa thực sự cảm thấy được sự kết nối của mình đối với xã hội (với một cộng đồng, lối xóm, làng quê) hay cảm nhận mình đã đóng góp được điều gì cho xã hội tốt hơn. Điều này có thể dễ lý giải, vì phần lớn các bạn sinh viên đều là từ các tỉnh thành khác nhau rời lên nơi mình đang học tập. Tại đây, các mối quan hệ xã hội mà các bạn có được nó chỉ ở trong một phạm vi nhỏ là: lớp, trường, xóm trọ, nơi làm thêm, ....mà hầu như chưa có sự kết nối gì nhiều với cộng đồng xung quanh. Hơn nữa, ở các thành phố lớn thì sợi dây liên kết giữa các cá nhân trong một cộng đồng ngày càng lỏng lẻo hơn nhiều so với ở nông thôn. Chính vì thế sinh viên có cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội ở mức thấp hơn hẳn so với các mặt khác là điều dể hiểu.

Như vậy, sinh viên có cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về ba mặt cảm xúc, tâm lý, và xã hội đều ở mức khá cao. Khi xét về sự khác biệt giới tính cho thấy, có sự khác biệt không đáng kể trong cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nam và sinh viên nữ, các bạn sinh viên nữ có cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với các bạn nam. Khi xét theo khu vực sinh sống cho thấy, cảm nhận hạnh phúc có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, khu vực đô thị có mức cao nhất, tiếp đến là ở vùng đô thị hóa và thấp nhất là ở khu vực nông thôn. Khi xét theo địa bàn học tập, có sự khác biệt rất lớn trong mức cảm nhận hạnh phúc, sinh viên học tập trên địa bàn Nghệ An có mức cảm nhận hạnh phúc rất cao, hai địa bàn Hải Phòng và Hà Giang là tương đương nhau, địa bàn Hà Nội là mức thấp nhất. Tuy nhiên khi phân tích cụ thể, kết quả cho thấy sự khác biệt xét theo các tiêu chí chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)