Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tƣơng quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc
Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mặt này có tác động qua lại tới mặt khác. Bảng 3.5 biểu thị mối tương quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc.
Bảng 3.5: Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc Cảm xúc Xã hội Tâm lý r p r p r p Cảm xúc 1,000 0,000 0,562** 0,000 0,571** 0,000 Xã hội 0,562** 0,000 1,000 0,000 0,695** 0,000 Tâm lý 0,571** 0,000 0,695** 0,000 1,000 0,000 CNHP chung 0,828** 0,000 0,879** 0,000 0,869** 0,000
Ghi chú: * tương quan với mức ý nghĩa p<0.05; ** tương quan với mức ý nghĩa p<0.01
Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy qua hệ số tương quan biểu thị trên bảng, cảm nhận hạnh phúc chung và các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự tương quan khá chặt chẽ, (r>0,40>0 cho biết chiều của các mối tương quan này là tỷ lệ thuận). Tất cả các mối tương quan trong cảm nhận hạnh phúc của sinh viên về các mặt khác nhau là mối tương quan thuận, nghĩa là khi mức độ của một mặt của cảm nhận hạnh phúc mà tăng thì nó đều đóng góp cho mức độ tăng của cảm nhận hạnh phúc chung và ngược lại. Cụ thể như sau:
Cảm nhận hạnh phúc chung có mối tương quan chặt chẽ đối với các mặt: về mặt xã hội (r=0.879, p<0.01), về mặt cảm xúc (r=0.828, p<0.01), về mặt tâm lý (r=0.869, p<0.01). Như vậy hoàn toàn đúng với những nghiên cứu lý luận mà chúng tôi đã phân tích ở phần trên: mức độ cảm nhận hạnh phúc về các mặt có ảnh hưởng trực tiếp đến có cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên.
Trong các mối tương quan, giữa cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và cảm nhận hạnh phúc chung có mối tương quan chặt chẽ nhất (r=0.879, p<0.01). Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các yếu tố xã hội có mối quan hệ mật thiết tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Kết quả này của chúng tôi một lần nữa khẳng định kết luận khi nghiên cứu hạnh phúc trong sinh viên đại học của Bruhn (2005), kết nối xã hội là cách để tăng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Các báo khác cũng chỉ ra rằng sự gần gũi tình cảm với những người khác có một tương quan mạnh mẽ tới
Mối tương quan chặt tiếp theo là tương quan giữa “cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý” và “cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội” (r=0.695; p<0.01), điều này cho thấy sinh viên có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác, cảm thấy cuộc sống của mình có định hướng và có ý nghĩa với mình thì các bạn cũng cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng cao hơn, đánh giá mọi người trong xã hội đang tiến triển tốt hơn. Đó chính là xu hướng của cuộc sống và hình thành nên môi trường thoả mãn những nhu cầu và mức độ khẳng định bản thân của sinh viên. Sinh viên hòa đồng khi họ thấy xã hội đầy ý nghĩa và thấy mình được thuộc về nó và được cộng đồng chấp nhận mình. Khi mà họ chấp nhận các thành phần trong xã hội và khi họ thấy chính mình đang đóng góp cho xã hội.
Tiếp đến, giữa mặt cảm xúc và mặt tâm lý (r=0.571, p<0.01) cũng có mối tương quan chặt chẽ. Như vậy, khi sinh viên thấy yêu thích các phẩm chất cá nhân của mình, tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan điểm riêng, có các mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người xung quanh thì cũng góm phần tăng cảm xúc yêu thích, sự hài lòng với cuộc sống.
Bên cạnh đó, hai mặt của cảm nhận hạnh phúc là mặt xã hội và mặt cảm xúc cũng có mối tương quan tương đối chẽ (r=0. 562; p<0.01), như vậy khi sinh viên cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng, thấy mình thuộc về cộng đồng đó và cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với họ thì cũng làm tăng cảm giác yêu thích, hài lòng với cuộc sống của mình hơn. Kết quả này cũng đồng quan điểm với Larson (1996), tác giả đã nêu rằng “yếu tố then chốt quyết định xem mức đánh giá hạnh phúc xã hội sẽ nằm trong phần hạnh phúc của từng người. Đó chính là liệu xem đánh giá có phản ánh đúng với nội tâm khích lệ cảm xúc, ý nghĩ và hành vi phản ảnh đúng mức hài lòng hay không về môi trường xã hội tạo ra”.
Tóm lại, các mặt có cảm nhận hạnh phúc cho thấy chúng có mối tương quan chặt với nhau và cũng tương quan chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc nói chung của sinh viên, điều này cho thấy sự tăng hay giảm của một mặt cảm nhận hạnh phúc thì có thể tác động đến các mặt khác và làm thay đổi mức cảm nhận hạnh phúc nói chung.