Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và một số phẩm chất cá nhân của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 82 - 89)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố có mối quan hệ tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc

3.4.3. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và một số phẩm chất cá nhân của

nhân của sinh viên

Với hệ số KMO = 0,85 (> 0,5) đủ để cho phép chúng ta nhận định những giá trị có được qua phân tích những phẩm chất cá nhân tác động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đảm bảo độ tin cậy.

Từ 23 items ban đầu, bằng phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi đã lọc ra được 4 nhân tố, tương ứng với 4 nhóm phẩm chất cá nhân hiện đang có tác động đến cảm nhận hạnh phúc của các bạn sinh viên:

Nhân tố 1: nhân tố quan điểm người thắng kẻ thua trong cuộc sống gồm các nhận định sau: nếu như một người nào đó đang giầu lên thì điều đó có nghĩa là người nào đó khác đang nghèo đi; Khi một số người đang nghèo đi thì có nghĩa là một số người khác đang giầu lên; Trong cuộc sống thường xảy ra nếu có ai đó được hưởng lợi thì người khác sẽ bị thiệt thòi; Cuộc sống giống như trận đấu tenis, một người chỉ thắng khi người khác thua; Thành công của người này thường là thất bại của người khác; Khi một người làm nhiều điều cho người khác thì anh ấy (cô ấy) sẽ bị thiệt; Sự giàu có của 1 số ít người được xây dựng trên mồ hôi nước mắt của nhiều người khác; Trong phần lớn các tình huống, lợi ích của những người khác nhau là không giống nhau.

Nhân tố 2: nhân tố thái độ thù địch bao gồm: Ai đã xúc phạm tôi thì đừng nên trong đợi vào sự thông cảm của tôi; Tôi không tha thứ khi bị xúc phạm; Tôi khó có thể tha thứ cho những người đã xúc phạm tôi; Tôi nhớ lâu khi bị ai đó xúc phạm; Có đi có lại, ăn miếng trả miếng là một nguyên tắc đúng.

Nhân tố 3: nhân tố đòi hỏi quyền hưởng lợi (đòi hỏi hưởng quyền lợi cho cá nhân): nếu như tôi nhận được ít hơn so với cái tôi xứng đáng được hưởng, tôi sẽ làm to chuyện; Mỗi người nên thường xuyên yêu cầu những gì họ xứng đáng được hưởng; Tôi thường xuyên yêu cầu để được đối xử một cách đúng mức; Tôi xứng đáng với những gì tốt đẹp nhất; Cần phải đòi hỏi quyền lợi của mình.

Nhân tố 4: nhân tố đòi hỏi quyền lợi từ chính phủ (đòi hỏi chính phủ phải quan tâm tới người dân): chính phủ cần phải quan tâm tới điều kiện sống của những người nghèo khổ; Những người chịu thiệt thòi cần nhận được sự giúp đỡ

từ các cơ quan, đoàn thể; Trách nhiệm của chính phủ là đảm bảo những điều kiện sống thuận lợi cho người dân; Chính phủ có trách nhiệm chăm sóc những công dân của mình; Mỗi người có quyền mong đợi vào sự giúp đỡ của chính phủ khi gặp khó khăn.

Tương ứng với 4 nhân tố nêu trên là 4 nhóm phẩm chất cá nhân được mô tả

(xem bảng chi tiết trong phụ lục), đó là: nhóm quan điểm người thắng kẻ thua trong cuộc sống, thái độ thù địch, đòi hỏi quyền lợi từ chính phủ, đòi hỏi quyền hưởng lợi cho cá nhân.

3.4.3.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm phẩm chất cá nhân của sinh viên

Phẩm chất cá nhân chính là một trong các yếu tố quyết định nhân cách. Những phẩm chất này là những thành tố cơ bản cho sự phát triển của cá nhân. Có thể kể đến một số các phẩm chất cá nhân như khả năng thích ứng, tham vọng, lòng dũng cảm, sự thành thực,….Thực tế, việc phân và lựa chọn ra một số phẩm chất cá nhân như chúng tôi nói trên mang tính chất tương đối bởi một cá nhân có thể có rất nhiều các phẩm chất cá nhân khác nhau và chúng đều có thể tác động đến cảm nhận hạnh phúc của cá nhân. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi đã nhóm lại một vài phẩm chất cá nhân tiêu biểu có mối liên hệ với ba mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đó và xem xét mối tương quan giữa chúng, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.11: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm phẩm chất cá nhân của sinh viên

Các nhóm phẩm chất cá nhân

Cảm xúc Xã hội Tâm lý CNHP chung

r p r p r p r p

Thái độ thù địch -

0,051* 0,234 -0,065 0,125 -0,021 0,624 -0,058 0,175 Đòi hỏi chính phủ

phải quan tâm tới người dân

0,161** 0,000 0,205** 0,000 0,278** 0,000 0,249** 0,000 Đòi hỏi quyền lợi

hưởng cho cá nhân 0,088

**

0,000 0,214** 0,000 0,237** 0,000 0,206** 0,000 Quan điểm người

thắng kẻ thua trong cuộc sống

-0,060 0,158 0,028 0,517 -0,006 0,881 -0,016 0,705

Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01

Nhìn tổng vào bảng số liệu chúng ta dễ dàng nhận thấy, trong bốn nhóm phẩm chất cá nhân của sinh viên thì chỉ có hai nhóm là có có tương quan có ý nghĩa với các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc: đòi hỏi chính phủ phải quan tâm tới người dân (r lần lượt là 0,161; 0,205; 0,278; 0,249) và đòi hỏi quyền hưởng lợi cho cá nhân (r lần lượt là 0,088; 0,214; 0,237; 0,206); Hai nhóm phẩm chất là thái độ thù địch và quan điểm người thắng kẻ thua trong cuộc sống không có mối tương quan hoặc tương quan nghịch tương đối ít với cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc. Kết quả trên phản ánh quan điểm thắng thua, thái độ thù địch không có tác động đến mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, ngược lại sinh viên càng đòi hỏi quyền lợi từ chính phủ, hoặc đòi hỏi quyền hưởng lợi cho cá nhân thì cảm nhận hạnh phúc càng tăng. Đồng thời, kết quả này cũng cho thấy các bạn sinh viên đòi hỏi quyền hưởng lợi cho bản thân, cho cộng đồng rất nhiều từ chính phủ, cho rằng chính phủ càn phải quan tâm nhiều hơn nữa tới quyền lợi của người dân. Điều này đã lý giải phần nào tại sao mức độ cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên

là thấp nhất, đặc biệt ở hai mệnh đề là bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người và bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với bạn cũng có ĐTB thấp nhất so với tất cả các mệnh đề còn lại. Như vậy, cách vận hành của xã hội, chế độ phúc lợi mà chính phủ dành cho người dân nói chung và các bạn sinh viên nói riêng có ý nghĩa lớn đối với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Và việc cải thiện các chế độ, chính sách, quan tâm tới quyền lợi của sinh viên hơn từ Chính phủ là một trong các cách để nâng cao mức cảm nhận hạnh phúc cho đối tượng khách thể này.

3.4.3.3. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn của sinh viên

Lòng biết ơn cũng là một trong số những phẩm chất cá nhân của sinh viên nhưng trong đề tài của mình chúng tôi đã tách ra để phân tích sâu hơn về mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn của sinh viên. Có nhiều định nghĩa khác nhau về lòng biết ơn, nhưng có thể hiểu đơn giản lòng biết ơn là hiểu và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình và bày tỏ lòng biết ơn với họ. Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà con người biết ơn như: thiên nhiên, người đã giúp đỡ mình, người đã sinh thành ra mình, … Trong nghiên cứu này, chúng tôi giả định rằng sinh viên có lòng biết ơn cao thì cũng có mức cảm nhận hạnh phúc cao hơn. Để kiểm định giả thuyết này, chúng tôi tiến hành xác định các mệnh đề thể hiện lòng biết ơn và xem xét mối quan hệ giữa chúng với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.

3.4.3.3.1. Xác định các mệnh đề thể hiện lòng biết ơn

Với hệ số KMO = 0,86 > 0,5 đủ để cho phép chúng ta nhận định những giá trị có được qua phân tích nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc đảm bảo độ tin cậy. Từ 22 chỉ báo ban đầu, bằng phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi đã lọc ra được 03 nhân tố, nhưng kết quả số liệu cũng cho thấy có sự trùng nhiều nhân tố trong cùng một nhóm, chính vì thể chúng tôi kết hợp chung thành một nhân tố tương ứng với nhóm yếu tố lòng biết ơn. Lòng biết ơn ở đây được hiểu bao gồm

lòng biết ơn với cuộc sống nói chung, với những người đã giúp đỡ sinh viên và với con người nói chung.

Các mệnh đề tương ứng: Tôi tin rằng đôi khi cần phải ngừng mọi việc để nhìn lại và nhận ra những điều tốt đẹp đã đến với mình; Tôi tin rằng đôi khi chúng ta phải ngừng lại và tận hưởng cuộc sống; Tôi nghĩ rằng tận hưởng những điều đơn sơ trong cuộc sống là quan trọng; Mặc dù về cơ bản cuộc sống của tôi là do tôi tạo dựng, tôi không thể không nghĩ đến những người đã ủng hộ và giúp đỡ tôi; Tôi biết ơn sâu xa những gì người khác đã làm cho tôi; Nếu tôi phải liệt kê tất cả những điều tôi thấy biết ơn thì danh sách sẽ rất dài; Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà tôi thấy biết ơn; Tôi cảm thấy biết ơn với rất nhiều loại người khác nhau; Càng lớn lên, tôi càng thấy mình trân trọng hơn những người, những sự kiện và các tình huống mà tôi đã gặp hay đã trải qua; Cứ đến mùa thu tôi lại thích ngắm nhìn những chiếc lá rơi và cảm nhận tiết trời mát dịu; Tôi thường bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của thiên nhiên; Tôi nghĩ rằng: mặc dù việc cảm thấy hạnh phúc với thành quả của bản thân là quan trọng, nhưng việc ghi nhớ sự đóng góp của những người khác đối với thành công của mình cũng quan trọng không kém; Cuộc sống đã đối xử rất tốt với tôi; Tôi không thể có được như ngày hôm nay nếu không nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người; Tôi nghĩ việc trân trọng từng ngày trong cuộc sống là rất quan trọng.

3.4.3.3.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn của sinh viên

Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chứng minh rằng lòng biết ơn sẽ tạo ra hành động ủng hộ xã hội, nó có tác dụng như là một động lực tinh thần cho cá nhân. Bên cạnh đó, lòng biết ơn cũng giúp chúng ta xây dựng lòng tin trong các mối quan hệ xã hội, giúp con người cảm thấy hạnh phúc hơn. Khi thực hiện một hành động thể hiện lòng biết ơn sâu sắc con người ngay lập tức tăng 10% hạnh phúc và giảm 35% triệu chứng trầm cảm.[15]. Khi xem xét mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và lòng biết ơn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Lòng biết ơn cuộc sống và con ngƣời

Hệ số Cảm xúc Xã hội Tâm lý CNHP chung

r 0,292** 0,237** 0,308** 0,326**

p 0,000 0,000 0,000 0,000

Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01

Nhìn tổng quát bảng số liệu cho thấy, lòng biết ơn có mối tương quan theo chiều thuận với cả ba mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên. Mối tương quan là khá chặt với tất cả các mặt (r từ 0,237 đến 0,326). Như vậy, khi sinh viên thể hiện lòng biết ơn với cuộc sống, với con người nói chung và với những ai đã giúp đỡ mình nói riêng thì mức cảm nhận hạnh phúc của họ cũng tăng lên. Trong ba mặt xã hội, cảm xúc, tâm lý thì lòng biết ơn có mối liên hệ chặt hơn với mặt tâm lý. Kết quả trên phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa lòng biết ơn và các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: cụ thể là các bạn sinh viên có mức độ biết ơn càng cao thì cảm nhận hạnh phúc càng tăng. Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự kết quả của Jeffrey J. Forh và cộng sự. Nghiên cứu về lòng biết ơn sớm ở thanh thiếu niên, kết quả cho thấy lòng biết ơn là một thành phần quan trọng trong có ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận hạnh phúc, sự lạc quan và hành vi ủng hộ xã hội. Lòng biết ơn cũng có liên quan với niềm tự hào, niềm hy vọng, cảm hứng, sự tha thứ, và vui mừng. Kết quả này một lần nữa khẳng định lại giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy, nuôi dưỡng lòng biết ơn trong sinh viên cũng chính là cách để nâng cao mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Bản thân sinh viên trải nghiệm càng nhiều cảm giác từ lòng biết ơn (đến từ người khác) hay hành động thể hiện lòng biết ơn thì mức cảm nhận hạnh phúc cũng tăng lên [15]. Bên cạnh đó, cũng cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và xã hội có các chương trình giáo dục, cơ hội để sinh viên nuôi dưỡng lòng biết ơn như: tri ân cha mẹ, thầy cô; Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ tấm lòng vàng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)