Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
3.1.3. Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội
Theo một nghiên cứu về hạnh phúc ở các trường đại học, sinh viên tin rằng cấu trúc cốt lõi của hạnh phúc bao gồm: lòng tự trọng cao, có tính tự tin, yếu tố xã hội, yếu tố nghề nghiệp, và các yếu tố gia đình (Crossley & Langdridge, 2005) [16]. Bên cạnh đó, việc mở rộng các mối quan hệ và tham gia vào các hoạt động xã hội là một trong những hoạt động quan trọng của con người, nhất là ở lứa tuổi sinh viên. Nó thể hiện năng lực của một người hòa nhập với xã hội và cuộc sống. Đây là bước đệm quan trọng giúp các bạn hình thành nên các kỹ năng xã hội (kỹ năng nghề nghiệp) và tạo dựng cơ hội việc làm cho bản thân mình. Chính vì thế cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sinh viên.
Những sinh viên có cảm nhận hạnh phúc quá thấp ở mặt này thường có ít các hoạt động tích cực, khó hòa đồng (hòa nhập) với các mối quan hệ xã hội và khả năng thích ứng với những biến động của các vấn đề xã hội, cảm thấy mình bị tách rời; và ngược lại, sinh viên có cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội cao thường có lòng tin vào những người xung quanh, các bạn có sự chủ động trong việc mở rộng các mối quan hệ xã hội, kết nối với những người xung quanh và tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ xã hội, năng lực hòa nhập xã hội cao.. Và các sinh viên có cảm nhận hạnh phúc cao thì cũng có tính xã hội cao, có mối quan hệ lãng mạn và xã hội mạnh hơn, hoạt bát hơn, dễ chịu hơn so với những sinh viên có cảm nhận hạnh phúc thấp [16].
Từ những mệnh đề của “cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội” trong trắc nghiệm, chúng tôi thu được kết quả chung như sau:
Bảng 3.3: Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội
STT Mệnh đề ĐTB ĐLC
1 Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó quan
trọng cho xã hội 3.25 1.56
2 Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng (một nhóm xã
hội, hay làng quê, lối xóm) 4.19 1.75
3 Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi
người 3.67 1.61
4 Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt 3.83 1.52 5 Bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với bạn 3.68 1.58 Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội chung 3.73 1.19 Qua bảng số liệu cho thấy, ĐTB của các mệnh đề dao động từ 3.25 đến 4.19. Trong đó, chỉ có hai mệnh đề có số ĐTB cao hơn ĐTB chung của cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội (ĐTB=3.73) đó là mệnh đề "bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng (một nhóm xã hội, hay làng quê, lối xóm)” (ĐTB=4.19) và mệnh đề "bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt” (ĐTB=3.83). Cụ thể ở mệnh đề "bạn cảm thấy gắn bó với cộng đồng” có một tỉ lệ lớn 48,9% sinh viên cảm thấy gắn bó với cộng đồng ở mức "hàng ngày và gần như hàng ngày”, 31,8% - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần, và 19,1% - “khoảng 1 lần hoặc không lần nào trong tháng”. Tương tự như vậy, có 42,6% sinh viên cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt ở mức “gần như hàng ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 33,6 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”, còn lại một tỷ lệ nhỏ 15,9% - “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, “không lần nào” (7.9%). Như vậy có thể thấy sinh viên có sự cảm nhận gắn bó cao với cộng đồng và đánh giá tích cực về con người nói chung. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở đất nước có nền văn hóa mang tính cộng đồng cao thì các cá nhân có mối quan hệ gắn bó với họ hàng, mọi người xung quanh cũng cao hơn. Đặc biệt là một tỉ lệ lớn 71,4% sinh viên trong nghiên cứu là xuất thân từ nông thôn và vùng đang đô thị hóa, ở môi trường sống này các liên kết xã hội khá là sâu sắc, các mối quan hệ gia đình, dòng họ và hàng xóm cũng mạnh hơn. [2]
“Đã là một xã hội thì tất nhiên sẽ có người tốt, có kẻ xấu. Nhưng nhìn chung em thấy người Việt Nam mình khá thân thiện, tốt bụng và dễ mến (không chỉ em mà người nước ngoài sang nước mình du lịch cũng đánh giá như thế ạ). Ở lớp em chẳng hạn, 60 bạn tuy không phải ai cũng thân thiết lắm nhưng chúng em vẫn thường giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Hồi cuối kỳ I năm ngoái, trong lúc đang thi học kỳ thì có một bạn trong lớp bị đình chỉ thi vì chưa đóng học phí. Thế là cả lớp em không ai bảo ai mỗi người đều đóng góp tiền của mình vào và viết giấy cam đoan để bạn được thi tiếp. Những lúc lớp đoàn kết như thế em càng thấy yêu quý mọi người hơn . ” (Nữ SV trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, HN)
“Thời gian đầu mới lên HN học em sống thu mình lắm, cứ đi học về là đóng cửa phòng và chỉ nói chuyện với bạn ở cùng thôi. Nhưng sau vài tuần thì cả xóm trọ thân thiết như người nhà với nhau. Cứ cuối tuần là chúng em tổ chức đi chơi khám phá Hà Nội, bạn nào về quê không tham gia được thì khi lên có mà tiếc hùi hụi ấy. Ở xóm em còn có một số anh chị khóa trên học cùng trường, mấy môn như triết học nhờ sự trợ giúp của mọi người mà em thi tốt luôn.” (Nữ SV Cao đẳng Y tế Công cộng, HN)
Tiếp đến lần lượt là các mệnh đề, “bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người” (ĐTB=3.67), có 37,3% sinh viên cảm thấy ở mức “hàng ngày hay gần như hàng ngày”, 33,3% - “khoảng 1 đến 2 3 lần trong tháng, 29% - “không hoặc 1 2 lần trong tháng”.. Với mệnh đề “bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với bạn ” (ĐTB= 3.68), có 38,3% sinh viên cảm thấy ở mức “gần như hàng ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 33.8 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần” và 14,7% chỉ ở mức “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, 13,2%. - “không lần nào”
Tuy nhiên đánh giá về sự sự đóng góp của mình cho xã hội, có tỷ lệ lớn sinh viên chưa cảm thấy về điều này, được thể hiện rất rõ ở mệnh đề “bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó quan trọng cho xã hội”, có một số lượng lớn sinh viên 39.5% lựa chọn mức thấp nhất không lần nào trong tháng hoặc khoảng 1 – 2 lần trong tháng, 34,9% cảm thấy mỗi tuần 1-2-3 lần còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ 9,6% sinh viên lựa chọn mức hàng ngày và có 16% là gần như hàng ngày. Điều này cho thấy dù có cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng, hay một nhóm xã hội nhưng
sinh viên vẫn cảm thấy bản thân mình chưa đóng góp được điều gì quan trọng cho xã hội.
Để hiểu rõ hơn điều này, chúng tôi đã phỏng vấn sâu 1 số sinh viên:
“Chúng em vẫn còn là sinh viên, tiền ăn học còn phải do bố mẹ chu cấp chứ đã có gì đâu mà đóng góp được cho xã hội chứ. Em nghĩ chỉ cần tập trung học, không ăn chơi đua đòi, phạm pháp là đã tốt cho xã hội lắm rồi Chị ạ”. (Nam SV, ĐH Mỏ và Địa chất, HN).
“Em nghĩ việc đóng góp cho xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân nhưng nó thuộc về những người giàu có hoặc có thu nhập cao, chứ những người nông dân hay các bạn sinh viên như em thì chưa đóng góp được gì cho xã hội cả. Chắc sau này khi tốt nghiệp ra trường, trở thành một doanh nhân thành đạt thì lúc ấy em mới đóng góp được.” (Nam SV, ĐH Hàng Hải, HP).
“Mỗi dịp hè, em thường tham gia vào câu lạc bộ sinh viên tình nguyện của trường. Khi thì nhóm em lên vùng cao giúp đỡ các bác dọn mương, phát nương. Có kì thì tiếp sức mùa thi, hướng dẫn đường đi và tìm nhà trọ cho các bạn lên thi. Nhưng em thấy rằng những việc mình làm còn nhỏ bé lắm, chưa đóng góp được điều gì quan trọng cho xã hội cả.” (Nam SV, ĐH Hải Phòng, HP)
Kết hợp với một vài chia sẻ, chúng tôi nhận thấy các bạn sinh viên chưa thực sự hiểu hết về việc bản thân mình có thể đóng góp được điều gì cho xã hội. Các bạn thường cho rằng việc đóng góp cho xã hội là thuộc về những người có thu nhập hoặc ở một vị trí cao trong xã hội hay nếu có làm thì phải là những hành động mang tính to lớn. Trong khi đó, các bạn có thể làm rất nhiều việc để góp sức mình vào xã hội. Điều này cũng dễ hiểu vì môi trường học tập chính của bạn là ở trường đại học, nơi chú trọng chủ yếu tới các hoạt động giáo dục thể chất, tinh thần, nhưng nhìn chung các bạn sinh viên thường hào hứng tham gia nhiều vào các chương trình ngoại khóa, thể thao, các câu lạc bộ khoa học. Còn các CLB tình nguyện, hay phong trào hiến máu, hoạt động hỗ trợ xã hội đang phát trển nhưng chưa thực sự có sức hút đối với sinh viên. Như vậy, bên cạnh việc bản thân sinh viên cần thay đổi cách suy nghĩ, nhà trường cần có tác động để giúp các bạn có sự nhìn nhận đúng đắn về khả năng của mình từ đó đóng góp tích cực hơn nữa sức mình cho xã hội. Bởi theo
tác giả Phan Thị Mai Hương và Nguyễn Đinh Mạnh thì tinh thần trách nhiệm là hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến tích cực xã hội của học sinh, sinh viên, tiếp đến là hiệu quả của công tác tuyên truyền, số lượng người tham gia và cuối cùng là cách thức tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Điều này có nghĩa là, nếu học sinh – sinh viên có tinh thần trách nhiệm cao, sinh hoạt trong một môi trường học tuyên truyền các hoạt động xã hội hiệu quả, các hoạt động xã hội tổ chức được nhiều người tham gia và công tác tổ chức có tính hấp dẫn thì cá nhân đó sẽ có tính tích cực xã hội cao và ngược lại. [5]