So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 65 - 66)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các nhóm

3.3.3. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống

sinh sống.

So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống, kết quả như sau:

3 3.2 3.4 3.6 3.8 4 4.2 CNHP về mặt cảm xúc CNHP về mặt xã hội CNHP về mặt tâm lý CNHP chung Nông thôn

Vùng đang đô thị hóa Đô thị

Biểu đồ 3.2: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống.

Nhìn vào biểu đồ, chúng tôi nhận thấy sinh viên sống ở khu vực đô thị có mức độ cảm nhận hạnh phúc (chung và về các mặt) cao hơn hẳn sinh viên ở hai khu vực nông thôn và vùng đô thị hóa. Đặc biệt thể hiện rõ nhất là cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc: khu vực đô thị ở mức cao (ĐTB=4.11), tiếp đến là vùng đang đô thị hóa (ĐTB=3.99), khu vực nông thôn thấp nhất (ĐTB= 3.67). Tuy nhiên sự chênh lệch này giữa các khu vực sinh sống chỉ là ngẫu nhiên và không có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0.162>0.05). Phỏng vấn sâu một số sinh viên thu được như sau:

“Theo em không thể nói người sống ở thành phố hạnh phúc hơn người ở nông thôn hay ngược lại được. Vì điều này phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Chẳng hạn một người sống ở thành phố ngày ngày phải lo xem ăn thực phẩm nào cho sạch, rồi ăn nhiều đồ nhiễm độc sẽ bị ung thư thì họ cho rằng người nông thôn hạnh phúc hơn vì đồ ăn đều do mình làm ra, không sợ mắc bệnh. Thế nên việc sống ở đâu không quyết định đến việc mình có hạnh phúc hơn hay không.” (Nữ sinh viên, ĐH Hải Phòng, HP).

“Nếu bảo người sống ở nông thôn hạnh phúc hơn người sống ở vùng đô thị thì thì em không đồng ý. Nhưng đúng là người sống ở nông thôn có sự lạc quan và dễ hài lòng với cuộc sống hơn ạ. Ở quê em, có gia đình mỗi bữa cơm chỉ đơn giản là đĩa rau luộc, một bát đậu sốt cà chua mà cả nhà cũng ăn ngon, trò chuyện vui vẻ. Trẻ con cũng không đòi hỏi phải có món này hay món kia, sắm quần áo mới. Với chúng cuộc sống như thế đã là hạnh phúc rồi.” (Nữ sinh viên, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn, HG).

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy, dù điều kiện sống ở các khu vực có chênh lệch nhau nhưng cũng không có sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Các bạn sinh viên sinh ra ở vùng đô thị cũng có mức cảm nhận hạnh phúc tương đương với các bạn sinh viên ở vùng nông thôn hay vùng đô thị hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)