Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Các yếu tố có mối quan hệ tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc
3.4.1. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống của
sinh viên
3.4.1. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống của sinh viên của sinh viên
3.4.1.1. Thực trạng mức độ hài lòng cuộc sống của sinh viên
Cảm giác hài lòng với cuộc sống nói chung là cảm giác tổng hợp hài lòng chung nhất mà con người có được về cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, con người còn có thể có cảm giác hài lòng với những mặt cụ thể nhất định. Trong các đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước các mặt khác cụ thể thường được đưa ra đánh giá đó là: công việc, sức khỏe, điều kiện sống của gia đình, quan hệ gia đình, khả năng năng lực của bản thân và địa vị xã hội của bản thân [3, 16]. Đây là những mặt quan trọng với con người nói chung trong xã hội hiện nay. Nhưng trong đề tài nghiên cứu này với đối tượng nghiên cứu là sinh viên, ngoài những khía cạnh chung như sức khỏe, điều kiện sống, các mối quan hệ cá nhân thì chúng tôi lựa chọn các lĩnh vực gắn liền với sinh viên hơn đó là: gắn kết với cộng đồng, cảm giác an toàn, đời sống tâm linh và những gì đã đạt được trong cuộc sống. Sau khi kiểm tra mức độ hài lòng của sinh viên với cuộc sống nói chung và các lĩnh vực khác nhau, chúng tôi tiến hành phân tích mối tương quan giữa mức độ hài lòng với cảm nhận hạnh phúc chủ quan của sinh viên.
Mức độ hài lòng với cuộc sống và các mặt khác nhau
Dưới đây là kết quả phân tích dữ liệu về mức độ hài lòng với cuộc sống nói chung và với các mặt nói riêng của sinh viên:
Bảng 3.7: Mức độ hài lòng với cuộc sống và các mặt khác nhau
Các mặt ĐTB ĐLC
Với cuộc sống nói chung của bạn 7.09 1.67
Mức sống của bạn 6.43 1.98
Sức khỏe của bạn 7.30 1.85
Những gì bạn đạt được trong cuộc sống 6.10 1.84 Với các mối quan hệ cá nhân của bạn 7.02 1.78 Với việc bạn cảm thấy an toàn thế nào 7.16 1.89 Với cảm nhận mình là một thành viên của
cộng đồng
7.38 1.78
Với sự an toàn trong tương lai của bạn 6.92 1.94 Với đời sống tâm linh hay tôn giáo của bạn 6.79 2.25
Ghi chú: Điểm lớn nhất của thang điểm là 10 (Hoàn toàn hài lòng) và nhỏ nhất là 0 (Không hài lòng chút nào).
Kết quả bảng 3.9 cho thấy rằng, nhìn chung, sinh viên khá hài lòng với cuộc sống nói chung và các mặt khác nhau của mình. Cụ thể là điểm trung bình dao động trong khoảng từ 6.10 đến 7.38, trong đó, mức hài lòng được dao động chủ yếu quanh con số 7.00 trên thang điểm 10 (hoàn toàn hài lòng). Bên cạnh đó, cũng có sự chênh lệch đáng kể trong mức hài lòng của sinh viên ở các mặt (lĩnh vực) khác nhau. Trong đó, mặt sinh viên có mức hài lòng cao nhất là: với cảm nhận mình là một thành viên của cộng đồng (ĐTB = 7.38). Tiếp đến lần lượt là các mặt: sức khỏe (ĐTB = 7.30); Với việc bạn cảm thấy an toàn như thế nào (ĐTB = 7.16); Với các mối quan hệ cá nhân của bạn (ĐTB = 7.02); Với sự an toàn trong tương lai (ĐTB=6.92); Với đời sống tâm linh hay tôn giáo (ĐTB = 6.79). Mức sống (ĐTB = 6.43) và những gì bạn đạt được trong cuộc sống (ĐTB = 6.10) là hai mặt sinh viên có mức hài lòng thấp nhấp. Biểu đồ 3.3 dưới đây thể hiện rõ sự chênh lệch về mức độ hài lòng các mặt khác nhau trong cuộc sống của sinh viên.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 Mức sống Sức khỏe Những gìđạt đƣ c trong cuộc sống Quan hệ cá nhân An toàn Cảm nhận là một thành viê n của cộng đồng An toàn trong tƣơng lai Đời sống tâm linh Cuộc sống nói chung Mức hài lòng
Biểu đồ 3.4: Mức độ hài lòng với cuộc sống và các lĩnh vực khác nhau
Dễ lý giải tại sao sinh viên lại có mức hài lòng cao nhất với “cảm nhận mình là một thành viên của cộng đồng”, “với việc cảm thấy an toàn như thế nào”, “với các mối quan hệ cá nhân”, bởi như kết quả nghiên cứu chúng tôi đã trình bày ở trên sinh viên có ĐTB cảm nhận hạnh phúc cao về sự gắn bó với cộng đồng hay có một mối quan hệ tin tưởng, ấm áp với mọi người xung quanh. Và ngược lại, ở trong một môi trường xã hội an toàn chính là điều kiện để sinh viên thiết lập các mối quan hệ cá nhân và cảm thấy mình là một thành viên trong đó.
Tuy nhiên đáng lưu ý là mặt “với những gì bạn đã đạt được trong cuộc sống” sinh viên có mức hài lòng thấp nhất (ĐTB=6.10). Điều này cho thấy, tính tới thời điểm hiện nay những gì mà sinh viên đã đạt được trong cuộc sống chưa được như những mục tiêu mà các bạn đặt ra. Khi liên hệ với cuộc sống thực tế của các bạn sinh viên, chúng tôi nhận thấy rằng, đa số các bạn sinh viên đều đặt cho mình những mục tiêu để phấn đấu vào năm đầu tiên như: đạt học bổng, có đề tài nghiên cứu khoa học, trở thành bí thư đoàn trường, ….Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng đủ kiên trì và quyết tâm để hoàn thành các mục tiêu mình đã đề ra. Chính vì thế mặt này sinh viên có mức hài lòng thấp là điều khá dễ hiểu.
Tóm lại, sinh viên khá hài lòng với cuộc sống nói chung và các mặt khác nhau của mình. Bên cạnh đó ở tám lĩnh vực mà chúng tôi đo thì sinh viên hài lòng nhất với cảm nhận mình là một thành viên của cộng đồng, cảm giác an toàn, các mối quan hệ cá nhân và các mặt như mức sống, những gì sinh viên đạt được trong cuộc sống mức hài lòng thấp nhất. Kết quả này một lần nữa khẳng định kết quả nghiên cứu của Headey, Holmstrom và Wearing (1984) cho thấy đa phần mọi người cho biết mức đồ hài lòng cao ở một vài bình diện thì cũng giảm mức độ hài lòng ở những bình diện khác.
Mức độ hài lòng chung với cuộc sống
Như đã trình bày ở phần trên, ở đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi đưa sự hài lòng cuộc sống là một trong những yếu tố có mối quan hệ đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Theo Diener sự hài lòng cuộc sống chính và những mặt khác chính là những yếu tố về nhận thức trong cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Nó là đánh giá, nhận định của cá nhân về toàn bộ cuộc sống nói chung của mình. Sự hài lòng cuộc sống nói chung và hài lòng trong các măt khác nhau của cuộc sống nói riêng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Có nhiều giả định khác nhau về mối quan hệ này: có giả định cho rằng mức hài lòng cuộc sống tăng khi hài lòng trong các măt khác tăng mà không cần những thay đổi khách quan tại các mặt đó [14], một vài mô hình khác thì cho rằng chúng có mối quan hệ độc lập với nhau. Sau khi kiểm tra mức độ hài lòng với các mặt khác nhau của sinh viên, chúng tôi tiến hành đo lường về sự hài lòng chung của sinh viên với cuộc sống. Kết quả thu được như sau:
Bảng3.8: Mức độ hài lòng chung của sinh viên với cuộc sống
Các nhận định ĐTB ĐLC
Xét hầu hết các khía cạnh, cuộc sống của tôi gần như là lý
tưởng đối với tôi 3.21 0.94
Điều kiện sống của tôi rất tốt 3.34 0.90
Tôi thỏa mãn với cuộc sống của mình 3.32 0.96
Tính đến bây giờ, tôi đã đạt được những điều quan trọng tôi
mong muốn trong cuộc sống 2.83 1.00
Nếu tôi có thể sống lại một lần nữa, tôi vẫn sẽ không thay đổi
Qua bảng số liệu chúng ta thấy, khi được hỏi về mức độ đồng ý với năm nhận định thể hiện đánh giá của mình về sự hài lòng cuộc sống chung thì ĐTB ở mức thấp dao động từ 2.83 đến 3.34. Giữa các mệnh đề cũng có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, sinh viên có mức hài lòng cao ở các mệnh đề “điều kiện sống của tôi rất tốt” (ĐTB=3.34), “tôi thỏa mãn với cuộc sống của mình” (ĐTB=3.32) và “xét hầu hết các khía cạnh, cuộc sống của tôi gần như là lý tưởng đối với tôi” (ĐTB= 3.21). Mức độ này cho thấy nhìn chung sinh viên đều tương đối hài lòng thỏa mãn với cuộc sống của mình, với điều kiện sống và xét toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống. Điều này hoàn toàn đúng với các kết quả nghiên cứu chúng tôi đã trình bày ở trên về mức độ hài lòng trong các mặt khác nhau của cuộc sống cũng như biểu hiện các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Khi phân tích sâu các mệnh đề chúng tôi đặc biệt quan tâm tới hai mệnh đề có ĐTB thấp nhất bao gồm: “tính đến bây giờ, tôi đã đạt được những điều quan trọng tôi mong muốn trong cuộc sống” (ĐTB=2.83) và mệnh đề “nếu tôi có thể sống lại một lần nữa, tôi vẫn sẽ không thay đổi hầu hết mọi điều” (ĐTB=3.06). Với nhận định tính đến bây giờ, tôi đã đạt được những điều quan trọng tôi muốn trong cuộc sống có 32.3% sinh viên “không đồng ý”, có 37,1% sinh viên “nửa đồng ý, nửa không”, 7% sinh viên “hoàn toàn không đồng ý”, và 33,6% sinh viên “đồng ý” hay “đồng ý hoàn toàn”. Với mệnh đề nếu tôi có thể sống lại một lần nữa, tôi vẫn sẽ không thay đổi hầu hết mọi điều, có 10,6% sinh viên “không đồng ý hoàn toàn”, số sinh viên “không đồng ý” chiếm 25,8%, 28,3% sinh viên “nửa đồng ý, nửa không” và 35,1% sinh viên “đồng ý” hay “đồng ý hoàn toàn”. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã lấy ý kiến chia sẻ của một số sinh viên:
“Kỳ đầu tiên của năm nhất em đặt cho mình nhiều mục tiêu lắm, nào là học thêm tiếng Anh, tham gia vào hoạt động đoàn đội, điểm tổng kết phải trên 3 phẩy (trường em lấy điểm hệ số 4) rồi sau này xin học bổng du học. Thế mà sau mải chơi, rồi đi làm thêm, kỳ nào không có môn thi lại là em mừng lắm rồi. Vèo một cái là hết 2 năm học, em thấy tiếc thời gian, tiếc nhiều thứ mình chưa đạt được.” (Nữ SV, ĐH Hàng Hải, HP).
“Vào trường này chỉ là nguyện vọng 2 của em thôi. Lúc đăng kí em chọn trường ĐH Ngoại thương, sau vì điểm không đạt mới chọn trường gần nhà nộp đơn nguyện vọng 2. Ý định ban đầu của em là vừa học vừa ôn thi, năm sau quyết tâm thi lại nếu trượt mới quay lại đây học. Nhưng khi vào học rồi lại lười, cứ động đến sách vở ôn lớp 12 là em nản. Bây giờ thành ra dở dang, học ngành mình không thích mà chẳng biết sau này ra trường làm gì nữa.” (Nữ SV, hệ tại chức ĐH Khoa học xã hội & Nhăn Văn, Nghệ An).
Như vậy, từ kết quả này có thể thấy được đại đa số sinh viên chưa hài lòng với những điều mình đã đạt được trong cuộc sống, và nếu có cơ hội, các bạn mong muốn được thay đổi một số điều trong quá khứ. Điều này hoàn toàn tương đồng với kết quả thu được trong mức độ hài lòng với các mặt khác nhau của sinh viên. So với các mặt khác thì mặt “những gì bạn đã đạt được trong cuộc sống” (ĐTB=6.10) là mặt sinh viên có mức hài lòng thấp nhất.
3.4.1.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống của sinh viên
Sự hài lòng cuộc sống nói chung và hài lòng về các mặt khác nhau của cuộc sống là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến cảm nhận hạnh phúc. Nó cũng nằm ở một trong ba mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc. Bảng 3.11 dưới đây trình bày mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống của sinh viên:
Bảng 3.9: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống.
Mức hài lòng chung Mức hài lòng các mặt
Cảm xúc r 0,497** 0,516** p 0,000 0,000 Xã hội r 0,442** 0,437** p 0,000 0,000 Tâm lý r 0,497** 0,409** p 0,000 0,000 CNHP chung r 0,553** 0,525** p 0,000 0,000 Mức hài lòng chung r 1,000 0,540** p 0,000 0,000
Ghi chú: * tương quan với mức ý nghĩa p<0.05; ** tương quan với mức ý nghĩa p<0.01
Phân tích bảng số liệu chúng tôi nhận thấy cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có mối tương quan khá chặt chẽ với mức hài lòng chung và hài lòng với các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (r>0 cho biết chiều của các mối tương quan này là tỷ lệ thuận). Cụ thể, các mối tương quan chặt bao gồm: mức hài lòng các mặt và mức cảm nhận hạnh phúc tổng (r=0,553), giữa mức hài lòng chung và hài lòng các mặt (r=0,540) và mức hài lòng chung và mức cảm nhận hạnh phúc tổng thể (r= 0,525). Tiếp đến lần lượt là với các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên cũng có mối tương quan ở mức khá chặt.
Tóm lại, kết quả này phản ánh mối quan hệ nhân quả giữa hài lòng trong từng mặt và mức hài lòng chung trong cuộc sống. Tương tự, cảm nhận hạnh phúc cũng có mối tương tác qua lại theo chiều thuận với chúng. Kết quả này của chúng tôi một lần nữa khẳng định kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước: sự hài lòng cuộc sống là một thành phần quan trọng của cảm nhận hạnh phúc. Và cũng hoàn toàn đúng với kết luận của Diener khi nghiên cứu về cấu trúc nhận thức của hạnh phúc chủ quan: các mặt khác nhau có ảnh hưởng hưởng đối với mối quan hệ giữa mức hài lòng cuộc sống và hài lòng các mặt, đánh giá khách quan các mặt sẽ đánh giá trực tiếp hay gián tiếp đối với mức hài lòng cuộc sống [12]. Và mức hài lòng với cuộc sống cũng có mối tương quan theo tỉ lệ thuận với mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Cụ thể là mức hài lòng cuộc sống cao thì cũng làm tăng mức cảm nhận hạnh phúc và ngược lại sinh viên có mức cảm nhận hạnh phúc cao thì cũng làm tăng mức hài lòng cuộc sống hơn.