Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế gia đình của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 89 - 131)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố có mối quan hệ tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc

3.4.4. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế gia đình của

của sinh viên

3.4.4.1. Thực trạng tình hình kinh tế gia đình của sinh viên

Như chúng ta đã biết thì ở lứa tuổi sinh viên đã có một số đi làm thêm, có thu nhập riêng để trang trải cho cuộc sống của mình. Nhưng đại đa số các bạn vẫn dựa vào nguồn cung cấp tài chính từ gia đình. Qua điều tra thực tế trên trên bốn địa bàn khác nhau là Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang chúng tôi nhận thấy điều kiện sống của mỗi sinh viên là rất khác nhau, ngay cả là sinh viên trong cùng một địa bàn và điều này phụ thuộc vào tình hình kinh tế của chính gia đình sinh viên mà không phải là yếu tố địa bàn hay thu nhập riêng của sinh viên. Do vậy, trong bảng hỏi của mình chúng tôi đã thiết kế câu hỏi với nội dung:“bạn có thể cho biết tình hình kinh tế của gia đình bạn so với mức trung bình ở nơi gia đình bạn sinh sống?”.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.13: Bảng mô tả tình hình kinh tế của gia đình sinh viên so với mức trung bình nơi gia đình sinh sống

Các mức Tỉ lệ (%)

Thấp hơn nhiều so với mức trung bình 2,5

Thấp hơn mức trung bình 1,9

Thấp hơn một chút so với mức trung bình 6,8

Ở mức trung bình 56,0

Cao hơn một chút so với mức trung bình 22,4

Cao hơn mức trung bình 8,7

Cao hơn nhiều so với mức trung bình 1,7

Theo như bảng dữ liệu trên, dễ nhận thấy tình hình kinh tế của gia đình sinh viên đại đa số ở mức trung bình so với mức trung bình chung nơi gia đình sinh viên sinh sống. Cụ thể, số sinh viên lựa chọn câu trả lời “ở mức trung bình” chiếm 56%, trong khi những sinh viên chọn mức “cao hơn nhiều so với mức trung bình” chỉ chiếm 1,7% số người trả lời.

3.4.4.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế gia đình của sinh viên

Trong các nghiên cứu định lượng về cảm nhận hạnh phúc trước, các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu sự tác động của tiền bạc hay thu nhập có tác động nhiều đến cảm nhận hạnh phúc của chúng ta hay không? Sau nhiều công bố gây tranh cãi, thì hiện nay các nhà nghiên cứu đều cho rằng: tiền không mua được hạnh phúc, nhưng tiền chi tiêu vào những việc có thể làm cho cá nhân hạnh phúc hơn. Liệu nhận định này có sự khác biệt ở các bạn sinh viên hay không? Khi tìm hiểu mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế gia đình của sinh viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.14: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế của gia đình sinh viên

Tình hình kinh tế gia đình bạn so với mức trung bình ở nơi gia đình bạn sinh sống

Cảm xúc Xã hội Tâm lý CNHP chung

r 0,307** 0,192** 0,254** 0,295**

p 0,000 0,000 0,000 0,000

Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01

Từ bảng số liệu cho thấy tình hình kinh tế gia đình sinh viên so với mức trung bình nơi gia đình sinh sống có mối tương quan tương đối chặt với cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc chung (r từ 0,295 đến 0,307). Tương quan yếu với cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và về mặt tâm lý (r từ 0,192 đến 0,254). Như vậy, có thể thấy rằng mức sống của gia đình sinh viên chỉ có tác động nhỏ đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.

Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, đối chiếu với những nhiệm vụ đã đề ra ban đầu, về cơ bản luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ và chứng minh được tính cấp thiết mà ban đầu luận văn đặt ra.

Tiểu kết chƣơng 3:

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành phân tích thực trạng mức độ cảm nhận hạnh phúc cũng như mối tương quan giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và các yếu tố khách quan, chủ quan như: các nhóm cảm xúc, một số phẩm chất tâm lý cá nhân, tình hình kinh tế gia đình của sinh viên, ....Trong quá trình phân tích, chúng tôi kết hợp giữa các kết quả xử lý dữ liệu với phỏng vấn sâu một số sinh viên học tập ở trên cả bốn địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Giang để có những đánh giá, nhận định khách quan, khoa học.

Nhìn chung, đa số sinh viên có cảm nhận hạnh phúc ở trên mức trung bình. Các mặt cảm nhận hạnh phúc có mối tương quan chặt với nhau và cũng tương quan chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên. Bên cạnh đó sự hài lòng với cuộc sống và các yếu tố như: các nhóm cảm xúc, một số phẩm chất nhân cách, lòng biết ơn và tình hình kinh tế gia đình sinh viên đóng vai trò quan trọng đối với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 1.1. Về mặt lý luận

Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã làm sáng tỏ khái niệm “cảm nhận hạnh phúc”. Theo đó cảm nhận hạnh phúc là những nhận định và đánh giá của cá nhân về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình.

Đề tài cũng đã nêu ra được các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên cũng như một số yếu tố có mối quan hệ với nó. Từ đó đưa ra khái niệm cảm nhận hạnh phúc của sinh viên là những nhận định và đánh giá của họ về về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình trên các mặt cảm xúc, tâm lý, xã hội.

1.2. Về mặt thực tiễn

Trong nghiên cứu này chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Nhìn chung, đa số sinh viên có cảm nhận hạnh phúc ở trên mức trung bình. cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự chênh lệch giữa các mặt biểu hiện, cụ thể cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý của sinh viên là cao hơn cả, trong đó cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội là thấp nhất và còn thấp hơn cả mức cảm nhận hạnh phúc tổng thể.

So sánh mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên theo các nhóm cho thấy, xét về mặt giới tính gần như là không có sự khác biệt trong cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về các mặt của sinh viên nam nữ. Và đặc biệt ở cả hai giới thì cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội đều ở mức thấp nhất, thấp hơn cả mức cảm nhận hạnh phúc chung.

Khi xem xét theo nhóm tuổi thì có sự khác biệt rõ rệt trong cảm nhận hạnh phúc của bốn nhóm. Sinh viên nhóm tuổi 32-52 có mức cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về ba mặt cảm xúc, tâm lý, xã hội ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất là sinh viên nhóm tuổi 21-23.

Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống có sự khác nhau, sinh viên sống ở khu vực đô thị có mức độ cảm nhận hạnh phúc (tổng và về các mặt) cao hơn hẳn sinh viên ở hai khu vực nông thôn và vùng đô thị hóa. Tuy nhiên sự chênh lệch này giữa các khu vực sinh sống chỉ là ngẫu nhiên và có ý nghĩa về mặt thống kê.

Về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên theo các tỉnh có sự chênh lệch rõ rệt trong cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở bốn địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang. Xem xét về khía cạnh khu vực, trong bốn địa bàn nghiên cứu thì sinh viên tại địa bàn Nghệ An có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn các địa bàn còn lại. Trong khi đó, sinh viên tại địa bàn Hà Nội có cảm nhận hạnh phúc ở mức độ thấp nhất.

Về mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc của sinh viên với sự lòng cuộc sống; nhóm cảm xúc; một số phẩm chất nhân cách; lòng biết ơn; tình hình kinh tế gia đình sinh viên: mức độ hài lòng cuộc sống nói chung và các mặt khác nhau đóng vai trò quan trọng đối với cảm nhận hạnh phúc. Sinh viên có mức cảm nhận hạnh phúc cao khi mức độ hài lòng cao. Kết quả tương tự với yếu tố lòng biết ơn và tình hình kinh tế gia đình sinh viên. Tuy nhiên với một số phẩm chất nhân cách và nhóm cảm xúc thì mối tương quan thể hiện theo hai chiều: cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có tương quan thuận với nhóm cảm xúc cá nhân – liên cá nhân tích cực và có tương quan nghịch với nhóm cảm xúc cá nhân – liên cá nhân tiêu cực, với các phẩm chất nhân cách như thái độ thù địch.

2. KIẾN NGHỊ 2.1. Đối với sinh viên

Sinh viên cần tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội của nhà trường, cộng đồng để qua đó sinh viên thể hiện năng lực, phát triển bản thân. Đây cũng là cơ hội để các bạn mở rộng các mối quan hệ xã hội, tạo sự gắn kết, kết nối với bạn bè. Thông qua những hoạt động tập thể, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ sẽ góp phần nâng cao cảm nhận hạnh phúc chung và các mặt của sinh viên

Bên cạnh đó, sinh viên cần có hiểu biết nhất định về sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần. Rèn luyện cho mình một lối sống lành mạnh cả về thể chất lẫn thần. Bồi dưỡng giá trị sống cho bản thân bằng nhiều cách khác nhau như tham gia vào các khóa học kỹ năng sống, các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện để tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, giảm đi các cảm xúc buồn chán, thái độ thù địch. Kết hợp với bồi dưỡng lòng biết ơn bằng cách thể hiện các hành động biết ơn một cách thường xuyên với người đã giúp đỡ mình gần nhất là gia đình, bạn bè, thầy cô và với cuộc sống nói chung.

2.2. Đối với nhà trƣờng

Quan tâm đến công tác học sinh – sinh viên nói chung và đời sống tinh thần của sinh viên nói riêng. Tăng cường các hoạt động, chương trình giao lưu giữa các khoa, các lớp để tạo sự kết nối giữa các bạn sinh viên với nhau. Bên cạnh đó công tác truyền thông cần chú ý hơn nữa trong việc phổ biến thông tin hoạt động đến được với toàn thể các bạn sinh viên, thu hút họ tham gia nhằm nâng cao hiệu quả.

Bổ sung mảng còn thiếu là kết nối giữa nhà trường – sinh viên và gia đình sinh viên. Nếu như trước đây chỉ là kết nối một chiều giữa sinh viên và nhà trường thì nhà trường cần có hình thức liên lạc trao đổi với gia đình sinh viên theo định k . Ngoài việc thông báo nội dung chương trình đào tạo, kết quả học tập, tài chính có thể thêm các hoạt động xã hội, ... để gia đình nắm bắt được tình hình của con mình và có những điều chỉnh kịp thời. Đây cũng là một trong các cách tăng cường, củng cố sự gắn kết của sinh viên với gia đình, nhà trường.

Bộ phận công đoàn trường chuyên phụ trách về các hoạt động văn thể mỹ cần tổ chức nhiều hơn nữa các câu lạc bộ, buổi chia sẻ với nhiều chủ đề khác nhau như: hướng nghiệp, cơ hội việc làm, tình yêu – giới tính, ....triển khai về từng lớp từ những năm đầu tiên của Đại học. Nhằm cung cấp cho sinh viên các thông tin ngay từ khi mới bước vào trường. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng vào công tác triển khai, nội dung làm sao cho phong phú, đa dạng, hấp dẫn các bạn sinh viên tham gia.

Cần chú trọng việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động xã hội trong nhà trường giống như đầu tư cho các hoạt động giáo dục khác.

Phối hợp với cán bộ các khoa, các lớp, để tổ chức khác tổ chức các buổi tập huấn về kiến thức, kỹ năng sống cho sinh viên để từ đó các bạn bồi dưỡng về đời sống tinh thần, có định hướng đúng các giá trị sống cho bản thân, tránh sa ngã vào các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu khác. Quan trọng hơn nữa là giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ dời sống có sự sâu sát tới các hoạt động của lớp, đảm bảo sinh viên tham gia đầy đủ. Qua các buổi chia sẻ giáo viên cũng hiểu hơn phần nào tâm tư tình cảm của các bạn sinh viên để từ đó tổ chức các hoạt động có nội dung phù hợp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Trương Thị Khánh Hà (2015), “Thích ứng thang đo hạnh phúc chủ quan dành cho vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học (số 5), tr 13 – 25.

2. Lê Văn Hảo (2012), “Các mô thức của tính cá nhân – tính cộng đồng ở Viêt Nam”, Tạp chí Tâm lý học, số 11, tr ...

3. Phan Mai Hương (2014), “Cảm nhận hạnh phúc của người nông dân”, Tạp chí Tâm lý học (số 8), tr 28 – 40.

4. Phan Mai Hương (2014), “Quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống của người nông dân”, Tạp chí Tâm lý học (số 11), tr 1 – 12.

5. PGS.TS Phan Thị Mai Hương, TS Nguyễn Đình Mạnh (200..), “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực xã hội của học sinh – sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học (số 3), tr 22 – 34.

6. Richard Layard (2008), Hạnh phúc, Nxb Tri thức.

7. Trịnh Thị Linh (2015), Tập bài giảng Tâm lý học tích cực, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.

8. Tal Ben – Shahar (2009), Hạnh phúc hơn, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 9. Doh Chull Shin (2010), “Chất lượng cuộc sống của người dân Châu Á theo

Nho giáo: Quan niệm về hạnh phúc phần 1 & phần 2”, Tạp chí nghiên cứu con người (số 1), tr 3 – 17.

Tiếng Anh:

10.Carol D. Ryff & Burton Singer (2002), “From Social Structure to Biology: Integrative Science in Pursuit of Human Health and Well-Being”, Handbook of Positive Pychology(No.39), Oxford University Press, pp. 528 – 540. 11.Corey L.M.Keyes, Emory University (2002), “The mental health continuum:

From Languishing to Flouring in Life”, Journal of health and Social Research (June), pp. 207 – 222.

12.Diener E., Richard E. Lucas, & Shigehiro Oishi (2002), “Subjective Well - being: The Science of Happiness and Life Satisfaction, Handbook of Positive Pychology, Oxford University Press, pp. 63 – 73.

13.Diener E., Emmons R.A, Larsen R.J, & Griffin S. (1985), “The Satisfaction with Life Scale”, Journal of Personality Assessment(No 49), pp. 71-75. 14.Helliwell Jonh F., Christopher P. Barrington-Leigh (2010), “Measuring and

Understanding Subjective Well-Being”.

15.Jeffrey J. Froh , Charles Yurkewicz, Todd B. Kashdan (2009), “Gratitude and subjective well-being in early adolescence: Examining gender differences”, Journal of Adolescence (No.32), pp. 633 – 650.

16.Keith A.King, Rebecca A.Vidourek, Ashley L.Merianos, Meha Singh (2014), “A study of stress, social support, and perceived happiness among college students”, The Journal of Happiness & Well-Being (No 2), pp. 132 – 144.

17. Pavot W., & Diener E. (2008), “The Satisfaction with Life Scale and the emerging construct of life satisfaction”, Journal of Positive Psychology (No 3), pp. 137 – 152.

18.Richard M.Ryan and Edward L.Deci (2001), On Happiness and Human Potentials: A Review of Research on Hedonic and Eudaimonic, Annu Rev.Psychol (No 52), pp. 141- 166.

19. Sell H., Naggpal R., “Assessment of subjective well-being, WHO, Regional office for South-East Asia, New Deli, Regional health paper, SEARO, no. 20. Soja Lyubomirsky (2001), “Why Are Some People Happier Than Others?

The Role of Cognitive and Motivationl Processes in Well-Being”, American Psychologist, pp. 239 – 269.

21.William Pavot and Ed Diener (1993), “Review of the Satisfaction With Life Scale”, Psychologicacl Assessment (vol 5, No.2), pp. 164 – 172.

22. Willem A. Arrindell, José Heesink, Jan A. Feij (1999), “The Satisfaction With Life Scale (SWLS): appraisal with 1700 healthy young adults in The Netherlands”, Personality and Individual Differences (No 26), pp. 815 – 826.

Website: 23. http://www.bayvut.com.au 24. http://books.google.ca/books/about/The_science_of_happiness.html 25. http://books.google.ca/books/about/The_science_of_happiness.html 26.http://www.csun.edu/~vcpsy00h/students/happy.htm 27. http://en.wikipedia.org/wiki/Positive_psychology 28.http://harvardmagazine.com/2007/01/the-science-of-happiness.html 29. http://positivepsychology.org.uk/pp-theory/happiness/57-happiness-and- subjective-well-being.html 30.http://www.psych.umn.edu/people/faculty/lykken.htm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc của sinh viên (Trang 89 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)