An ninh và xung đột trong quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc luận văn

1.2 Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực

1.2.2 An ninh và xung đột trong quan hệ quốc tế

Bởi quyền lực gắn liền với sức mạnh và an ninh nên lực lƣợng quân sự đƣợc coi là thành tố quyền lực quan trọng nhất. Năng lực quân sự là “trọng tài cuối cùng của các tranh chấp quốc tế”. Sau này, nhiều thành tố khác đã đƣợc bổ sung nhƣ kinh

giữa chế độ với luật pháp hay lợi ích quốc gia, giữa những nƣớc tham gia chế độ và giữa chế độ này với chế độ khác. Ví dụ khác là thuyết Ổn định bá quyền (Hegemonic Stability Theory) đƣợc Charles Kindleberger và Robert Gilpin ủng hộ. Theo đó, bá quyền có thể tạo ra một hệ thống các quy định và quy tắc giúp duy trì ổn định và hợp tác. Những cũng nhƣ trên, thuyết này vẫn dựa vào quyền lực nhƣ quan niệm của Chủ nghĩa Hiện thực. Theo đó, bá quyền đƣợc tạo dựng bởi quyền lực vƣợt trội và các quy định, quy tắc nó đề ra cũng đƣợc duy trì và thực thi bằng quyền lực, tlđd.

tế, khoa học-công nghệ,…6 nhƣng lực lƣợng quân sự vẫn luôn đƣợc coi là thành tố cơ bản không thể thiếu đƣợc. Không những thế, sự phát triển kinh tế và khoa học- công nghệ cũng đƣợc coi là nguồn cho sự phát triển lực lƣợng quân sự khi kinh tế đem lại khả năng chiến thắng lâu dài, cịn khoa học-cơng nghệ đem lại ƣu thế về kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên, quân sự và kinh tế vẫn có sự độc lập tƣơng đối với nhau khi không thay thế đƣợc cho nhau. Kinh tế có thể chuyển hóa thành quân sự nhƣng cần một quá trình lâu dài. Tầm quan trọng của lực lƣợng quân sự đã đƣợc chứng tỏ bằng sự phát triển vũ khí trong suốt q trình lịch sử và bằng việc các quốc gia đều tìm cách duy trì lực lƣợng quân sự kể cả trong thời bình.

Theo Chủ nghĩa Hiện thực, lực lƣợng quân sự vẫn đƣợc duy trì và phát triển trong thời bình vẫn có tác dụng răn đe, kiềm chế, gây áp lực,… không chỉ nhằm bảo đảm an ninh mà còn nhằm giành quyền lực lớn hơn. Tuy nhiên, đến thời hiện đại, đã có những tranh luận ngay trong chính các nhà theo Chủ nghĩa Hiện thực về mức độ quan trọng của các thành tố quyền lực. Một số ngƣời cho rằng quân sự vẫn là thành tố quan trọng nhất trong khi một số ngƣời khác lại cho rằng kinh tế và khoa học-công nghệ đang ngày càng nổi lên và vai trò của lực lƣợng quân sự đã giảm sút khi khơng cịn dễ dàng tiến hành chiến tranh nhƣ trƣớc.

Tình trạng xung đột và chiến tranh vì quyền lực có thể đƣợc hạn chế bằng việc thiết lập cân bằng quyền lực chứ không phải bằng luật pháp quốc tế và thể chế quốc tế. Cân bằng quyền lực đƣợc coi là có thể ngăn chặn đƣợc chiến tranh bởi vì khơng ai dám gây chiến do không chắc chắn sẽ giành đƣợc thắng lợi trong cuộc chiến giữa những kẻ “ngang sức”. Cân bằng quyền lực có thể giúp đem lại sự ổn định và trật tự bởi các bên đều không muốn tiếp tục chạy đua vũ trang và kéo dài tình trạng căng thẳng dễ dẫn đến chiến tranh. Cân bằng tƣơng đối vững có thể giúp duy trì ổn định lâu dài trong QHQT. Ngƣợc lại, mất cân bằng hoặc cân bằng khơng vững có thể tạo ra bất ổn trong quan hệ giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, cân bằng quyền lực cịn có ý nghĩa hệ thống khi để nhằm ngăn chặn sự thống trị hay sự vƣợt

6 Hoàng Khắc Nam, Quyền lực trong quan hệ quốc tế - Lịch sử và Vấn đề, Nxb Văn hóa-Thơng tin, Hà Nội 2011.

trội quyền lực của quốc gia nào đó. Cân bằng quyền lực có thể đƣợc thực hiện bằng hai cách: Cân bằng bên trong (xây dựng sức mạnh quốc gia bằng các năng lực bản thân) và cân bằng bên ngồi (kết hợp sức mạnh của mình với sức mạnh của nƣớc khác bằng liên minh). Quyền lực mới là thứ đem lại sự cân bằng thực sự còn luật lệ hay nguyên tắc thỏa thuận không đem lại điều đó.7 Đối với nhiều nhà Chủ nghĩa Hiện thực, cân bằng nhằm đảm bảo an ninh cho các nƣớc nhiều hơn là vì hịa bình. Tuy nhiên, trong vấn đề này, giữa các nhà Chủ nghĩa Hiện thực vẫn tồn tại ít nhất hai tranh luận. Một là cân bằng quyền lực đƣợc tự động hình thành có tính khách quan (Kenneth Waltz) hay là do sự sáng tạo của các nhà hoạch định chính sách (Henry Kissinger). Hai là cân bằng hai cực hay đa cực giúp duy trì ổn định quốc tế tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)