Tác động của việc CHDCND Triều Tiên phát triển hạt nhân dƣới góc nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 81 - 84)

7. Cấu trúc luận văn

3.1 Tác động của việc CHDCND Triều Tiên phát triển hạt nhân dƣới góc nhìn

góc nhìn chủ nghĩa hiện thực

Trong mơi trƣờng vơ chính phủ, khi một quốc gia tăng cƣờng sức mạnh quốc phịng của mình sẽ khiến cho các quốc gia cịn lại lo lắng về an ninh của họ, từ đó các quốc gia khác cũng tiến hành nâng cao năng lực quân sự của mình để tạo thế đối trọng. Tuy nhiên, dù khối lƣợng uranium đã làm giàu hay lƣợng vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã chế tạo ra thì cũng khơng thể so sánh với tiềm lực quân sự mạnh mẽ của Mỹ và các nƣớc lớn trên thế giới. Việc CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân thực chất khơng gây ra tình trạng leo thang hạt nhân nhƣ đã từng xảy ra trong lịch sử.

Dù vậy, với việc Hoa Kỳ tự cho mình là “đầu tàu” của thế giới, là cƣờng quốc lãnh đạo thế giới thì vấn đề hạt nhân của CHdCND Triều Tiên đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền lực của Hoa Kỳ trên thế giới. Nếu CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân thành cơng sẽ là tiền đề tốt cho các nƣớc khác xây dựng kho vũ khí qn sự của mình, và nhƣ vậy, ảnh hƣởng của Hoa Kỳ sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Với Trung Quốc, việc Triều Tiên có thể tự cƣờng quân sự, không phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ khiến Trung Quốc mất đi một đồng minh thân cận, một quân bài chiến lƣợc trên bàn cờ chính trị thế giới. Triều Tiên hãy giữ vững kho hạt nhân nhƣ họ đang có thì mới mang lại lợi ích lớn nhất cho Trung Quốc. Nhƣ vậy, về mặt QHQT, CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân làm thay đổi quan hệ Mỹ - Trung – mối quan hệ có tác động sâu sắc tới nền hịa bình thế giới trong thế kỷ 21.

Việc CHDCND Triều Tiên gia tăng sức mạnh quân sự bằng vũ khí hạt nhân cũng làm cho Hàn Quốc, Nhật Bản phải e ngại. Do đó, họ phải có những hành động để tự bảo vệ mình. Vốn là các đồng minh thân cận của Mỹ, vấn đề gia tăng quân sự của Hàn Quốc và Nhật Bản tạo cơ hội thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia này với

Hoa Kỳ, Hoa Kỳ tăng cƣờng sự xuất hiện của mình tại khu vực Đơng Á, đặc biệt là sự hiện diện quân sự.

Tuy rằng phát triển vũ khí hạt nhân là điều đi ngƣợc lại với xu thế hịa bình, an ninh của nhân loại, chịu sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, song không thể phủ nhận rằng các nƣớc lớn trong khu vực đều thu lợi từ q trình đàm phán giải quyết vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Với bản thân Triều Tiên, lợi ích an ninh quốc gia đƣợc đảm bảo do khơng một lực lƣợng qn sự nào có thể tấn cơng Triều Tiên mà khơng lo lắng tới sức mạnh từ kho vũ khí của họ. Với Hoa Kỳ, đó là cơ hội tăng sự hiện diện quân sự của mình tại Đơng Á, trấn áp việc Trung Quốc ngày một nổi lên là một siêu cƣờng đối trọng lại với Mỹ. Nếu Hoa Kỳ giải quyết tốt vấn đề hạt nhân này, Hoa Kỳ sẽ khẳng định đƣợc vị thế đứng đầu của mình trên thế giới. Với Trung Quốc, Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân sẽ mang lại cho Trung Quốc cơ hội để thể hiện vai trị khơng thể bỏ qua trên bàn đàm phán. Dùng chiêu bài vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc có thể tiến hành đàm phán với Hoa Kỳ trong vấn đề Đài Loan, đàm phán với Hàn Quốc và Nhật Bản về các quần đảo tranh chấp giữa hai bên. Khống chế tốt tình trạng hạt nhân của Triều Tiên, Trung Quốc vừa đảm bảo đƣợc một đồng minh thân cận, vừa có trong tay một lợi thế đàm phán với phƣơng Tây.

Mới đây, việc Hội đồng Bảo an LHQ ngày 7/3/2013 thông qua hàng loạt các biện pháp mới trừng phạt Triều Tiên vì vụ thử hạt nhân lần thứ ba của nƣớc này đã khiến dƣ luận quốc tế đặt câu hỏi: Vì sao Trung Quốc, đồng minh lớn và lâu đời của Bình Nhƣỡng, lại chấp nhận những biện pháp trừng phạt do Mỹ đề xuất? Phải chăng Trung Quốc đã quyết định hi sinh những lợi ích mà họ thu đƣợc vì Triều Tiên cho một mục đích cao hơn?27 Thực tế khơng hồn tồn nhƣ vậy, những động thái

27 Giới chuyên gia hay báo chí Trung Quốc có nhiều lý giải khác nhau về quan hệ đổi khác giữa Bắc Kinh và

Bình Nhƣỡng. Zhu Feng, Giám đốc Chƣơng trình An ninh Quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, nhận định: Trung Quốc đang hy vọng dƣới các sức ép ngoại giao, có thể buộc Triều Tiên thay đổi thái độ. Ơng nói: "Cuối cùng, Bắc Kinh cũng đã nhận thức đƣợc thực tế. Tại HĐBA, Bắc Kinh rõ ràng đã chuyển sang một chính sách cứng rắn hơn nhằm trừng phạt mạnh mẽ Triều Tiên". Tờ Thời báo Hoàn cầu (phụ san của Nhân dân Nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc) mới đây kêu gọi Trung Quốc cắt hoàn tồn viện trợ đối với Bình Nhƣỡng. Giới qn đội Trung Quốc cũng tỏ dấu hiệu khơng hài lịng với Bình Nhƣỡng mặc dù họ vẫn chƣa bày tỏ thái độ cụ thể. Thiếu tƣớng về hƣu La Viện, nổi tiếng là một nhân vật có

này diễn ra khi cả Trung Quốc và Triều Tiên đều đang thay đổi ngƣời lãnh đạo. Với Triều Tiên, họ tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần 3 để khẳng định với nhân dân Triều Tiên và thế giới về con đƣờng mà Kim Jong Un lựa chọn sau khi lên nắm quyền là tiếp tục con đƣờng của Kim Jong Il. Với Trung Quốc, khi mới lên nắm quyền, chủ tịch Tập Cận Bình cũng đang phải giải quyết khơng ít vấn đề nổi cộm trong nƣớc từ tham nhũng đến ô nhiễm môi trƣờng. Trong bối cảnh đó, việc Triều Tiên tiến hành thử vũ khí hạt nhân khiến Trung Quốc vừa chịu sức ép giải quyết vấn đề trong nƣớc, vừa phải đối mặt với dƣ luận quốc tế và sức ép từ các quốc gia khác trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân sao cho không tổn hại đến lợi ích quốc gia. Cai Jian, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Phúc Đán ở Thƣợng Hải, nói: “Cách cƣ xử của Triều Tiên khiến dƣ luận Trung Quốc tức giận, và chính điều này đã gây áp lực khơng nhỏ đối với chính quyền. Ơng Tập Cận Bình đã nói về việc chính quyền cần lƣu tâm tới ý kiến của dƣ luận. Bộ máy lãnh đạo mới sẽ thực tế hơn, hợp tác hơn với cộng đồng quốc tế trong vấn đề Triều Tiên”.

Các chuyên gia đều khẳng định rằng, tuy ban đầu hai vị lãnh đạo Triều Tiên và Trung Quốc còn nhiều điều chƣa thơng hiểu nhau và bản thân Tập Cận Bình là một vị lãnh đạo cứng rắn nhƣng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Triều Tiên. Triều Tiên là vùng đệm quan trọng của Bắc Kinh trƣớc lực lƣợng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc cũng không muốn Triều Tiên đi theo con đƣờng của Myanmar - từng là đồng minh trung thành của Bắc Kinh song giờ lại đang tích cực xây dựng và mở rộng quan hệ với Washington. Nếu Trung Quốc gây quá nhiều áp lực đối với Triều Tiên, quốc gia vốn tự cơ lập này có thể sẽ sụp đổ và kịch bản này là điều mà Bắc Kinh ít mong muốn nhất.

Vấn đề là ở chỗ Bắc Kinh sẽ thực hiện thái độ cứng rắn đến mức nào? Các chuyên gia chính sách đối ngoại của Trung Quốc lo ngại rằng nếu quá "rắn" với Triều Tiên, hoặc Bắc Kinh bị coi là cơng khai đứng về phía Washington, Bình Nhƣỡng sẽ có thêm nhiều hành vi hiếu chiến hơn mà kịch bản này, Bắc Kinh cho là

tƣ tƣởng đối ngoại "diều hâu", ngày 9/3/2013 viết trên trang blog cá nhân: "Việc họ từng là đồng chí hay anh em đều khơng quan trọng. Nếu họ gây tổn hại tới lợi ích quốc gia, chúng ta sẽ khơng nhân nhƣợng".

cịn tồi tệ hơn là tình trạng hiện tại. Bởi thế mà phân tích kỹ các biện pháp trừng phạt mới, ngƣời ta mới thấy rằng đƣơng nhiên các lệnh trừng phạt mới này chỉ mang tính chất tƣợng trƣng, vừa đe dọa Triều Tiên nhƣng đủ để không làm ảnh hƣởng quá lớn tới Trung Quốc nếu khơng thì Trung Quốc sẽ khơng chấp nhận. Và nhƣ vậy, tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn cịn tiềm ẩn rất nhiều vấn đề khó giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)