Lợi ích an ninh quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 46 - 49)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Cấp độ quốc gia

2.2.1. Lợi ích an ninh quốc gia

Vấn đề lợi ích an ninh quốc gia đƣợc coi là một trong những nguyên nhân quan trọng để Triều Tiên kiện định với con đƣờng phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, CHDCND Triều Tiên ảnh hƣởng của Liên Xô, Mỹ chi phối phía Nam. Rồi cuộc chiến tranh bùng nổ, kéo dài từ năm 1950 đến 1953, Mỹ là một bên ký Hiệp định đình chiến, Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. CHDCND Triều Tiên kiên định con đƣờng Xã hội chủ nghĩa dƣới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên. Sự có mặt của 45.000 quân Mỹ với các phƣơng tiện chiến tranh, căn cứ quân sự hiện đại trên lãnh thổ Hàn Quốc và các căn cứ quân sự trong khu vực. Đồng thời, Mỹ luôn thƣờng trực một toan tính xố bỏ CHDCND Triều Tiên, đã đặt CHDCND Triều Tiên vào tình trạng có thể xảy ra chiến tranh bất

cứ lúc nào. Vì vậy, khơng có con đƣờng nào khác Triều Tiên phải tìm mọi cách để tự bảo vệ mình và phát triển chƣơng trình hạt nhân là cách thức trực tiếp nhất.

Bên cạnh lí do trực tiếp là an ninh biên giới, lãnh thổ bị đe dọa khi con đƣờng XHCN của Triều Tiên phải đối mặt với một Hàn Quốc đi theo TBCN và có Mỹ hỗ trợ, Triều Tiên còn phải đối mặt với những thay đổi trong QHQT khi ý thức hệ mà họ theo đuổi đang bị sụp đổ trên diện rộng. Sau khi Hiệp định khung năm 1994 đƣợc ký kết, việc thực thi Hiệp định khung này không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn, do các bên chƣa tin tƣởng lẫn nhau và thiếu nghiêm túc chấp hành các điều khoản của Hiệp định. Mỹ không chỉ ngừng việc cung cấp 50 vạn tấn dầu diesel mà còn chậm trễ trong việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân nƣớc nhẹ ở CHDCND Triều Tiên. Sau khủng hoảng hạt nhân 1998, Mỹ cơng khai cảnh giác với vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và tìm mọi cách ngăn cản nƣớc này có thể sản xuất và đƣa vào thử nghiệm tên lửa có tầm bắn trên 3000 km. Mỹ lo ngại sau khi đƣợc giúp xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân nƣớc nhẹ, CHDCND Triều Tiên có thể lợi dụng để luyện nhiên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân. Vì thế, Mỹ đã thay đổi từ việc giúp CHDCND Triều Tiên xây dựng lò phản ứng hạt nhân nƣớc nhẹ sang xây dựng nhà máy nhiệt điện khiến CHDCND Triều Tiên hết sức bất bình. Bên cạnh đó, sau khi ký Hiệp định khung, Mỹ vẫn không từ bỏ cấm vận đối với CHDCND Triều Tiên, làm cho hai nƣớc tiếp tục ở tình trạng chiến tranh lạnh. Từ năm 1996, Mỹ không ngừng tố cáo CHDCND Triều Tiên phổ biến kỹ thuật tên lửa và phát triển tên lửa tầm xa. Sau khi lên nắm chính quyền, Tổng thống G. Bush đã áp dụng chính sách cứng rắn đối với Bình Nhƣỡng, khiến quan hệ hai nƣớc ngày càng xấu đi, đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001, và sau đó trong Thơng điệp Liên bang đầu năm 2002, Tổng thống Mỹ - G.Bush đã liệt CHDCND Triều Tiên vào trục ma quỷ cùng với Iran và Iraq. Mỹ tuyên bố sẵn sàng sử dụng đòn phủ đầu đối với CHDCND Triều Tiên, khiến Hiệp định khung về hạt nhân giữa hai nƣớc hoàn toàn bị phá vỡ. Ngoài ra, một số điều khoản khác của Hiệp định khung cũng không đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc nhƣ việc CHDCND Triều Tiên đã bí mật khơi phục chƣơng trình hạt nhân. Có thể nói, việc khơng thực thi đúng các điều khoản của Hiệp định khung,

coi thƣờng uy quyền quốc gia là nguyên nhân tiềm ẩn đã dẫn đến việc quốc gia này kiên định phát triển con đƣờng hạt nhân bởi chỉ có tự lực tự cƣờng an ninh và khả năng vũ khí mới thực sự mang lại quyền lực chính trị cho Triều Tiên trên trƣờng quốc tế.

Sự đối kháng chiến lƣợc giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên là do mâu thuẫn về lợi ích chiến lƣợc tích tụ lâu ngày giữa hai bên. Cả hai bên đều dùng con bài hạt nhân, trƣớc hết là nhằm duy trì và phát huy chiến lƣợc tồn cầu của mình, trong đó khống chế Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dƣơng là mục tiêu chủ yếu do vị trí địa – chính trị bán đảo Triều Tiên chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc mới ở Châu Á – Thái Bình Dƣơng của Mỹ. Trong cách nhìn của Mỹ, từ Bán đảo Triều Tiên đến Tây Á, đây là vùng tranh chấp và giành quyền khống chế của các lực lƣợng trên thế giới. Cùng với Iraq, thì CHDCND Triều Tiên là điểm đứng chân để Mỹ thực hiện chiến lƣợc tồn cầu. Vì vậy, việc CHDCND Triều Tiên phát triển hạt nhân, bán kỹ thuật hạt nhân cho các quốc gia thù địch của Mỹ là điều Mỹ không thể chấp nhận đƣợc.

Bên cạnh đó, từ lâu Mỹ vẫn coi Bán đảo Triều Tiên là tiền duyên chiến lƣợc khống chế Đông Bắc Á. Mỹ có ý đồ xây dựng hệ thống an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng do Mỹ làm chủ đạo, lấy sự tồn tại của các căn cứ tiền duyên trƣớc đây làm cơ sở, Hiệp ƣớc an ninh Mỹ- Nhật làm trụ cột, đƣợc bổ sung bằng cơ chế an ninh đa phƣơng. Mục tiêu của Mỹ là đƣa CHDCND Triều Tiên vào quỹ đạo chiến lƣợc này, nhằm xây dựng trật tự mới trên Bán đảo Triều Tiên theo kiểu Mỹ, khiến Bán đảo Triều Tiên phối hợp với hệ thống an ninh của Mỹ - Nhật, trở thành căn cứ chiến lƣợc phía Tây kiềm chế Trung Quốc, phía Bắc phòng ngừa Nga - những đối thủ tiềm tàng đe dọa lợi ích chiến lƣợc của Mỹ ở Đơng Á và Châu Á - Thái Bình Dƣơng, từ đó đe dọa chiến lƣợc tồn cầu của Mỹ.

Đồng thời, đối với CHDCND Triều Tiên, con bài hạt nhân là phƣơng tiện hữu hiệu mà họ sử dụng triệt để để điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại của mình, đặc biệt là việc điều chỉnh tồn diện chính sách đối ngoại. Thời gian gần đây, CHDCND Triều Tiên đang dần triển khai công cuộc cải cách kinh tế, vì thế

CHDCND Triều Tiên nhận thấy rằng, chỉ có thơng qua việc cải thiện quan hệ với Mỹ và các nƣớc lớn khác, họ mới có thể quan hệ đƣợc với các tổ chức tài chính quốc tế để giải quyết vấn đề vốn cho cải cách và phát triển đất nƣớc. Đồng thời, quan hệ Mỹ - Triều tiến triển sẽ quyết định xu thế phát triển của quan hệ Nhật - Triều, Hàn-Triều. Tóm lại, việc điều chỉnh và thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại của CHDCND Triều Tiên trên các mặt chính trị, kinh tế, an ninh, đối ngoại đều chịu ảnh hƣởng của quan hệ Mỹ - Triều. Thái độ cứng rắn của CHDCND Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân đã phản ánh yêu cầu chính trị hợp lý của nƣớc này mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ, khiến an ninh của họ có thể đƣợc đảm bảo, xây dựng lại kinh tế, hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Khi khơng nhận đƣợc phản ứng tích cực từ phía Mỹ, CHDCND Triều Tiên đã từng bƣớc vận dụng sách lƣợc ngoại giao khủng hoảng hạt nhân, nhƣng ý đồ chiến lƣợc này lại xung đột với mục tiêu chiến lƣợc an ninh mới của Mỹ và trong cuộc khủng hoảng này, quyền chủ động giải quyết khủng hoảng hạt nhân luôn thuộc về Mỹ. Cho dù Mỹ điều chỉnh chính sách đối với CHDCND Triều Tiên nhƣ thế nào, thì mục tiêu cơ bản của Mỹ vẫn là nắm quyền chủ đạo công việc ở Bán đảo Triều Tiên, củng cố sự hiện diện quân sự, kiềm chế các nƣớc lớn trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)