Kim Jong Il

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Cấp độ cá nhân

2.1.1. Kim Jong Il

Kim Jong Il sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng với cha là “vị lãnh tụ vĩ đại nhất của Triều Tiên” Kim Il Sung, mẹ là một chiến sĩ cách mạng đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp độc lập tự do thống nhất của Triều Tiên. Ngay từ nhỏ, ông đã thể hiện là một con ngƣời quyết đốn và thơng minh, thời thơ ấu của ông đƣợc coi là một tuổi thơ “dữ dội” khi cuộc chiến kháng Nhật lên cao. Kim Jong Il đã chứng kiến những tội ác của quân đội Nhật gây ra tại Triều Tiên, chứng kiến cuộc chiến tranh hai miền Triều Tiên 1950-1953 mà sự thất bại thuộc về quân đội CHDCND Triều Tiên, sau đó là sự phân cực của thế giới trong Chiến tranh Lạnh, và cuối cùng là sự sụp đổ của hệ thống các nƣớc XHCN.

Con đƣờng chính trị của Kim Jong Il bắt đầu sau khi ông tốt nghiệp năm 1964 với các chức vụ trong Đảng Lao động Triều Tiên (KWP). Khi ông bắt đầu tham gia chính trị cũng là lúc những căng thẳng bên trong phòng trào cộng sản thế giới diễn ra do sự chia rẽ Xô-Trung. Vẫn coi Chủ nghĩa Mác-Lênin là ý thức hệ nòng cốt, Đảng Lao động Triều Tiên đã đƣa ra một cuộc tấn công vào các yếu tố trong đảng bị coi là xét lại. Những ngƣời bị coi là "những phần tử xét lại chống đảng" là những lãnh đạo cao cấp đã đƣa ra các tƣ tƣởng Khổng giáo phong kiến, tìm cách rời bỏ đƣờng lối cách mạng của đảng và bất tuân các mệnh lệnh từ Tổng Bí thƣ Kim Il Sung.

Một thời gian ngắn sau khi tốt nghiệp, Kim Jong Il đƣợc chỉ định làm ngƣời chỉ huy và lãnh đạo Ủy ban Trung ƣơng Đảng. Các hành động đầu tiên của ông là tiến hành một số cơng việc trong cuộc tấn cơng. Ơng gây kích động trong các quan chức cao cấp nhằm đảm bảo các hoạt động của đảng không lệch hƣớng khỏi đƣờng lối ý thức hệ do Kim Il Sung đặt ra, và tìm cách lật tẩy những thành phần xét lại trong đảng. Ông cũng đặt ra các biện pháp nhằm đảm bảo “Hệ thống ý thức hệ của đảng” đƣợc thấm nhuần trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các nhà văn và nghệ sĩ.

Trong khoảng 1967-1969, Kim Jong Il chuyển sự chú ý sang quân đội. Ông tin rằng các quan chức bên trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) đang gây

cản trở tới các tổ chức chính trị của qn đội và bóp méo các mệnh lệnh nhà nƣớc. Ơng coi những yếu tố đó đặt ra một mối đe dọa với sự kiểm soát quân đội của Đảng Lao động Triều Tiên. Tại cuộc họp toàn thể lần thứ tƣ của Ủy ban trung ƣơng Đảng Lao động Triều Tiên, ông đã chỉ ra một số quan chức bị cho là phải chịu trách nhiệm, những ngƣời này sau đó đã bị trục xuất.

Đầu thập niên 1970, ơng tìm cách hạn chế sự quan liêu và khuyến khích các quan chức Đảng đi xuống cơ sở. Điều này gồm cả việc buộc các quan chức quan liêu tới làm việc cùng công nhân dƣới quyền trong 20 ngày mỗi tháng. Tháng 2 năm 1974, Kim Jong Il đƣợc bầu vào Bộ chính trị của Ủy ban Trung ƣơng Đảng. Cùng năm ấy, ông đƣa ra Phong trào Đội Ba Cách mạng. Đƣợc miêu tả là một “phƣơng pháp mới hƣớng dẫn cách mạng”, phong trào đƣa các đội tới khắp đất nƣớc cung cấp các buổi học chính trị, khoa học và huấn luyện kỹ thuật ngắn hạn. Kinh nghiệm có đƣợc này lại đƣợc phát triển tiếp qua những cuộc họp mặt đông đảo nhân dân. Cuối thập niên 1970, ông tham gia vào lập kế hoạch kinh tế, gồm nhiều chiến dịch nhằm phát triển nhanh chóng một số lĩnh vực kinh tế. Ông đƣa ra sáng kiến xây dựng các phong trào chính trị rộng lớn bên trong quân đội, gồm cả Phong trào Cờ đỏ Ba Cách mạng, Phong trào Đội Cờ đỏ và Phong trào đội tiên phong cách mạng. Ơng cũng tham gia tích cực vào các nỗ lực xây dựng một phong trào tái thống nhất Triều Tiên. Phong trào này gồm hỗ trợ việc thành lập một Ủy ban Hịa giải Quốc tế vì một Triều Tiên Hịa bình và Thống nhất năm 1977, tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các đảng chính trị và các nhóm bên trong CHDCND Triều Tiên, và tham gia vào các cuộc đảm phán cấp cao giữa hai miền Triều Tiên.

Ngày 24/12/1991, Kim Jong Il đƣợc chỉ định làm tƣ lệnh các lực lƣợng vũ trang CHDCND Triều Tiên. Bởi quân đội là nền tảng thực sự của quyền lực ở CHDCND Triều Tiên, đây đƣợc coi là một động thái quyết định bởi quân đội là xƣơng sống của Triều Tiên và ngƣời nắm quyền trong quân đội là ngƣời có thể kế thừa chức vụ lãnh đạo tối cao của đất nƣớc.

Kim Jong Il phát triển sự nghiệp chính trị của mình trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh dần hịa hỗn và CHDCND Triều Tiên phải tìm ra con đƣờng riêng của

mình, thân Trung hay thân Nga? Tiếp tục con đƣờng XHCN hay từ bỏ nó nhƣ một số quốc gia trong SNG? Trong bối cảnh khối các nƣớc XHCN bắt đầu bộc lộ những thiếu sót và hạn chế của mơ hình nhà nƣớc này, CHDCND Triều Tiên cũng khơng tránh khỏi việc đối mặt với những khó khăn, đặc biệt là những khó khăn kinh tế khi mất đi các thỏa thuận thƣơng mại chiến lƣợc với Liên Xô và lạnh nhạt trong mối quan hệ với Trung Quốc khi Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ với Hàn Quốc năm 1992.

Có thể thấy, hồn cảnh lớn lên và con đƣờng chính trị của Kim Jong Il có vai trị quan trọng trong việc tác động tới chính sách phát triển hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Đầu tiên, ông sinh ra và lớn lên trong bối cảnh của những cuộc chiến tranh, điều này khiến cho ơng có cảm giác về “sức mạnh tuyệt đối”. Trong chiến tranh, chỉ có quyền lực và sức mạnh mới giúp con ngƣời tồn tại, bởi thế, Kim Jong Il luôn ủng hộ con đƣờng phát triển đất nƣớc theo mơ hình chun chế với qn đội nắm vai trị quan trọng trong sự phát triển. Thứ hai, con đƣờng phát triển chính trị của Kim Jong Il là từ quân đội mà lên, do đó đƣơng nhiên ơng sẽ kiện tồn và bảo vệ con đƣờng đi lên của mình để đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của bản thân. Thứ ba, trong bối cảnh Triều Tiên chịu sự lãnh đạm của Nga vào đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, kinh tế khó khăn, quan hệ ngoại giao trắc trở, Triều Tiên cần có hành động rõ ràng để đảm bảo sức mạnh của mình với chính nhân dân Triều Tiên. Lợi ích lãnh đạo, uy quyền quốc gia đã hòa hợp với nhau và khiến Kim Jong Il tiếp tục con đƣờng phát triển hạt nhân có từ trƣớc đó. Từ đây, con đƣờng phát triển hạt nhân của quốc gia này chuyển sang một giai đoạn mới.

Sau giai đoạn lãnh đạm trong quan hệ với Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên đã có những hợp tác với Trung Quốc, chủ yếu là từ những viện trợ khơng hồn lại của Trung Quốc cho Triều Tiên. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên không chỉ đơn giản là quan hệ giữa Triều Tiên với thế giới mà còn là quan hệ giữa Trung Quốc với các nƣớc phƣơng Tây. Hạt nhân Triều Tiên trở thành “con bài” mà Triều Tiên khơng hồn tồn có thể kiểm sốt đƣợc nữa. Trong khi đó, việc giữ lại và phát triển chƣơng trình hạt nhân vẫn đảm bảo sức mạnh quyền lực cho chủ tịch Kim Jong Il

nên Triều Tiên vẫn tiếp tục làm giàu Uranium và có những động thái khiến thế giới lo ngại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)