Lợi ích chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 49 - 53)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Cấp độ quốc gia

2.2.2. Lợi ích chính trị

Trong quá trình phát triển hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, lí do an ninh lãnh thổ, chủ quyền quốc gia là nguyên nhân cơ bản để quốc gia này lựa chọn và kiên định đi theo con đƣờng phát triển vũ khí hạt nhân. Nhƣng ngƣời ta cũng đặt câu hỏi: Vì sao sau bao nhiêu năm chịu sự phản đối của cộng đồng quốc tế, gặp khó khăn trong kinh tế mà giới chức cao tầng của đất nƣớc này vẫn kiên trì theo con đƣờng phát triển vũ khí hạt nhân? Xét theo lý thuyết của chủ nghĩa hiện thực, mọi sự vật sự việc đề diễn ra vì một lợi ích nào đó. Vậy, lợi ích mà các chính trị gia Triều Tiên nhận đƣợc khi đƣa đất nƣớc kiên trì theo con đƣờng phát triển vũ khí hạt nhân là gì?

Chủ tịch Kim Il Sung quyết định đƣa CHDCND Triều Tiên đi theo con đƣờng vũ khí hạt nhân đầu tiên là bởi vì những lợi ích tự cƣờng an ninh của đất

nƣớc trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh leo thang, các nƣớc XHCN đều phát triển công nghệ làm giàu Uranium để đối kháng với khối TBCN; sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Triều Tiên một lần nữa lại phải đối mặt với tình trạng cơ lập trong chính các nƣớc đồng minh trƣớc kia do chính các nƣớc đó cũng gặp nhiều khó khăn cần cải tổ; tình trạng cơ lập do vẫn chịu sự cấm vận của các nƣớc phƣơng Tây; tình trạng cơ lập khi chia sẻ biên giới trên bộ với Hàn Quốc – đồng minh thân cận của Mỹ. Tuy nhiên sau đó, chủ tịch Kim Jong Il vẫn duy trì các cơ sở làm giàu uranium và thậm chí là phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Sau khi chủ tịch Kim Jong Il tạ thế, Kim Jong Un vẫn tiếp tục con đƣờng phát triển vũ khí hạt nhân của ơng và cha mình.

Ngun nhân trƣớc hết cho việc kiên trì đi theo con đƣờng phát triển vũ khí hạt nhân nhƣ đã nói ở trên là để đảm bảo an ninh quốc gia trong bối cảnh Triều Tiên gặp khó khăn về kinh tế và cơ lập về chính trị trên trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác là để đảm bảo quyền lực và vị thế chính trị của giới cầm quyền, trong đó có chính các vị chủ tịch đất nƣớc. Nhƣ đã nói trong phần về ngƣời lãnh đạo, các lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên khi phát triển vũ khí hạt nhân đƣợc sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân Triều Tiên, đƣợc coi là “lãnh tụ vĩ đại” dù trong bối cảnh đất nƣớc gặp vơ vàn khó khăn bởi họ nhận đƣợc niềm tin của ngƣời dân trong nâng cao vị thế phát triển đất nƣớc trên thế giới.

Giả định rằng sau khi tiếp nhận vị trí quyền lực số 1 của quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế này, Kim Jong Un hoàn toàn thỏa hiệp với phƣơng Tây, từ bỏ con đƣờng phát triển vũ khí hạt nhân của cố chủ tịch Kim Jong Il, những điều bất lợi mà Kim Jong Un sẽ phải đối mặt là gì? Trong nƣớc, Kim Jong Un sẽ phải đối mặt với các giới chức lãnh đạo, quân đội, những ngƣời trung thành tuyệt đối với lý tƣởng của chủ tịch Kim Jong Il; sau những vụ việc của Jang Song Thaek năm 2013, ngƣời ta nhận thấy rằng nội bộ chính trị của CHDCND Triều Tiên vẫn rất thuần nhất theo mơ hình chun chế, hiếm có những trƣờng hợp phản bội lại con đƣờng phát triển mà chủ tịch Kim Jong Il đã xây dựng trƣớc đó. Nhƣ vậy, nếu Kim Jong Un đi ngƣợc lại với những gì cha mình đã làm, chắc chắn vị thế chính trị của Kim

Jong Un sẽ chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng. Dù cho Kim Jong Un đã từng đƣợc bồi dƣỡng và coi trọng song trên Kim Jong Un còn hai ngƣời anh trai ruột, ngồi Kim Jong Un thì trong nội bộ chính trị của đất nƣớc vẫn cịn nhiều ngƣời thuộc gia tộc họ Kim nắm giữ những vị trí quan trọng. Điều này vừa ảnh hƣởng tới vị trí chính trị của Kim Jong Un, vừa gây ra sự xáo trộn trong nội bộ chính trị Triều Tiên, gây ra sự bất ổn không cần thiết trong giới chính trị và qn đội, ảnh hƣởng tới tồn bộ chính giới và quyền lực mà các nhà chính trị đang nắm giữ. Chắc chắn với Kim Jong Un là mất nhiều hơn đƣợc.

Thứ hai, nếu Kim Jong Un đi ngƣợc lại những gì mà cha mình đã phát triển, ơng cịn chịu sự phản đối của chính những ngƣời dân Triều Tiên. Mặc dù sau khi tiếp nhận một số vị trí trong Đảng, Kim Jong Un đã có những hoạt động chính trị mang lại lợi ích cho ngƣời dân và nhận đƣợc nhiều yêu quý, tuy nhiên không thể so sánh những thành tựu mới mấy năm gây dựng của Kim Jong Un với những thành tựu mấy chục năm của Kim Jong Il đã gây dựng. Ngƣời dân Triều Tiên coi Kim Jong Il là vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng ngƣời dân nên họ ủng hộ tuyệt đối những gì Kim Jong Il đã làm. Do đó, nếu Kim Jong Un nhanh chóng phủ định những gì mà bố ông đã xây dựng chắc chắn chính những ngƣời dân sẽ thấy bất bình và phản đối. Mặc dù CHDCND Triều Tiên đi theo mơ hình chính trị độc đảng, quân chủ chuyên chế song không thể phủ nhận đƣợc niềm tin của nhân dân với lãnh tụ vẫn đóng vai trị quan trọng trong sự duy trì chính quyền, ổn định xã hội, phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Khi và chỉ khi Kim Jong Un không đi ngƣợc lại ý niệm và xu thế phát triển chính trị của giới cầm quyền và của nhân dân thì lợi ích chính trị của Kim Jong Un mới đƣợc đảm bảo, vị trí chủ tịch nƣớc, chủ tịch Đảng của Kim Jong Un mới đƣợc giữ vững, Kim Jong Un mới có thể tiếp tục các chính sách của mình cũng nhƣ duy trì đƣợc vị thế và quyền lợi độc tôn tại Triều Tiên. Do đó, duy trì và phát triển chƣơng trình hạt nhân của Triều Tiên là con đƣờng duy nhất đảm bảo lợi ích chính trị trong nƣớc của Kim Jong Un.

Trong bối cảnh quốc tế, do tính nguy hiểm của vũ khí hạt nhân nên thế giới ln dè chừng Triều Tiên, đƣơng nhiên trong đó bao gồm chính chủ tịch của quốc gia này. Trong quan hệ ngoại giao, mặc dù Triều Tiên chịu sự cấm vận của nhiều nƣớc nhƣng không thể phủ nhận đƣợc vị thế chính trị của các nhà lãnh đạo Triều Tiên trên thế giới. Các quốc gia vẫn phải coi trọng ngƣời lãnh đạo tối cao của quốc gia này nhằm tránh những xung đột và leo thang trong vấn đề hạt nhân nơi đây. Duy trì các lị phản ứng hạt nhân, Kim Jong Il và Kim Jong Un nhận đƣợc sự tôn trọng quyền lực nhất định trên thế giới.

Phát triển vũ khí hạt nhân khơng chỉ mang lại lợi ích chính trị cho cá nhân ngƣời lãnh đạo và nhóm lợi ích của CHDCND Triều Tiên mà còn giúp tăng cƣờng vị thế quốc gia của Triều Tiên. Vũ khí hạt nhân là “con bài” quan trọng nhất để Triều Tiên gia tăng áp lực với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Thế giới không thể bỏ qua một CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân khi quyết định những vấn đề quan trọng có liên quan. Giờ đây, Triều Tiên khơng phải là một quốc gia nhỏ để cho các nƣớc lớn quyết định nhƣ trong chiến tranh lạnh, và cũng khơng phải là một đất nƣớc khơng có tiếng nói trên thế giới. Tinh thần dân tộc và niềm tự hào của một quốc gia có tiếng nói và sức ảnh hƣởng trên thế giới giúp cho Triều Tiên duy trì chƣơng trình hạt nhân của mình dù cho các cƣờng quốc và cộng đồng thế giới phản đối.

Hơn thế nữa, việc nắm trong tay chƣơng trình hạt nhân có sức cơng phá lớn giúp cho Triều Tiên có thể tiến hành “mặc cả” với các quốc gia về nhiều vấn đề khác, chúng ta đã chứng kiến việc Hoa Kỳ và các quốc gia trong bàn đàm phán 6 bên thƣơng lƣợng viện trợ cho Triều Tiên để giúp nƣớc này vƣợt qua khó khăn kinh tế để đổi lại việc Triều Tiên ngƣng các vụ thử hạt nhân. Trong các vấn đề biên giới và thống nhất dân tộc, Triều Tiên cũng lấy vấn đề hạt nhân để thƣơng lƣợng với Hàn Quốc và khiến Hàn Quốc phải nhân nhƣợng. Nhờ thế Triều Tiên vừa đạt đƣợc mục đích của mình và làm tăng vị thế của họ trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)