Cấp độ liên quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 57 - 73)

7. Cấu trúc luận văn

2.3 Cấp độ liên quốc gia

Cấp độ liên quốc gia đƣợc sử dụng trong luận văn này chủ yếu để phân tích các quốc gia tham gia vòng đàm phán 6 bên – cơ chế đƣợc lập ra nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. 6 quốc gia này cũng là những cƣờng quốc trên thế giới có tiếng nói quan trọng với nền hịa bình thế giới. Tuy nhiên trong 6 quốc gia này ngƣời ta dễ dàng nhận thấy đã hình thành những nhóm quốc gia có chung lợi ích và tiếng nói trong q trình giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên: Mỹ - Hàn Quốc – Nhật Bản, Trung Quốc, Nga.

Trong quan hệ với Mỹ, do những khác biệt về hình thái chính trị, những bất đồng trong lịch sử mà quan hệ Mỹ - CHDCND Triều Tiên ln trong tình trạng căng thẳng, Mỹ từng liệt Triều Tiên vào nhóm “trục ma quỷ” vào năm 2003 khi Triều Tiên tỏ ra cứng rắn với chƣơng trình hạt nhân của mình. Bản thân Mỹ ln

coi họ là những ngƣời dẫn đầu thế giới, có trách nhiệm lãnh đạo và giải quyết các vấn đề an ninh gây nguy hại tới thế giới. Do đó, ngay khi Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, Mỹ đã sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự, quyền lực của mình để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên kết quả không đƣợc khả quan mà ngƣợc lại, vấn đề hạt nhân vẫn chƣa có câu trả lời cuối cùng khiến uy quyền của Mỹ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Trong tình hình đó, Mỹ cũng khơng thể hồn tồn tập trung cho vấn đề hạt nhân của Triều Tiên mà ngƣợc lại, để đảm bảo vai trò ngƣời đi đầu thế giới, Mỹ phải căng mình ra giải quyết nhiều vấn đề bất ổn an ninh trên thế giới nhƣ Chiến tranh Iraq, Xung đột tại Afghanistan, và sau này là các vấn đề ở Đơng Âu, Bắc Phi,… Những cuộc khủng hoảng chính trị liên tục xảy ra cùng với khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 mà trong đó Mỹ chịu tổn thất nặng nề đã ảnh hƣởng đến sự can dự của Mỹ vào q trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, với vị thế của mình, Mỹ cũng khơng thể hồn toàn bỏ mặc vấn đề hạt nhân của Triều Tiên bởi nó ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền uy của Mỹ trên thế giới.

Trong quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc, do những quan hệ đặc biệt giữa hai miền nên CHDCND Triều Tiên vẫn duy trì quan hệ với Hàn Quốc và khá lãnh đạm với Nhật Bản. Vấn đề hạt nhân Triều Tiên nổi lên đe dọa an ninh của Nhật Bản và Hàn Quốc nhƣng hai quốc gia này khơng có khả năng đơn phƣơng yêu cầu Triều Tiên dừng chƣơng trình hat nhân của mình. Quan hệ giữa Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên có những bất đồng trong lịch sử khi Nhật Bản tấn công Triều Tiên từ 1910, để lại nhiều đau thƣơng, mất mát cho nhân dân Triều Tiên. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, CHDCND Triều Tiên lại phát triển đất nƣớc theo mơ hình độc đảng với chế độ chun chế, khơng có điểm chung với mơ hình đa đảng phát triển tự do của Nhật Bản – đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, do đó quan hệ hai bên gần nhƣ khơng có bƣớc phát triển đáng kể nào. Tuy vậy, khi Triều Tiên leo thang phát triển hạt nhân, những vũ khí của họ có thể gây nguy hại tới an ninh của Nhật Bản thì Nhật Bản buộc phải tham gia để giải quyết vấn đề này. Sự tham gia của Nhật

Bản vừa thêm tiếng nói cho Hoa Kỳ trên bàn đàm phán 6 bên mà cũng là để đảm bảo chính an ninh của Nhật Bản khơng bị phƣơng hại.

So với Nhật Bản, Hàn Quốc có quan hệ mật thiết với CHDCND Triều Tiên hơn do hai quốc gia vốn là từ một dất nƣớc bị tách đôi sau Chiến tranh thế giới II. Tuy nhiên, do con đƣờng phát triển đất nƣớc khác nhau nên hai quốc gia cũng khơng có nhiều hợp tác đáng kể. Hàn Quốc tiến hành viện trợ cho Triều Tiên vì mục đích nhân đạo với chính những ngƣời cùng dân tộc với mình. Q trình Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân với Hàn Quốc cũng là một sự đe dọa an ninh nên Hàn Quốc có quyền đƣợc tham gia bàn đàm phán 6 bên để gia tăng tiếng nói của Mỹ, đảm bảo an ninh quốc phịng của chính Hàn Quốc.

Trong các quốc gia tham gia vịng đàm phán 6 bên cịn có sự xuất hiện của Nga, Triều Tiên tiếp giáp với vùng Viễn Đông của Liên Bang Nga, có vị trí địa chiến lƣợc quan trọng đối với an ninh và phát triển của Nga ở vùng này nên đƣợc Nga coi là khu vực xung yếu và rất đƣợc quan tâm. Hơn nữa, bán đảo Triều Tiên ở vào vị trí trung tâm giữa ba nƣớc lớn: Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, là nơi tập trung lợi ích của các nƣớc lớn, vì vậy mở rộng quan hệ với Hàn Quốc, phục hồi, duy trì và phát triển quan hệ với CHDCND Triều Tiên, là điều kiện cần thiết để Liên Bang Nga duy trì và củng cố vị thế của mình trên bán đảo Triều Tiên, bảo đảm lợi ích an ninh, kinh tế chính trị của Nga trong quan hệ với các nƣớc lớn khác.

Rõ ràng, quá trình Nga tham gia vòng đàm phán 6 bên phần nhiều là vì lợi ích chính trị của Nga trên thế giới và với Triều Tiên. Trong quá khứ, CHDCND Triều Tiên là một trong những quốc gia đi theo mơ hình phát triển XHCN của Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, quan hệ Triều Tiên và Nga xấu đi sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Trong những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ 20, trong xu thế chính sách đối ngoại hƣớng Tây của mình, Nga thi hành hai chính sách đối ngoại hồn tồn đối lập nhau đối với bán đảo Triều Tiên: lạnh nhạt, hờ hững với CHDCND Triều Tiên; mặn mà, vồ vập với Hàn Quốc. Sau khi điều chỉnh chính sách đối ngoại sang “cân bằng Đơng – Tây”, và giờ đây khi nƣớc Nga đã vƣơn dậy, nhu cầu xác lập vị trí cƣờng quốc thế giới của nƣớc Nga địi hỏi Nga phải có những điều chỉnh

trong chính sách đối ngoại với các nƣớc khu vực Đơng Á, trong đó có CHDCND Triều Tiên.

Vấn đề CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân khơng chỉ đơn thuần phụ thuộc vào ý chí của quốc gia đó mà cịn trên cả mối quan hệ với 6 quốc gia này. Trong số 3 nhóm quốc gia trên, ngƣời ta thấy nổi bật rõ nhất là vai trò của Trung Quốc trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc, với việc sử dụng những lợi thế riêng trong quan hệ với Triều Tiên là “ngƣời lèo lái” con thuyền hạt nhân Triều Tiên và cả cục diện chính trị Đơng Á theo hƣớng có lợi cho mình. Trong q trình phân tích cấp độ liên quốc gia, ngƣời viết không lựa chọn cách phân tích rời rạc mối quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên với từng quốc gia trong vòng đàm phán 6 bên mà dựa trên lý thuyết về quyền lực và lợi ích quốc gia phân tích vai trò của Trung Quốc trong quá trình giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Dựa trên phân tích này, ngƣời viết chứng minh q trình phát triển hạt nhân của CHDCND Triều Tiên chịu sự chi phối mạnh mẽ của lợi ích quốc gia, quyền lực quốc gia trong môi trƣờng vơ chính phủ mà chủ thể là 6 quốc gia trong vòng đàm phán 6 bên.

CHDCND Triều Tiên là “hàng xóm” của Trung Quốc, chia sẻ với Trung Quốc đƣờng biên giới dài 1.416 km, là quốc gia có những điểm tƣơng đồng trong thể chế chính trị với Trung Quốc. Trung Quốc coi CHDCND Triều Tiên nhƣ ngƣời đồng minh thân cận nhƣng đồng thời cũng là tấm lá chắn cho Trung Quốc ở phía Đơng Bắc đất nƣớc. Nếu quan hệ giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên diễn ra tốt đẹp thì Trung Quốc khơng phải lo lắng về biên giới phía Đơng Bắc nữa. Bởi thế nên dù trong những thời điểm khó khăn, Trung Quốc vẫn ln giúp đỡ CHDCND Triều Tiên về mặt kinh tế nhằm tạo dựng một chính phủ ổn định thân Trung Quốc. Khi CHDCND Triều Tiên khởi động việc nghiên cứu vũ khí hạt nhân và trở thành một trong những điểm nóng thế giới, trên cƣơng vị một quốc gia láng giềng, một bạn hàng tin cậy và một trong năm nƣớc của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã lựa chọn con đƣờng ngoại giao khôn khéo nhất để kéo lợi ích về cho nƣớc mình.

Đối với CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc là “ngƣời truyền tải” những thông điệp của họ ra thế giới mà khơng chịu nhiều chỉ trích, đồng thời, Trung Quốc cũng là “chiếc phao cứu sinh” của CHDCND Triều Tiên về mặt kinh tế. Chúng ta phải thừa nhận rằng bao nhiêu năm nay, chính Trung Quốc đã viện trợ cho CHDCND Triều Tiên năng lƣợng, lƣơng thực nhằm giúp cho chính phủ Triều Tiên có thể duy trì và phát triển. Sau chiến tranh lạnh, trong khi quan hệ giữa Liên bang Nga và CHDCND Triều Tiên trở nên đơng cứng, thì chỉ có Trung Quốc vẫn cố gắng duy trì mối quan hệ với Bình Nhƣỡng. Quan hệ thƣơng mại của hai nƣớc trong giai đoạn đàm phán 6 bên vẫn đƣợc tiếp tục với tổng giá trị thƣơng mại lên đến hàng trăm triệu USD22. Hơn nữa, về mặt chính trị, Trung Quốc có cùng thể chế chính trị với CHDCND Triều Tiên. Trung Quốc là “điểm tựa” cho CHDCND Triều Tiên trong q trình phát triển đất nƣớc. Do đó, Trung Quốc dễ dàng có tiếng nói tại CHDCND Triều Tiên trên nhiều mặt. Với CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc có “Uy” nhất định.

Đối với các nƣớc khác, Trung Quốc là một nƣớc có nền kinh tế đang lên, tăng trƣởng kinh tế cao, và là một trong năm thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc với quyền phủ quyết quan trọng, tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế có tầm ảnh hƣởng nhất định khiến cho nhiều nƣớc không thể không quan tâm. Do đó, trong tiến trình đàm phán về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc có tiếng nói mạnh mẽ tác động đến các thoả thuận, các thƣơng lƣợng của đàm phán.

Vị trí trung gian đó khiến cho Trung Quốc đã làm đƣợc những điều mà các nƣớc khác không làm đƣợc. Một số nƣớc khơng đủ lịng tin đối với CHDCND Triều Tiên nên tiếng nói của họ tại CHDCND Triều Tiên chỉ nhƣ dầu thêm lửa, số khác lại không đủ “tầm” nhƣ Trung Quốc để có thể gây tác động đến các nƣớc phƣơng Tây trong các cuộc hội đàm cấp cao tìm ra giải pháp cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Trƣớc tình hình CHDCND Triều Tiên phát triển chƣơng trình vũ khí hạt nhân, Trung Quốc có nhiều sự lựa chọn trong quan hệ ngoại giao: ủng hộ CHDCND Triều Tiên phát triển chƣơng trình vũ khí hạt nhân, điều này đồng nghĩa với việc đứng về phía đối lập với Hoa Kỳ; khơng ủng hộ CHDCND Triều Tiên phát triển chƣơng trình vũ khí hạt nhân nhƣng cũng khơng u cầu Triều Tiên từ bỏ chƣơng trình, từ đó đề cao vai trò đặc biệt của Trung Quốc trong đàm phán nhằm mang lại những lợi ích khác cho bản thân Trung Quốc; ủng hộ Hoa Kỳ trong việc dẹp bỏ chƣơng trình vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Qua phân tích ta sẽ thấy phƣơng án Trung Quốc lựa chọn là nhƣ thế nào và hiểu đƣợc tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc đã tạo dựng một cục diện thế giới về lĩnh vực hạt nhân nhƣ hiện nay.

Phƣơng án 1: Ủng hộ CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân

Với phƣơng án này, Trung Quốc phải chấp nhận cục diện đối lập với Hoa Kỳ và nhiều nƣớc khác trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ nhận đƣợc sự tin cậy tuyệt đối của CHDCND Triều Tiên, có cơ hội gây ảnh hƣởng, can thiệp vào CHDCND Triều Tiên. Mơ hình này là khơng khả thi bởi lẽ những lợi ích Trung Quốc đạt đƣợc là q ít ỏi so với những gì Trung Quốc mất đi. Khi Trung Quốc ra mặt ủng hộ CHDCND Triều Tiên cơng khai thì dù Trung Quốc có quyền lực trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, dù Trung Quốc có kinh tế phát triển thì các nƣớc khác đứng đầu là Hoa Kỳ sẽ vẫn xếp Trung Quốc vào phe thù địch. Đồng nghĩa với đó là những thiệt hại do cắt giảm các quan hệ kinh tế, văn hoá, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Một điều không thể phủ nhận rằng bạn hàng kinh tế của các nƣớc đang phát triển nhƣ Trung Quốc vẫn là những nƣớc phát triển nhƣ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nƣớc EU, Canada. Do đó, Trung Quốc khơng thể mạo hiểm đánh đổi những lợi ích sẵn có trƣớc mắt để lấy một cái lợi ích xa xơi hơn và ít có giá trị hơn. Hơn thế nữa, Trung Quốc vẫn có nhiều tranh chấp về quyền lực trên biển với các nƣớc láng giềng nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, mà Hàn Quốc, Nhật Bản lại là những đồng minh thân cận của Mỹ. Hậu quả của việc Trung Quốc ủng hộ CHDCND Triều Tiên là đối lập với Hoa Kỳ, đồng thời sẽ khó khăn hơn cho Trung Quốc trong những tranh chấp trên biển với các quốc gia láng giềng. Hơn thế nữa, một điều

Trung Quốc khơng thể khơng suy tính là căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, Philippines và Đài Loan rất gần với Trung Quốc. Dù rằng trong quan hệ hiện nay thì những xung đột có tính chất qn sự nhƣ vậy là rất hiếm nhƣng khơng phải là khơng có khả năng khi Mỹ đƣa Trung Quốc vào danh sách những quốc gia ủng hộ cho chƣơng trình phát triển vũ khí hạt nhân CHDCND Triều Tiên và đối đầu với Mỹ nói riêng và hồ bình thế giới nói chung. Một khi trƣờng hợp đó xảy ra thì Trung Quốc cũng khơng thể tránh khỏi những liên can về mặt quân sự với các nƣớc khác, đặc biệt là Mỹ.

Hơn thế nữa, một khi CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân mạnh mẽ nghĩa là CHDCND Triều Tiên có thể đối đầu với Hoa Kỳ. Điều đó sẽ có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh nhƣ đã nổ ra ở Iraq năm 2003. Một điều không thể phủ nhận đƣợc là một trong những nguyên nhân khiến CHDCND Triều Tiên quyết định rút ra khỏi NPT và tái phát triển hạt nhân chính bởi vì vấn đề Iraq. Tại thời điểm đó, chính quyền G.Bush đã cơng khai liệt CHDCND Triều Tiên vào trục ma quỷ (cùng với Iran, Iraq), điều này càng khiến cho CHDCND Triều Tiên phải thúc đẩy việc phát triển vũ khí hạt nhân nhƣ một phƣơng án tự vệ. Nhà phân tích ngƣời Nhật Bản khẳng định: “Khơng ai biết Tổng bí thƣ của CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il nghĩ gì sau khi cựu tổng thống Hussein bị tử hình, nhƣng có thể hiểu đƣợc rằng từ vấn đề Iraq, các nhà cầm quyền CHDCND Triều Tiên sẽ khơng thể từ bỏ loại vũ khí có thể đàm bảo cho sự tồn tại của chính mình cũng nhƣ mục tiêu thống nhất hai miền mà cựu chủ tịch Kim Il-Sung – nhà lãnh đạo vĩnh viễn ở CHDCND Triều Tiên đề ra”23. Trong hồn cảnh đó, một khi CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân ở một mức độ cao hơn nữa, một cuộc chiến tranh nữa có nổ ra hay khơng là điều khơng ai có thể biết chắc đƣợc. Tuy nhiên, điều rõ ràng nhất có thể thấy chính là sự tổn hại cho CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc. Là quốc gia láng giềng của CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc hiểu rằng, một khi có chiến tranh tại CHDCND Triều Tiên nghĩa là Trung Quốc sẽ phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp của chiến tranh. Cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ trở thành “trại tị nạn” của ngƣời dân Bắc Hàn,

an ninh xã hội bị đe doạ nghiêm trọng. Nhƣng vấn đề lớn hơn với Trung Quốc là sự mất ổn định khu vực biên giới phía Đơng Bắc, điều này ảnh hƣởng tới an ninh quốc gia và tác động trực tiếp đến kinh tế Trung Quốc. Mặt khác, nếu chiến tranh hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 57 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)