Lợi ích kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 53 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Cấp độ quốc gia

2.2.3. Lợi ích kinh tế

CHDCND Triều Tiên vẫn đƣợc thế giới nhìn nhận với lăng kính là một quốc gia có thể chế chính trị cộng sản theo quan điểm “cứng rắn” và nền kinh tế đƣợc xây dựng trên một mơ hình kinh tế xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô cũ. Thực tiễn trong tiến trình phát triển kinh tế của họ cho thấy, bắt đầu từ những năm cuối thập kỷ 1970 của thế kỷ trƣớc khi mà những dấu hiệu khủng hoảng trong mơ hình phát triển ngày càng lộ rõ, CHDCND Triều Tiên ít nhiều cũng đã tự thể hiện một sự chuyển đổi cách thức phát triển nền kinh tế của mình. Các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên khơng gọi đó là chƣơng trình đổi mới mơ hình phát triển mà chủ trƣơng kiên trì đi theo tƣ tƣởng “cải cách” nền kinh tế dƣới sự dẫn dắt bởi tƣ tƣởng “chủ thể” do cố chủ tịch Kim Il Sung khởi xƣớng (có nghĩa tự lực cánh sinh). Điều đáng nói là họ chƣa thừa nhận ngay sự cần thiết có tính khách quan về nhu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo trào lƣu kinh tế thị trƣờng nhƣ đƣợc thấy ở Trung Quốc hay Việt Nam, hoặc ở một số nƣớc khác trên thế giới. Mặc dù chƣơng trình cải cách kinh tế của họ cho đến nay vẫn tiếp tục đƣợc thực hiện và cũng đã thu đƣợc một số kết quả, song những kết quả đó khơng có ý nghĩa căn bản tạo động lực mới cho sự phát triển của nền kinh tế nƣớc này, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp. Vì vậy, vấn đề an ninh lƣơng thực vẫn là một trong những gánh nặng cho các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên.

Đến giữa những năm 1990, CHDCND Triều Tiên chứng kiến từ hiện tƣợng đình đốn sang sự khủng hoảng thực sự trong nền kinh tế. Nguyên nhân trƣớc hết là do những trợ giúp truyền thống đột ngột bị cắt bỏ. Những sự trợ giúp kinh tế mà nƣớc này nhận đƣợc từ Liên Xô và Trung Quốc vốn đƣợc thừa nhận là một nhân tố quan trọng giúp cho sự tăng trƣởng kinh tế của CHDCND Triều Tiên trong suốt một thời gian dài từ sau 1945. Đến thời điểm này đã có sự thay đổi căn bản. Vào năm 1991, Liên Xô cũ đã tuyên bố rút lại toàn bộ sự trợ giúp trƣớc đây và yêu cầu giải quyết trao đổi thanh toán giữa hai nƣớc bằng ngoại tệ mạnh, đặc biệt là việc CHDCND Triều Tiên nhập khẩu hàng hố của Liên Xơ. Tƣơng tự, Trung Quốc đã từng bƣớc thu hẹp sự trợ giúp kinh tế. Một số nhà nghiên cứu Triều Tiên cho rằng

Bắc Kinh mặc dù vẫn cung cấp lƣơng thực, xăng dầu nhƣng cũng yêu cầu thanh toán theo giá cả thị trƣờng. Đến năm 1994, Trung Quốc đã giảm hẳn việc xuất khẩu của mình tới CHDCND Triều Tiên.

Thứ hai, chính hệ thống kinh tế và chính trị cứng nhắc của CHDCND Triều Tiên đã đƣa đất nƣớc này vào một tình trạng ốm yếu và tách biệt với một thế giới đang đổi thay. Hay nói một cách khác đó chính là sự khủng hoảng mơ hình phát triển. Ngay từ đầu những năm 1980 khi mơ hình phát triển có vấn đề đã khiến nền kinh tế nƣớc này bị xói mịn nghiêm trọng. Sản lƣợng các ngành kinh tế chủ chốt cũng đã bắt đầu sút giảm. Sản xuất sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu, điện cho thuỷ lợi đã bị thiếu hụt nghiêm trọng bởi các tác động dây truyền trong ngành cơng nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là sản lƣợng nơng nghiệp đã bắt đầu giảm sút. Thậm trí, sự giảm sút này đã xẩy ra trƣớc khi có một loạt các thảm hoạ thiên nhiên nhƣ hạn hán, lụt lội liên tiếp ập đến đất nƣớc này vào giữa những năm 1990. Vào giữa năm 1995, CHDCND Triều Tiên đã chính thức đƣa ra yêu cầu trợ giúp nhân đạo từ cộng đồng quốc tế. Chƣơng trình lƣơng thực thế giới (WFP) và Quỹ nhi đồng của Liên Hợp Quốc (UNICEF) và nhiều tổ chức phi chính phủ và Liên hợp quốc khác đã hỗ trợ lƣơng thực và trợ giúp nhân đạo khác.

Hàn Quốc và Cộng đồng quốc tế dành cho CHDCND Triều Tiên những trợ giúp kinh tế khổng lồ từ 1995. Tổng giá trị trợ giúp cho cả giai đoạn 1995-2002 lên tới hơn 2,6 tỷ USD, trong đó khoảng 71% (hơn 1,8 tỷ USD) là của Cộng đồng quốc tế và phần còn lại của Hàn Quốc. Riêng trong năm 2002 CHDCND Triều Tiên đã nhận đƣợc gần 140 triệu USD trợ giúp từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc và EU, và phần còn lại là của các nƣớc khác và các tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc.14

Trong bối cảnh đó, Triều Tiên sử dụng chiêu bài “vũ khí hạt nhân” để nhận đƣợc nhiều hơn các viện trợ mà các quốc gia đã cung cấp nhằm ổn định nền kinh tế đói nghèo. Từ 2002 tới 2007, sau 6 vịng đàm phán 6 bên, hơn một lần các quốc gia trong vòng đàm phán đã sử dụng kinh tế để yêu cầu Triều Tiên tiến hành đóng cửa

14 Phạm Quý Long, “Cải cách kinh tế và bài toán lƣơng thực của CHDCND Triều Tiên”,

http://www.inas.gov.vn/327-cai-cach-kinh-te-va-bai-toan-luong-thuc-cua-cong-hoa-dan-chu-nhan-dan-trieu- tien.html

các lò phản ứng nặng, các cơ sở làm giàu uranium và Triều Tiên nhận đƣợc khá nhiều những hỗ trợ trong giai đoạn này, tuy nhiên sau đó, Triều Tiên lại tiếp tục tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân, các quốc gia lại tiếp tục dùng chiêu bài kinh tế để bức ép Triều Tiên từ bỏ. Hơn thế nữa, q trình này lại có sự tham gia mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc giữ một vai trò đặc biệt khi là quốc gia láng giềng với Triều Tiên, có quan hệ ngoại giao khá tốt đẹp với Triều Tiên nên gần nhƣ Trung Quốc tiến hành hoạt động ngoại giao con thoi giữa hai bên: Triều Tiên và phƣơng Tây. Vị thế đặc biệt này khiến cho Trung Quốc có thể sử dụng vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên để mang lại lợi ích quốc gia cho riêng mình. Vì vậy, Trung Quốc cũng tiếp tục viện trợ kinh tế cho Triều Tiên để Triều Tiên có đủ khả năng duy trì các cơ sở hạt nhân, khiến cho Triều Tiên vừa giữ vững con đƣờng phát triển của mình và Trung Quốc cũng thu đƣợc lợi ích nhất định.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và sự qua đời của chủ tịch Kim Jong Il, Chủ tịch Kim Jong Un nối tiếp con đƣờng chính trị đã tiến hành một số cải cách kinh tế nhất định để phát triển Triều Tiên. Năm 2008, bất chấp suy thối kinh tế tồn cầu, kinh tế Triều Tiên vẫn đi lên, lúc này, kinh tế Triều Tiên đã trở lại với mức tăng trƣởng dƣơng. Giới quan sát bất ngờ và khó tin vì Triều Tiên vốn cịn nhiều khó khăn yếu kém do các chƣơng trình hạt nhân của nƣớc này.15 Cụ thể là vào năm 2008, kinh tế Triều Tiên tăng trƣởng 3,7% sau hai năm suy giảm liên tiếp. Một số liệu thống kê do Ngân hàng Trung ƣơng Triều Tiên công bố, trong năm 2008, kinh tế nƣớc này tăng trƣởng với tốc độ 3,7%. Tuy nhiên, sau đó kinh tế Triều Tiên lại gặp khó khăn, GDP giảm 0,9% năm 2009 và 0,5% năm 2010. Tính chung từ năm 2009 đến năm 2011, GDP bình quân đầu ngƣời chỉ đạt 506 USD mỗi năm và 25% dân số ln thiếu đói.16

Năm 2012, Ngân hàng trung ƣơng Hàn Quốc (BOK) báo cáo kinh tế của Triều Tiên tăng trƣởng đạt 1,3% trong năm 2012, năm trọn vẹn đầu tiên dƣới thời Kim Jong-un và là năm có tốc độ tăng trƣởng cao nhất kể từ 2009, sau mức tăng

15 http://vneconomy.vn/20090701044139782P0C99/quanh-muc-tang-truong-bat-ngo-cua-kinh-te-trieu- tien.htm

trƣởng 0,8% trong năm trƣớc đó, đây là năm thứ hai liên tiếp kinh tế Triều Tiên khởi sắc và cũng là mức tăng trƣởng mạnh nhất trong 4 năm gần đây.17 Gần nhƣ tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đều đƣợc cải thiện, ngành sản xuất của Triều Tiên tăng 1,6%, cịn nơng nghiệp và ngƣ nghiệp (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản) tăng 3,9% so với 2011 nhờ vào việc sử dụng phân bón để mở rộng và nâng cao sản lƣợng. Đây là một sự chuyển hƣớng mạnh sau khi sụt giảm tới 3% trong năm 2011. Có dự báo cho rằng, tăng trƣởng kinh tế hằng năm của Triều Tiên có thể đạt mức cao hơn nhiều nếu nƣớc này hội nhập vào kinh tế toàn cầu.

Năm 2012, kim ngạch ngoại thƣơng của Triều Tiên lên tới 6,81 tỉ USD, tăng 7,1% so với năm 2011, trong đó xuất khẩu tăng 3,3% và nhập khẩu tăng 10,2%.18 Dù Liên Hợp Quốc gia tăng các biện pháp cấm vận Bình Nhƣỡng, hoạt động thƣơng mại của nƣớc này với Trung Quốc vẫn tăng mạnh, thƣơng mại hai chiều đạt 6,3 tỷ USD, tăng gấp bốn lần so với thống kê vào năm 1998 (1,4 tỷ USD). Một con số khác cho biết, đối tác thƣơng mại lớn nhất của Bình Nhƣỡng là Trung Quốc đã chiếm 5,6 tỷ USD.19 Đặc biệt là kim ngạch thƣơng mại song phƣơng Trung Triều đã đạt đến mức kỷ lục mọi thời đại là 1,37 tỷ USD ngay trong quý đầu tiên của năm 2012.20

Năm 2013, Hàn Quốc đã cơng bố kết quả cho thấy thu nhập bình qn đầu ngƣời/tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Triều Tiên trong năm 2013 là 854 USD, chỉ bằng 3,6% so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời 23.838 USD của Hàn Quốc. Sản lƣợng xi măng và phân bón hóa học của Triều Tiên lần lƣợt là 6,446 triệu tấn và 476.000 tấn, tƣơng đƣơng với mức 5,822 triệu tấn và 590.000 tấn của Hàn Quốc vào năm 1970. Sản lƣợng thép và ôtô ở Triều Tiên hiện nay tƣơng ứng chỉ bằng 1,8% và 0,1% của Hàn Quốc.21

Sở dĩ Triều Tiên có đƣợc những bƣớc phát triển kinh tế nhƣ vậy là do có những hỗ trợ kinh tế nhất định từ các quốc gia bên ngoài. Trung Quốc hỗ trợ kinh tế 17 http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-trieu-tien-tang-truong-nhanh-nhat-4-nam-qua-754218.htm 18 http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-trieu-tien-tang-truong-nhanh-nhat-4-nam-qua-754218.htm 19 http://news.zing.vn/Han-Quoc-Kinh-te-Trieu-Tien-dang-khoi-sac-post298146.html 20 http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bat-ngo-lon-tu-kinh-te-trieu-tien-709196.htm 21 http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=456

để Triều Tiên có thể phát triển đất nƣớc và đủ khả năng duy trì chƣơng trình hạt nhân, từ đó sử dụng chiêu bài hạt nhân để đàm phán, thƣơng lƣợng các vấn đề khác có lợi cho Trung Quốc; Hàn Quốc viện trợ cho Triều Tiên vừa trên tinh thần nhân đạo giữa hai miền khi họ có chung một nguồn gốc và những ngƣời dân Nam Hàn chƣa đƣợc đoàn tụ với thân nhân Bắc Hàn ln mong muốn họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các quốc gia phƣơng Tây, đặc biệt là Mỹ viện trợ cho Triều Tiên để sử dụng con đƣờng kinh tế nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân tồn đọng lâu nay. Các tổ chức quốc tế viện trợ kinh tế cho Triều Tiên vừa cho mục đích nhân đạo, vừa để truyền bá những tƣ tƣởng phƣơng Tây vào xã hội Triều Tiên, nhằm làm thay đổi chế độ chính trị chuyên chế tồn tại lâu nay. Nhƣ vậy dù là với mục đích nào đi chăng nữa, với việc phát triển vũ khí hạt nhân, Triều Tiên thu lại đƣợc khá nhiều lợi ích kinh tế. Ngay lập tức Triều Tiên khơng thể phủ định tồn bộ con đƣờng phát triển của mình để cải cách hồn tồn theo hƣớng dân chủ phát triển đất nƣớc. Triều Tiên sẽ vẫn đói nghèo nếu khơng có những sự hỗ trợ từ các quốc gia khác và cách tốt nhất để tự cƣờng an ninh nhƣng vẫn phát triển đƣợc kinh tế có lẽ chính là từ các lị phản ứng hạt nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)