Sự thay đổi Hệ thống quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.4 Cấp độ toàn cầu

2.4.1 Sự thay đổi Hệ thống quốc tế

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cục diện thế giới hai cực bị phá bỏ, trật tự thế giới mới hình thành với nhiều biến động, đòi hỏi các quốc gia, trong đó có CHDCND Triều Tiên phải thay đổi chính sách để phát triển phù hợp với tình hình chung thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên bang Xô viết tan rã khiến các quốc gia theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa chịu khủng hoảng sâu sắc về ý thức hệ và đƣờng lối phát triển. Trong hồn cảnh đó, họ phải “tự cứu” bằng các biện pháp khác nhau, có quốc gia chọn cải cách cải tổ, còn Triều Tiên chọn con đƣờng phát triển hạt nhân để đảm bảo an ninh quốc gia.

Trong giai đoạn từ 1991 tới 2008, Mỹ là siêu cƣờng duy nhất trên thế giới nắm giữ quyền lực lớn về kinh tế, chính trị, có khả năng chi phối đến hịa bình chung của thế giới. Việc Mỹ - một quốc gia “khơng có điểm chung” với Triều Tiên là siêu cƣờng duy nhất khiến cho Triều Tiên càng cảm thấy an ninh bất ổn, cần phải củng cố và phát triển khả năng quân sự của mình để đảm bảo an tồn. Cảm giác nguy cơ càng đƣợc bộc lộ rõ khi Hoa Kỳ liệt Triều Tiên vào “trục ma quỷ” và Hoa Kỳ tiến hành tấn công quân sự trong chiến tranh Iraq, đƣa quân Afghanistan,… Khi cảm giác nguy cơ càng cao, Triều Tiên dù chịu sức ép từ các quốc gia trong bàn đàm phán 6 bên vẫn kiên trì giữ các lị phản ứng hạt nhân của mình và ngầm tiến hành các vụ thử hạt nhân để giữ vững tình trạng an ninh của mình.

Song song với sự phát triển vị thế số 1 của Mỹ là sự nổi lên của Trung Quốc và các nƣớc khác trên thế giới, hình thành thế giới đa cực. Các quốc gia trong thế giới đa cực tăng cƣờng các hợp tác nhiều hơn để cùng nhau phát triển và giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trong những năm cuối thế kỷ 20 và thập niên đầu thế kỷ 21, ngƣời ta chứng kiến sự bùng nổ của các hợp tác trên mọi phƣơng diện: kinh tế, văn hóa, quốc phịng – an ninh,… Quy mơ và hình thức hợp tác ngày một đa dạng trên cả bề rộng và bề sâu, gắn kết các quốc gia với nhau thành những khối, nhóm có sức mạnh và quyền lực trên thế giới. Trong vịng xốy hợp tác đó, Triều Tiên nhƣ đứng ngoài tất cả. Điều này khiến cho Triều Tiên có cảm giác nguy cơ về việc bị cô lập trong trật tự thế giới mới và bị đe dọa nghiêm trọng. Khi các quốc gia khác liên kết

với nhau chặt chẽ hơn, các quốc gia đứng ngồi cảm thấy có nguy cơ bị đe dọa về an ninh do họ không thể can thiệp và kiểm sốt các cơ chế hợp tác đó. Các quốc gia đứng ngồi phải có hành động thích hợp để đề phịng các quốc gia trong vòng hợp tác sử dụng liên kết đó để chống lại họ. Nguy cơ an ninh tiếp tục là nguyên nhân đẩy Triều Tiên đến quyết định phát triển chƣơng trình hạt nhân nhằm tạo nên một vị thế riêng trên thế giới, chống lại nguy cơ mất an ninh từ các hợp tác giữa các quốc gia láng giềng mà Triều Tiên lại đang đứng ngoài.

Một yếu tố nữa khiến cho CHDCND Triều Tiên phát triển chƣơng trình hạt nhân là tính cạnh tranh trong hệ thống quốc tế đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Cũng nhƣ một cơ thể sống hoàn chỉnh, trong hệ thống ngày một lớn mạnh sẽ có các thành viên phát triển mạnh mẽ hơn các thành viên khác, làm thui chột vai trò của những thành viên yếu hơn và dần thay thế các thành viên yếu hơn. Trong hệ thống quốc tế hiện nay, Triều Tiên đang là một thành viên thiếu sự gắn kết với các thành viên khác, phát triển chậm hơn và đứng ngoài guồng quay chung. Triều Tiên chịu sự cạnh tranh và cô lập của các nƣớc đang phát triển mạnh mẽ khơng ngừng khiến cho chính Triều Tiên cũng cảm nhận đƣợc nguy cơ an ninh. Để “tự cứu”, Triều Tiên khơng có cách nào khác là phát triển chƣơng trình hạt nhân để tự cƣờng an ninh và trở thành đối trọng với các quốc gia khác trong hệ thống. Mặc dù Triều Tiên có thể lựa chọn những cách “tự cứu” khác nhƣ cải cách để tham gia các hợp tác với các quốc gia khác song phƣơng thức này còn phụ thuộc vào các quốc gia khác chứ không do Triều Tiên tự quyết và xét về hiệu quả của tính “tự cứu” thì khơng bằng đƣợc phƣơng thức trực tiếp nâng cao sức mạnh quân sự và hạt nhân.

2.4.2. Môi trường quốc tế đầy bất ổn

Một lý do nữa để CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân chính là do mơi trƣờng quốc tế đầy bất ổn đang diễn ra. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 là sự sụp đổ của khối các quốc gia XHCN, những xung đột cũng bắt đầu nảy sinh. Tới cuối thập niên 90 là cuộc khủng hoảng Kosovo và sự thành lập của nhiều quốc gia mới trên thế giới. Điều này khiến cho niềm tin vào sức mạnh quân sự tuyệt đối càng tăng cao khi quốc gia này vốn đã phải đối mặt với những cấm vận và lãnh

đạm trong quan hệ ngoại giao. Giai đoạn đầu thế kỷ 21, khi CHDCND Triều Tiên phát triển mạnh vũ khí hạt nhân cũng là lúc những Chiến tranh Iraq diễn ra, Mỹ đƣa quân vào Afghanistan,… điều này càng làm vững niềm tin cho CHDCND Triều Tiên về một kho vũ khí hạt nhân đủ sức đối trọng, gây e ngại với thế giới, trong đó có Hoa Kỳ cũng nhƣ bất cứ quốc gia nào có ý định tấn cơng và xâm lƣợc Triều Tiên.

Trong phạm vi khu vực Đông Bắc Á, các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia cũng diễn ra hết sức phức tạp. Tuy không nằm trong khu vực Đông Bắc Á nhƣng quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia ở đây lại có vai trị chi phối đến sự ổn định của khu vực. Mỹ - Trung là mối quan hệ phức tạp, dựa trên lợi ích quốc gia cao nhất mà hai nƣớc tiến hành các hoạt động đàm phán và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ Mỹ - Trung diễn ra khơng chỉ tính trên lợi ích mà Mỹ hay Trung Quốc đạt đƣợc mà cịn trên các vấn đề chính trị “nóng” diễn ra trong khu vực nhƣ vấn đề Đài Loan; vấn đề độc lập và tự trị ở các khu tự trị của các nhóm dân tộc thiểu số Trung Quốc ở Tây Tạng; vấn đề biển Đông; vấn đề chủ quyền biển đảo với các quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc tại khu vực biển Hoa Đông. Bất kỳ hợp tác nào diễn ra giữa hai quốc gia đều đƣợc nhìn nhận đa dạng trên các lợi ích chính trị mà hai quốc gia đạt đƣợc trong khu vực. Mỹ sẽ “nhân nhƣợng” với Trung Quốc trong giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên trong ngƣỡng nhất định để cùng giải quyết các vấn đề khác mang lại lợi ích thiết thực cho Mỹ.

Quan hệ giữa Trung Quốc với Hàn Quốc và Nhật Bản cũng không phải lúc nào cũng tốt đẹp do những căng thẳng về vấn đề biên giới và chủ quyền biển đảo cũng nhƣ những mâu thuẫn dân tộc trong lịch sử. Với Nhật Bản, những ngƣời lính đã chết trong chiến tranh thế giới là những anh hùng đƣợc thờ cúng trong đền Yasukuni nhƣng với nhân dân Trung Quốc thì đó lại là những ngƣời mang lại đau thƣơng cho cả một giai đoạn lịch sử dân tộc. Bởi thế nên mỗi sự kiện một quan chức của Nhật Bản tới viếng đền Yasukuni thì Trung Quốc lại lên tiếng phản đối khiến quan hệ hai nƣớc trở nên căng thẳng. Quan hệ Nhật Trung cũng chịu căng thẳng từ tranh chấp chủ quyền quần đảo Takeshima (Trung Quốc gọi là Điếu Ngƣ) trong nhiều năm qua. Trung Quốc và Đài Loan đều coi Điếu Ngƣ là quần đảo thuộc chủ

quyền của mình trong khi Nhật Bản cho rằng điều đó là khơng đúng và quần đảo phải thuộc về ngƣời Nhật. Những mâu thuẫn dân tộc từ lịch sử và tranh chấp chủ quyền biển đảo không hồi kết khiến cho quan hệ Trung – Nhật dù vẫn có hợp tác nhƣng thiếu đi sự chặt chẽ và thân thiết. So với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có ít hơn những mối bất đồng, hai quốc gia cũng có những hợp tác phát triển trên nhiều phƣơng diện song quan hệ giữa hai quốc gia cũng khơng hồn tồn thân thiết. Nguyên nhân sâu xa tác động lên mối quan hệ Trung – Nhật – Hàn là do cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản đều có sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ. Bản thân Trung Quốc là một cƣờng quốc có tham vọng bá chủ thế giới nên việc xung quanh Trung Quốc tồn tại những đồng minh thân cận của “đối thủ” khiến cho quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực càng trở nên phức tạp hơn. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn có những hợp tác trên nhiều lĩnh vực để phát triển đất nƣớc trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày nay nhƣng bản thân các quốc gia này cũng luôn tự cƣờng an ninh để đam bảo độc lập, chủ quyền và tiếng nói của mình trong khu vực. Nhật Bản và Hàn Quốc thƣờng xuyên có những cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ là vấn đề khiến Trung Quốc phải e ngại. Ngoài ra, trong khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ cịn có đồng minh thân cận nhƣ Philippines khiến cho Trung Quốc phải dè chừng và bất an. Trong bối cảnh khu vực tiềm tàng những mối quan hệ bất ổn và phức tạp nhƣ vậy, bản thân CHDCND Triều Tiên lại khó có thể thay đổi chiến lƣợc ngoại giao theo hƣớng thân Hoa Kỳ cịn hồn tồn dựa vào Trung Quốc lại có nguy cơ mất đi quyền tự chủ khiến cho Triều Tiên phải lựa chọn con đƣờng tự cƣờng an ninh theo hƣớng trực tiếp nhất là phát triển chƣơng trình hạt nhân. Bằng cách phát triển chƣơng trình hạt nhân, Triều Tiên có thể tạo áp lực lên Trung Quốc để giữ vững tiếng nói tự chủ của mình đồng thời khơng e ngại sự đe dọa và cấm vận của phƣơng Tây và các đồng minh của họ. Sau khi chủ tịch Kim Jong Il tạ thế và chủ tịch Kim Jong Un lên nắm quyền, những tƣởng ngƣời ta bắt đầu hi vọng về một bán đảo Triều Tiên hòa dịu hơn do tƣ tƣởng mới của lãnh đạo mới có thời gian theo học ở phƣơng Tây. Song một bối cảnh thế giới đầy bất ổn với những cuộc khủng hoảng

chính trị diễn ra ngày một liên tục và dày đặc ở khắp nơi trên thế giới thật khó có thể làm cho CHDCND Triều Tiên an tâm khi từ bỏ con đƣờng phát triển hạt nhân của mình. Mặc dù CHDCND Triều Tiên cũng có những động thái hịa dịu căng thẳng trong quan hệ với nhiều quốc gia để đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế, phát triển đất nƣớc song kho vũ khí hạt nhân vẫn cịn đó, những lị phản ứng hạt nhân bí mật vẫn chƣa đƣợc cơng khai vẫn cịn là thứ vũ khí bí mật mà Triều Tiên dùng để đảm bảo an ninh quốc gia cho mình.

2.5 Tiểu kết

Dƣới cấp độ cá nhân, việc CHDCND Triều Tiên phát triển chƣơng trình hạt nhân đảm bảo quyền lực và sức mạnh của ngƣời lãnh đạo, Kim Jong Il và Kim Jong Un đều nhận đƣợc sự tin tƣởng và ủng hộ tuyệt đối của ngƣời dân trong mọi chính sách phát triển đất nƣớc. Chế độ “gia đình trị” của CHDCND Triều Tiên cùng với niềm tin tuyệt đối của nhân dân khiến cho quyền lực của các vị lãnh đạo đƣợc tập trung tuyệt đối, các quyết sách đƣợc đảm bảo.

Ở cấp độ phân tích quốc gia, CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân thu đƣợc lợi ích an ninh lớn nhất, ngồi ra cịn lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế. Về lợi ích an ninh, an ninh quốc gia đƣợc đảm bảo vì vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt lớn với phạm vi rộng. Bất kì một quốc gia nào có ý định xâm phạm an ninh và hịa bình của CHDCND Triều Tiên đều sẽ phải đối mặt với nguy cơ chịu sự phản ứng bằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Phát triển chƣơng trình hạt nhân, CHDCND Triều Tiên và Đảng Lao động Triều Tiên đƣợc đảm bảo tính duy trì và ổn định, kéo theo đó là lợi ích chính trị của chế độ và các nhà lãnh đạo Triều Tiên đƣợc giữ vững. Về mặt kinh tế, lợi ích thu đƣợc sau khi phát triển hạt nhân tuy khơng lớn nhƣng ít nhất các quốc gia có thể chế ngự việc Triều Tiên khôi phục hạt nhân hay từ bỏ thông qua “chiếc bánh” kinh tế. Tuy nhiên, tính lợi ích kinh tế khơng lớn.

Ở cấp độ liên quốc gia, các quốc gia trong bàn đàm phán 6 bên bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản đều thu đƣợc lợi ích từ việc CHDCND Triều Tiên phát triển hạt nhân. Ngoài CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc là nƣớc

thu đƣợc lợi ích lớn nhất. Trung Quốc một mặt thu đƣợc lợi ích kinh tế khi có quan hệ mật thiết với CHDCND Triều Tiên, viện trợ kinh tế cho Triều Tiên và thu lại mối “quan hệ kinh tế giá rẻ” với việc xuất nhập khẩu những mặt hàng có lợi cho Trung Quốc. Song lợi ích cao hơn mà Trung Quốc thu đƣợc từ việc CHDCND Triều Tiên phát triển hạt nhân là dùng vấn đề hạt nhân để đàm phán với các quốc gia khác thu đƣợc lợi ích lớn hơn, đặc biệt là với Mỹ. Mỗi sự kiện CHDCND Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân sau đó đều gắn với những thời khắc quan trọng nhƣ các hoạt động ngoại giao quân sự Đài Loan, việc Mỹ đồn trú quân hay tập trận chung với các quốc gia đồng minh trong khu vực Đông Á. Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên lại chỉ đƣợc hịa dịu sau khi đã có những động thái “xoa dịu” của Mỹ với các vấn đề Đông Á. Tuy nhiên, Mỹ và các quốc gia đồng minh của Mỹ nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản cũng không phải khơng thu đƣợc lợi ích từ vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Với tình hình an ninh căng thẳng, các quốc gia này có lí do để tăng cƣờng sức mạnh quân sự. Mỹ duy trì các căn cứ quân sự tại khu vực; Nhật Bản từng bƣớc xây dựng lại quân sự, tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng, và Hàn Quốc cũng nhƣ vậy. Mối quan hệ thắt chặt giữa các quốc gia đồng minh đƣợc củng cố hơn sau mỗi lần CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân. Trong vòng đàm phán 6 bên, do những điều kiện lịch sử để lại và thực tế khả năng của Nga trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, ban đầu Nga là quốc gia thu lại ít lợi ích nhất, tuy nhiên, dần dần bằng việc khôi phục sức mạnh chính trị quân sự của mình, Nga cũng thể hiện ra vai trò và ảnh hƣởng của mình khi đan xen vào mối quan hệ Trung – Triều sau giai đoạn thay đổi ngƣời lãnh đạo 2011, 2012 và bắt đầu có những động thái sử dụng chiêu bài hạt nhân để kìm giữ Mỹ. Từ góc độ chủ nghĩa hiện thực, ở cấp độ liên quốc gia, CHDCND Triều Tiên phát triển chƣơng trình hạt nhân khơng chỉ mang lại lợi ích cho chính quốc gia này mà còn là động lực thúc đẩy các quốc gia khác phát triển sức mạnh, nâng cao quyền lực. Chính vì vậy, việc giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên càng trở nên khó khăn hơn bởi những lợi ích này có thể biến mất khi bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa.

Ở cấp độ hệ thống, sự thay đổi của hệ thống quốc tế từ giai đoạn hai cực Mỹ - Xô sang đơn cực và đa cực đã khiến cho quốc gia phải hình thành tính “tự cứu” để tự bảo vệ mình. Có những quốc gia chọn phƣơng án tự cứu là liên kết đồng minh với Mỹ để đảm bảo hịa bình, ổn định và phát triển cho quốc gia mình. Để làm đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)