Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 27 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3 Khái quát vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên

1.3.1 Quá trình phát triển

CHDCND Triều Tiên khởi đầu quá trình nghiên cứu hạt nhân của mình ngay sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Tháng 12/1985, CHDCND Triều Tiên tham gia Hiệp ƣớc khơng phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Nửa đầu thập kỉ 80 (1980-1986), Mỹ phát hiện CHDCND Triều Tiên đã có lị phản ứng hạt nhân có thể sản xuất plutonium dùng cho việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Năm 1991, CHDCND Triều Tiên đã thử thành công tên lửa tầm trung. Mỹ hết sức lo ngại và đề nghị Cơ quan Năng lƣợng nguyên tử quốc tế IAEA tiến hành việc thanh sát vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. CHDCND Triều Tiên phản ứng lại bằng cách đòi Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc, xóa bỏ sự đe dọa đối với CHDCND Triều Tiên mới cho thanh sát vũ khí hạt nhân. Sự đối đầu về vấn đề hạt nhân giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ khởi sự từ đó.

Ngày 30/11/1992, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc cùng IAEA kí “Hiệp định Bảo đảm an ninh tồn diện” và ngày 19/2/1993, CHDCND Triều Tiên và Hàn

7 Chủ nghĩa Hiện thực cho rằng luật pháp quốc tế và các thể chế quốc tế thiếu hiệu lực vì khơng có sức mạnh cƣỡng chế. Muốn thực thi đƣợc luật pháp thì cần có quyền lực. Các thể chế quốc tế muốn hoạt động hiệu quả cũng cần phải có quyền lực, tlđd.

Quốc kí Tun bố chung phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đoàn thanh sát hạt nhân quốc tế của IAEA sau 6 lần thanh sát khơng phát hiện điều gì trong khi Mỹ khẳng định CHDCND Triều Tiên sở hữu kĩ thuật chế tạo vũ khí hạt nhân. CHDCND Triều Tiên lại tiếp tục phóng vệ tinh, thử tên lửa và tuyên bố thử vũ khí hạt nhân. Quan hệ giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên rất căng thẳng.

Đầu thế kỷ 21, vấn đề này một lần nữa thực sự trở thành mối lo ngại của các nƣớc trên thế giới khi Mỹ tuyên bố CHDCND Triều Tiên sở hữu hạt nhân vào tháng 10/2002 và đang tiếp tục sản xuất hạt nhân nên Mỹ dừng hiệp định năm 1993 – 1994 đã ký với nƣớc này. Cịn CHDCND Triều Tiên cũng rút khỏi Hiệp ƣớc khơng phổ biến vũ khí (NPT), tuyên bố vận hành trở lại các cơ sở hạt nhân, tiếp tục xây dựng nhà máy điện nguyên tử, trục xuất thanh sát viên của LHQ và tuyên bố trả đũa Mỹ và các nƣớc đồng minh của Mỹ.

06/01/2003, khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp ƣớc không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ G.Bush, chủ tịch nƣớc CHDCND Trung Hoa Giang Trạch Dân đã nêu rõ Trung Quốc không tán thành việc CHDCND Triều Tiên rút khỏi NPT và Trung Quốc luôn chủ trƣơng một bán đảo Triều Tiên khơng có vũ khí hạt nhân8. Đứng trƣớc cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đã đề xuất việc thiết lập cơ chế đàm phán 6 bên bao gồm: Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản và CHDCND Triều Tiên để giải quyết vấn đề hạt nhân. Mục tiêu của các vòng đàm phán này là tiến hành phi hạt nhân hố trên bán đảo Triều Tiên; chuyển cơ chế đình chiến bán đảo Triều Tiên sang cơ chế hồ bình lâu dài; ngăn chặn những tàn dƣ của chiến tranh lạnh và đƣa ra một cơ chế hợp tác cho khu vực Đông Á trên nhiều phƣơng diện: kinh tế, chính trị, an ninh.

Từ tháng 08/2003, các vòng đàm phán 6 bên về vấn đề vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu đƣợc tiến hành. Trong các vòng đàm phán thứ nhất (08/2003), thứ 2 (02/2004) và thứ 3 (06/2004), những kết quả đạt đƣợc là không

8 “10 năm quan hệ Trung - Hàn”, Tạp chí Quan hệ quốc tế hiện đại số tháng 03/2003. TTXVN, tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 08/06/2003.

mấy khả quan, tiến trình đàm phán diễn ra chậm chạp do những bất đồng trong quan điểm và thái độ nghi kỵ lẫn nhau từ cả hai phía CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ. Thậm chí, vịng đàm phán thứ 4 đã gần nhƣ khơng thể có nếu khơng có sự can thiệp từ phía Trung Quốc.

Trong vòng đàm phán thứ 4 (2005), Trung Quốc đã bổ nhiệm Nguyên đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, Hàn Quốc Vũ Đại Vĩ là trƣởng đoàn đàm phán thay thế cho Thứ trƣởng ngoại giao Vƣơng Nghị trƣớc đây với hi vọng rằng với sự thay thế một cựu đại sứ từng làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc (hai quốc gia trong đàm phán 6 bên) sẽ có sự thơng hiểu với nhau trong sự trao đổi lợi ích và dẫn tới những biến chuyển cho vấn đề hạt nhân. Cũng trong thời gian này, đối với Mỹ, Trung Quốc cũng tiến hành các hoạt động “ngoại giao con thoi” tới CHDCND Triều Tiên và Mỹ để tìm kiếm những giải pháp thích hợp. Cần chú ý rằng trong thời điểm đó, tình hình hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên có sự căng thằng do tuyên bố của Bộ ngoại giao CHDCND Triều Tiên: “CHDCND Triều Tiên hiện đã trở thành một nƣớc vũ khí hạt nhân đầy đủ. Các cuộc đàm phán 6 bên nên chuyển thành các cuộc đàm phán về giải pháp vũ khí hạt nhân mà tại đó các nƣớc tham dự sẽ thƣơng lƣợng về vấn đề này trên cơ sở bình đẳng”. Tun bố đó thực sự đã gây ra chấn động với thế giới và khiến cho đàm phán 6 bên có nguy cơ tan rã. Trƣớc tình hình đó, song song với những hoạt động ngoại giao, Trung Quốc cũng gây sức ép lên phía CHDCND Triều Tiên nhƣ việc huỷ bỏ chuyến thăm chính thức CHDCND Triều Tiên của Chủ tịch nƣớc CHDCND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào vào 05/2005. Tuy nhiên, tháng 07/2005, Uỷ viên quốc vụ viện Trung Quốc Đƣờng Gia Triền đã có chuyến thăm Bình Nhƣỡng nhằm thúc đẩy việc nối lại các vịng đàm phán. Những cố gắng đó của Trung Quốc đã dẫn tới kết quả là 26/07/2005, vòng đàm phán thứ 4 đƣợc nối lại tại Bắc Kinh. Kết quả của vòng đàm phán này là Tuyên bố chung 6 điểm đƣợc đƣa ra với nội dung cơ bản nhƣ: CHDCND Triều Tiên cam kết từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân và các kế hoạch hạt nhân hiện thời; Mỹ khẳng định tôn trọng chủ quyền của CHDCND Triều Tiên; khơng có ý định tấn công CHDCND Triều Tiên

và sẽ thảo luận vấn đề xây dựng các lò phản ứng nƣớc nhẹ cho CHDCND Triều Tiên vào thời điểm thích hợp.

Trên cơ sở những thoả thuận đã đạt đƣợc trong vòng đàm phán thứ 4, các vòng đàm phán thứ 5 và thứ 6 cũng có nhiều tiến triển. Các vịng đàm phán tiếp theo đó đạt đƣợc những thoả thuận đáng kể, trong đó đặc biệt phải kể đến Thoả thuận 13/02 tại vòng đàm phán thứ 5 và đặc biệt, trong vòng đàm phán thứ 6, các bên đã đạt đƣợc thoả thuận về thời hạn chót cho việc CHDCND Triều Tiên đồng ý tiến hành khai báo và vơ hiệu hố các cơ sở hạt nhân trƣớc cuối năm 2007. Phạm vi vơ hiệu hố đƣợc tiến hành ở 3 cơ sở hạt nhân chính là Lị ngun tử 5MW, cơ sở tái xử lý, nhà máy sản xuất thanh nhiên liệu hạt nhân. Mức độ vô hiệu hoá là dỡ bỏ một số thiết bị và áp dụng biện pháp quản lý đặc biệt nhằm đảm bảo nếu muốn khôi phục những cơ sở này thì phải mất một năm. Chủ thể tiến hành vơ hiệu hố là 5 nƣớc còn lại trong đàm phán 6 bên bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đổi lại, CHDCND Triều Tiên sẽ nhận đƣợc viện trợ năng lƣợng, Hoa Kỳ sẽ cố gắng đƣa CHDCND Triều Tiên ra khỏi danh sách những nƣớc tài trợ khủng bố và ngừng áp dụng Luật thƣơng mại với những nƣớc kẻ thù. Tuy nhiên đến ngày 31/12/2007, tức hạn chót của thoả thuận thì CHDCND Triều Tiên lại trì hỗn việc thực hiện nhƣ cam kết, bao gồm việc vơ hiệu hố các nhà máy hạt nhân và cơng bố tồn bộ thơng tin về chƣơng trình hạt nhân và tuyên bố sẽ làm chậm tiến độ giải giáp vũ khí hạt nhân do sự chậm trễ của các nƣớc trong việc cung cấp năng lƣợng cho nƣớc này. Trong thời điểm nhạy cảm đó, nhiều nƣớc đã chỉ trích mạnh mẽ CHDCND Triều Tiên đã khơng đáp ứng hạn chót 31/12 thì phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc lại đƣa ra một phát ngôn vô thƣởng vô phạt rằng: việc CHDCND Triều Tiên “lỗi hẹn là chuyện bình thƣờng”9.

Tháng 2/2008, đàm phán 6 bên (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên) đã đạt đƣợc thỏa thuận phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, trên nguyên tắc “hành động đổi lấy hành động”: CHDCND Triều Tiên

9 “Triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”, Th.S Nguyễn Ngọc Hùng – Học viện Quan hệ quốc tế.

tiến hành giải trừ hạt nhân của mình; các nƣớc liên quan thực hiện viện trợ kinh tế và đảm bảo an ninh cho CHDCND Triều Tiên. Theo thỏa thuận, CHDCND Triều Tiên đã dỡ bỏ tháp làm lạnh trong tổ hợp hạt nhân Yongbyon (tổ hợp hạt nhân lớn nhất của nƣớc này); tiếp đến, Bình Nhƣỡng đã cơng khai các tài liệu liên quan đến chƣơng trình hạt nhân của mình. Đổi lại, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc đã cung cấp viện trợ kinh tế cho CHDCND Triều Tiên theo cam kết. Ngày 12/10/2008, Mỹ đã đƣa CHDCND Triều Tiên ra khỏi danh sách “các nƣớc tài trợ khủng bố”. Đây đƣợc coi là bƣớc khởi đầu tiến tới việc bình thƣờng hóa quan hệ với Bình Nhƣỡng. Tuy nhiên, đàm phán 6 bên ngày 12/12/2008 đã không đạt đƣợc thỏa thuận về kế hoạch tiếp theo trong việc kiểm chứng CHDCND Triều Tiên giải trừ hạt nhân; do đó, tiến trình phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bị gián đoạn.

Ngày 6/ 4/2009, CHDCND Triều Tiên tiến hành phóng vệ tinh, mà nƣớc này tuyên bố là trong chƣơng trình nghiên cứu khơng gian vì mục đích hịa bình. Mỹ và một số nƣớc phƣơng Tây lại coi đây là vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa và đe dọa tiến hành các biện pháp trừng phạt nƣớc này, đẩy quan hệ Mỹ và CHDCND Triều Tiên vào tình thế căng thẳng. Ngày 25/5/2009, bất chấp sức ép từ phƣơng Tây, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành vụ nổ hạt nhân dƣới lòng đất lần thứ hai (lần thứ nhất vào năm 2006). Hành động này đã gây phản ứng gay gắt trong dƣ luận thế giới và làm cho thỏa thuận phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên rơi vào bế tắc.

Xung đột tiếp diễn đến 19/12/2011, lãnh đạo Kim Jong Il qua đời, con trai ông Kim Jong Un trở thành lãnh đạo tối cao CHDCND Triều Tiên. Tháng 2/2012, lãnh đạo mới của CHDCND Triều Tiên đã đồng ý dừng các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân và làm giàu uranium, cho phép thanh tra quốc tế giám sát các hoạt động này để đổi lại cam kết viện trợ lƣơng thực của Mỹ. Xung đột giữa CHDCND Triều Tiên với thế giới trong việc tìm ra tiếng nói chung để giải quyết vấn đề hạt nhân bƣớc sang giai đoạn hòa dịu. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un cũng nhanh chóng sử dụng con bài hạt nhân nhƣ một cách thể hiện vai trị lãnh đạo tối cao của mình với CHDCND Triều Tiên cũng nhƣ với thế giới bằng việc đẩy xung đột leo thang trở lại.

Ngày 23/1/2013, Hội đồng Bảo an LHQ đã lên án vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vào ngày 12/12/2012. Sau đó ngày 12/2/2013, Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần ba. Hội đồng Bảo an LHQ tiếp tục ra Nghị quyết 2094 gia tăng trừng phạt Triều Tiên. Triều Tiên liên tục đƣa ra tuyên bố đe dọa trả đũa. Vài giờ trƣớc khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết 2094, Triều Tiên đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu đối với Mỹ. Từ đây bắt đầu một giai đoạn leo thang căng thẳng liên tục trong quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc và thế giới. Ngày 8/3, Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ hiệp định đình chiến năm 1953 và cắt đƣờng dây nóng với Hàn Quốc. Ngày 11/3, Hàn Quốc và Mỹ tập trận thƣờng niên. Hôm sau, Chủ tịch Kim Jong-un chỉ thị lấy đảo Baengnyeong làm mục tiêu đầu tiên. Ngày 20/3, Bộ Quốc phịng Mỹ thơng báo đã điều động một pháo đài bay B-52 đến Hàn Quốc tập trận. Hôm sau, Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng tấn công căn cứ Mỹ ở Nhật và đảo Guam. Ngày 26/3, Quân đội Triều Tiên nhận chỉ thị sẵn sàng chiến đấu. Ngày 30/3, Triều Tiên tuyên bố đặt đất nƣớc trong tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc. Ngày 7/4, Trung Quốc cảnh báo giới hạn các hành động của các bên liên quan đến cuộc xung đột, đặc biệt là Triều Tiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói: “khơng ai có quyền đƣợc đẩy khu vực và thậm chí cả thế giới vào tình trạng hỗn loạn vì mục đích ích kỉ của bản thân”.

Tháng 2/2013, Triều Tiên thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba và tuyên bố quả bom nhỏ và nhẹ hơn hai lần trƣớc, nhƣng có sức cơng phá lớn hơn. Tháng 3/2013, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên.

Tháng 4/2013, Triều Tiên tuyên bố sẽ tái khởi động Nhà máy hạt nhân Yongbyon để cung cấp vật liệu cho chƣơng trình vũ khí và phát điện hạt nhân của nƣớc này.

Ngày 18/5/2013, Triều Tiên phóng 3 tên lửa dẫn đƣờng tầm trung vào khu vực biển phía đơng của bán đảo Triều Tiên. Hôm sau, Triều Tiên lại tiếp tục phóng một tên lửa tầm ngắn nữa vào khu vực này.

Cho đến nay, tình hình phát triển hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vẫn là khi nóng, khi lạnh. Sau một thời gian, Triều Tiên lại có tuyên bố về thử/phóng vũ khí hạt nhân và rồi thế giới lại tiến hành các nỗ lực ngoại giao để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này và Triều Tiên chấp nhận, sau đó tình hình lại tái diễn và vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vẫn đang ở tình trạng bế tắc, chƣa tìm đƣợc hƣớng giải quyết mới10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)