Kim Jong Un

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 44 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Cấp độ cá nhân

2.1.2. Kim Jong Un

Sau khi Kim Jong Il mất, CHDCND Triều Tiên đƣợc chủ tịch Kim Jong Un lãnh đạo, con đƣờng phát triển hạt nhân của Triều Tiên vẫn tiếp tục đƣợc duy trì với những vụ thử hạt nhân nhƣng quy mô cũng không tăng lên. Kim Jong Un là con trai thứ ba của Kim Jong Il, sau Kim Jong Nam và Kim Jong Chul. Cho đến nay, tin tức về Kim Jong Un rất hạn chế. Theo Fujimoto Kenji, ngƣời đầu bếp cũ của Kim Jong Il tiết lộ thì Kim Jong Un đƣợc nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên chiều chuộng thƣơng yêu hơn cả trong khi hai ngƣời anh do có tính nết "giống y hệt cha".

Theo nhiều thơng tin đáng tin cậy thì Kim Jong Un từng đi học ở Thụy Sĩ dƣới vỏ bọc là con trai của một đại sứ. Theo Joao Micaelo, con trai của một nhà ngoại giao Bồ Đào Nha, cùng là bạn của Kim Jong Un ở Trƣờng quốc tế Berne (Thụy Sĩ) thì ơng thích bóng đá và bóng rổ, có một chất giọng mạnh mẽ. Kim học tiếng Đức nhƣng tiếng Anh thì có phần khá hơn, khá giỏi tốn và cũng khơng phải là “mọt sách”. Kim không uống rƣợu và cũng không hứng thú với bạn gái, anh ít nói về quê nhà nhƣng tỏ ra nhớ nhà khi thƣờng nghe những bài hát của Triều Tiên, đặc biệt là Ái Quốc ca, quốc ca của Triều Tiên. Trong quá trình học tập, Kim Jong Un rất kín đáo về thân thế của mình với bạn bè. Theo đại sứ Việt Nam tại Triều Tiên, ông Lê Quảng Ba cho biết Kim Jong Un là ngƣời cƣ xử lịch thiệp, thoải mái và khơng hề có dấu hiệu của vua chúa nhƣ một số nguồn tin thêu dệt. Kim Jong Un đã đi từng bàn chúc rƣợu các đồn ngoại giao và cƣời nói vui vẻ, hay dịp Quốc khánh cũng rất thân thiện. Ngơi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman, sau chuyến thăm Triều Tiên năm 2014, đã mô tả Kim Jong Un là một ngƣời rất thân thiện và đã làm nhiều việc có ích cho nhân dân của mình.

Với những thơng tin về việc từng theo học ở phƣơng Tây, các nhà hịa bình thế giới từng tin rằng vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên có thể có những thay đổi theo chiều hƣớng tốt đẹp sau khi Kim Jong Un lên nắm quyền. Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền, Triều Tiên đã nhanh chóng tun bố sẽ khơng có bất kỳ sự

thay đổi nào: “Chúng tôi trang trọng và quả quyết tuyên bố rằng các chính trị gia ngu ngốc trên khắp thế giới, bao gồm cả những kẻ bù nhìn ở Hàn Quốc, đừng có mong bất cứ sự thay đổi gì từ phía chúng tơi.” Và họ cũng kêu gọi quân đội, đảng cầm quyền và ngƣời dân sẵn sàng làm “lá chắn sống” để bảo vệ “lãnh tụ tối cao” Kim Jong Il đến hơi thở cuối cùng.

Kim Jong Un thuận lợi lên nắm quyền tại CHDCND Triều Tiên ngay từ khi còn khá trẻ, tuy nhiên con đƣờng chính trị của ơng khơng phải hồn tồn thuận lợi. Kim Jong Un tiếp nhận chức vụ chủ tịch của cha mình cùng với thực tế của một đất nƣớc Triều Tiên nghèo đói, phụ thuộc nhiều vào viện trợ kinh tế từ phía Trung Quốc. Năm 2013, chính trị CHDCND Triều Tiên tiếp tục đối mặt với những thay đổi của giới chức cấp cao do những hoạt động phản bội Đảng và nhân dân của ông Jang Song Thaek từng là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ƣơng CHDCND Triều Tiên, chồng của bà Kim Kyong Hui (là cô ruột của Kim Jong Un). Sau động thái này, ngƣời ta thấy một chủ tịch Kim cứng rắn và quyết đốn dù cịn khá trẻ.

Kim Jong Un lớn lên trong mơi trƣờng chính trị với ngƣời ơng, ngƣời cha đều là những lãnh tụ quốc gia, những họ hàng thân thiết cũng nằm trong những lãnh đạo cấp cao của đất nƣớc. Trƣởng thành trong mơi trƣờng chính trị quyền lực tuyệt đối, chắc chắn Kim Jong Un cũng chịu những ảnh hƣởng trong suy nghĩ và hành động. Đây đƣợc coi là lí do thứ nhất giải thích việc Kim Jong Un tiếp nối con đƣờng và sự nghiệp của Kim Jong Il.

Kim Jong Un lên nắm quyền trong bối cảnh đất nƣớc lạc hậu, chịu sự cấm vận từ các nƣớc phƣơng Tây, quan hệ ngoại giao chịu tác động mạnh mẽ của Trung Quốc, trong khi tuổi đời cịn khá trẻ. Kim Jong Un cần có những hành động thực tế để chứng minh khả năng và đảm bảo chức vụ của mình. Vụ việc năm 2013 của Jang Song Thaek chứng tỏ rằng vị trí của Kim Jong Un khơng hồn tồn an tồn. Do đó, Kim Jong Un cần hành động nhanh chóng để giữ vững vị trí của mình. Với việc tiếp nối con đƣờng hạt nhân của cha mình, Kim Jong Un nhận đƣợc những sự ủng hộ nhất định từ phía nhân dân và các tƣớng lĩnh trung thành với gia tộc và con đƣờng lãnh đạo quyền lực. Thứ hai, bằng chiêu bài hạt nhân, Triều Tiên có thể dùng để

đàm phán với phƣơng Tây và Trung Quốc để thu lại những viện trợ kinh tế nhằm giúp đất nƣớc vƣợt qua giai đoạn khó khăn. Thực tế cho thấy, với việc Kim Jong Un chấp nhận một số điều kiện phƣơng Tây về việc đóng cửa cơ sở làm giàu uranium Yongbyon, Triều Tiên thu đƣợc những viện trợ lớn từ phía Mỹ để đƣa kinh tế phát triển. Cịn tƣơng lai Yongbyon có đƣợc khơi phục và tiếp tục hoạt động hay khơng chắc chắn cịn phụ thuộc và những động thái của các nƣớc phƣơng Tây và của chính Kim Jong Un.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND triều tiên dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực 06 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)